Cả hội chúng bèn cất tiếng kêu la, và dân sự khóc lóc trong đêm đó. Tất cả dân Ysơraên lằm bằm và than trách về cảnh ngộ của họ... (Dân 14:1,2)
Dân Ysơraên đã cảm thấy vô cùng tội nghiệp cho mình. Mỗi một sự không thuận lợi đều trở thành một lời biện hộ để họ càng tự thấy thương hại mình hơn. Tôi nhớ rõ Chúa đã phán với tôi một trong "những buổi tiệc thương hại” của tôi. Ngài phán : "Joyce, con có thể đầy thương hại hay là đầy quyền năng, nhưng con không thể là cả hai được.” Điều quan trọng có tính sống còn là chúng ta phải hiểu rằng chúng ta không thể vừa tiếp đón những ác linh của sự tự thương hại và vừa bước đi trong quyền năng của Đức Chúa Trời được !
HÃY KHÍCH LỆ VÀ GÂY DỰNG LẪN NHAU : Vậy, anh em hãy khích lệ (khuyên bảo, dạy dỗ) nhau, và gây dựng (làm cho mạnh mẽ) như anh em vẫn thường làm. (I Tês. 5:11)
Tôi rất khó từ bỏ sự thương hại mình. Tôi đã xử dụng nó nhiều năm để tự an ủi mình khi tôi bị tổn thương. Ngay giây phút một ai đó làm tổn thương chúng ta, chính lúc ấy chúng ta từng trãi một sự thất vọng, ma quỷ sai phái một ác linh đến thì thầm những lời giả dối vào tai chúng ta về việc chúng ta đã bị bạc đãi thô bạo và bất công biết bao.
Tất cả những gì bạn cần làm là chỉ lắng nghe mọi tư tưởng tuôn tràn đến trong tâm trí bạn suốt trong những thời điểm như vậy và bạn sẽ nhanh chóng nhận ra thể nào kẻ thù nghịch đã sử dụng lòng tự thương hại (tự ái) để giữ chúng ta trong xiềng xích.
Tuy nhiên Kinh Thánh không cho chúng ta tự do để cảm thấy tội nghiệp cho chính mình. Thay vào đó, chúng ta phải khích lệ, khuyên bảo, gây dựng lẫn nhau trong Chúa.
Có một ân tứ thật của lòng cảm thương, đó là chúng ta có lòng cảm thương của Đức Chúa Trời đối với những người đang bị tổn thương, và để cả cuộc đời chúng ta để cất bỏ sự đau khổ của họ. Nhưng sự tự thương hại mình là điều đảo ngược, vì đó là chúng ta lấy một điều mà Đức Chúa Trời định ý phải trao cho những người khác mà chúng ta dùng nó cho chính mình.
Tình yêu cũng tương tự như vậy. Rô 5:5 nói rằng tình yêu của Đức Chúa Trời đã rải khắp trong lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh. Ngài đã làm như vậy để chúng ta có thể biết rõ Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta biết chừng nào và để chúng ta có thể yêu thương người khác.
Khi chúng ta lấy tình yêu mà Đức Chúa Trời nhằm để ban ra và quay nó hướng về chính mình, nó trở thành ích kỷ và lấy bản ngã làm trung tâm, mà thật sự ra hủy diệt chúng ta. Tự thương hại mình là sự thờ hình tượng, quay về chúng ta, tập trung vào chúng ta và những cảm xúc của chúng ta. Khiến chúng ta chỉ biết về chính mình và những nhu cầu, những điều quan tâm của mình – đó chắc chắn là một cách sống rất hẹp hòi.
Nhiều khi chúng ta đã cố gắng đến nỗi kiệt sức để giành được sự đồng cảm. Phải, tự thương hại là cái bẩy chính và là một trong những dụng cụ ưa thích nhất của Satan để giữ chúng ta trong đồng vắng. Nếu chúng ta không cẩn thận, chúng ta có thể thật sự trở nên nghiện ngập điều ấy.
Bạn để bao nhiêu thời gian để ở trong sự tự thương hại mình ? Bạn đáp ứng lại với những sự thất vọng bằng cách nào ?
Một Cơ Đốc Nhân có một đặc ân hiếm hoi khi người ấy trải qua những sự thất vọng là người ấy có thể hy vọng lại. Với Đức Chúa Trởi luôn luôn có một khởi đầu mới đang dàng sẵn. Tuy nhiên việc tự thương hại làm chúng ta bị mắc bẩy trong quá khứ.
Đừng nhớ lại sự đã qua, và chớ nghĩ đến sự đời trước. Này, Ta sắp làm một việc mới ! Việc này sẽ hiện ra ngay. Các ngươi há chẳng nhận biết, hiểu rõ và để ý đến nó sao ? Ấy là chảy trong sa mạc. (Êsai 43:18,19)
Tôi đã phí phạm quá nhiều năm trong cuộc đời tôi để cảm thấy tội nghiệp cho chính mình. Tôi là một trong những trường hợp bị nghiện ngập đó. Phản ứng tự động của tôi đối với mọi sự thất vọng là tự thương hại mình. Satan sẽ ngay tức khắc làm đầy tâm trí tôi với những ý tưởng sai trật, và không biết làm sao để "suy nghĩ về những gì mình đang suy nghĩ” tôi chỉ cứ suy nghĩ với bất cứ điều gì rơi vào trong đầu tôi. Tôi càng suy nghĩ, tôi càng cảm thấy tự thương hại mình.
Tôi thường kể những câu chuyện về những năm đầu trong cuộc hôn nhân của chúng tôi. Mỗi chiều chủ nhật trong suốt mùa đá banh, Dave muốn xem các trận đấu trên truyền hình. Nếu không có mùa đá banh, thì cũng có "mùa banh” gì đó. Và Dave vui thích mọi điều đó, còn tôi thì chẳng thích thú điều đó một chút nào. Ông ấy thích bất cứ điều gì liên quan đến một trái banh di động qua lại và có thể dễ dàng bị cuốn hút trong vài biến cố thể thao đến nỗi ông ấy cũng không còn biết tôi hiện hữu nữa.
Một lần kia tôi đã đứng ngay trước mặt ông ấy và nói rất rõ ràng "Dave, em chẳng cảm thấy khỏa chút nào, em cảm thấy như mình sắp chết.” Không hề dời đôi mắt khỏi màn hình, ông ấy nói "Ừ hử, cũng tốt, cưng.”
Tôi đã để nhiều buổi chiều chủ nhật tức giận và tự thương hại mình. Tôi luôn luôn dọn dẹp nhà cửa khi tôi tức tối Dave.
Dĩ nhiên, tôi đang cố gắng lôi kéo sự chú ý của ông ấy, nhưng ông ấy chẳng thèm để ý gì đến tôi. Và tôi thường bỏ cuộc, đi ra phía sau nhà, ngồi trên nền phòng tắm và khóc. Tôi càng khóc thì tôi càng thấy tự thương hại chính mình. Đức Chúa Trời đã cho tôi một sự mặc khải trong những năm về sau về lý do tại sao một phụ nữ thường đi vào phòng tắm để khóc. Ngài nói đó là vì có một tấm gương lớn trong đó, và sau khi cô ấy đã khóc một thời gian dài rồi, cô ta có thể đứng lên và nhìn thật lâu vào chính mình để xem thật tình mình trông tội nghiệp làm sao.
Trông tôi rất tệ hại đến nỗi nhiều lần sau khi tôi nhìn thấy diện mạo mình trong gương, tôi lại bắt đầu khóc trở lại nữa. Cuối cùng, tôi sẽ làm cuộc đi dạo đau khổ sau cùng của tôi qua phòng khách nơi Dave đang ngồi, tôi bước qua chầm chậm, dáng tội nghiệp hơn bao giờ hết. Thỉnh thoảng, đôi khi ông ấy nhìn lên lâu đủ để nhờ tôi đem cho ông một ly trà đá nếu tôi đang đi vào nhà bếp.
Điều muốn nói ở đây là, những hành động đó không thành công ! Tôi đã làm chính mình phờ phạt trong những cảm xúc như vậy - thường kết cuộc là tôi cảm thấy muốn bịnh vì cớ tất cả những cảm xúc sai trật mà tôi đã trải qua suốt ngày.
Đức Chúa Trời sẽ không giải cứu bạn với chính tay bạn, nhưng bởi tay Ngài. Chỉ một mình Đức Chúa Trời có thể thay đổi con người ! Không có ai ngoại trừ Đấng Toàn Năng có thể làm cho Dave chán không còn muốn xem nhiều trận thể thao như ông ấy thường làm. Đang khi tôi tập tin cậy Chúa và không còn dầm mình trong sự thương hại khi tôi không có được theo ý mình muốn, thì Dave đã trở nên quân bình hơn trong việc xem các trận thể thao.
Ông ấy vẫn vui thích điều đó, và bây giờ nó thật sự không còn làm phiền lòng tôi nữa. Tôi chỉ xử dụng thời gian ấy để làm những gì mình vui thích. Nếu tôi có thật sự muốn hoặc cần làm một điều gì khác, tôi nhờ Dave một cách ngọt ngào (chứ không tức giận) và hầu hết mọi lúc ông ấy đều sẵn lòng gác qua những chương trình của mình để giúp tôi. Dù có những lúc và sẽ luôn có, tôi không nhận được theo ý mình. Thì ngay khi đó tôi cảm thấy những cảm xúc bắt đầu nổi lên, tôi cầu nguyện : "Chúa ơi, xin giúp con vượt qua bài thi này. Con không muốn đi lòng vòng quanh ngọn núi này thêm một lần nữa !”.
JOYCE MEYER (Theo Chiến Trường Của Tâm Trí)