Một quan niệm sai trật về tiền bạc cũng góp phần cho tình trạng nô lệ về tài chính. Một số người tìm thấy đức hạnh trong sự nghèo khổ. Những người khác đo lường sự thành công bằng bất động sản và bằng giá trị thực. Dầu nghèo hay giàu, họ đều là nô lệ cho ma-môn (thần tài).
Ba huyền thoại nuôi dưỡng hội chứng nghèo khổ:
- "Tiền bạc là cội rễ của mọi điều ác.”
- "Có tiền bạc là tội lỗi.”
- "Người ta phải nghèo mới thiêng liêng được.”
Chúng ta hãy xem xét mỗi huyền thoại nầy một chút.
Tiền bạc là cội rễ của mọi điều ác. Tiền bạc tự nó không phải là cội rễ của mọi điều ác. Sứ đồ Phao-lô công bố: "Lòng tham tiền bạc là cội rễ của mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn” (1 Tim-mô-thê 6:10). Tiền bạc chỉ là một phương tiện trao đổi. Từ viễn cảnh Đức Chúa Trời, chỉ người nào ham mê giàu có mới gây cho người ấy nhiều nỗi đau buồn.
Có tiền bạc là tội lỗi. Tôi không tin được rằng, là các Cơ Đốc Nhân, chúng ta nên bận tâm đến độ lớn tài khoản ngân hàng của mình, tầm cỡ ngôi nhà của mình, hoặc mức sang trọng chiếc xe của mình. Thay vào đó, sự tập chú của chúng ta phải nhắm vào cách thức chúng ta quản lý các nguồn tài nguyên Đức Chúa Trời đã giao cho chúng ta để đầu tư cho sự nghiệp của Đấng Christ. Tuy nhiên, không có gì sai trật với xe bóng loáng. Nếu mọi Cơ Đốc Nhân đều sống trong nghèo khổ, những người chưa tin sẽ không lắng nghe điều chúng ta phải nói.
Nhiều nhân vật Thánh Kinh vốn giàu có. Chẳng hạn như Áp-ra-ham, Gióp, và Sa-lô-môn. Ngày nay Đức Chúa Trời đã ban cho nhiều Cơ Đốc Nhân tận hiến sự giàu có, mà họ sử dụng để giúp các tổ chức như Campus Crusade for Christ chinh phục và huấn luyện hàng triệu người khắp thế giới cho vương quốc Ngài.
Đức Thánh Linh sử dụng những người giàu có để kéo tôi đến với Đức Chúa Cứu thế Giê-xu. Là một người thanh niên chưa tin Chúa theo chủ nghĩa vật chất, một người ngoại đạo hạnh phúc, tôi dựa vào khả năng của riêng mình. Tôi chưa bao giờ gặp được một doanh nhân Cơ Đốc nào mà mình ngưỡng mộ. Tuy nhiên, khi dọn đến Hollywood, tôi thình lình thấy mình mặt đối mặt với một số các nhà lãnh đạo chuyên nghiệp và doanh nghiệp nổi bật nhất là Cơ Đốc Nhân tại Los Angeles. Một trong số họ phát triển một phần lớn của vùng Bel-Air nổi tiếng, một cộng đồng dân cư uy tín tại Los Angeles. Tôi khám phá ra rằng họ có nhà cửa khang trang một số sang trọng và họ sống theo một phong cách rất tốt.
Mặc dầu một số những người bạn mới quen của tôi là giàu có, họ không gán niềm hạnh phúc của họ vào những chiếc xe hơi dễ thương và những bất động sản xinh đẹp. Họ chỉ sống cho Đức Chúa Cứu Thế Giê-xu, và điều đó đem lại cho tôi một viễn cảnh hoàn toàn mới mẽ về Cơ Đốc giáo. Tôi trở nên biết tiếp nhận đối với Phúc Âm bởi vì tôi gặp các Cơ Đốc Nhân thành công. Họ dạy tôi rằng một người không cần phải sống trong một bãi rác hoặc lái một chiếc xe cà tàng mới làm Cơ Đốc Nhân được. Người ấy có thể sống sung túc.
Dầu giàu hay nghèo, chúng ta cần có viễn cảnh đúng đắn. Vì mọi sự đều thuộc về Đức Chúa Trời, điều chúng ta có không quan trọng; chỉ có điều gì sở hữu chúng ta mới đáng kể. Sự thịnh vượng thật sự có nghĩa là có đủ nguồn tài nguyên để hoàn tất điều Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta làm.
Tôi khích lệ bạn vâng theo lời Chúa, chứng tỏ chính mình là một quản gia trung thành xứng đáng với sự phó thác của Ngài.
Bill Bright