Bây giờ sự việc rõ ràng đã khác hẳn. Trên một cơ sở thường xuyên tôi nhìn thấy quyền năng Đức Chúa Trời đang được sử dụng trong việc chữa lành người bệnh và đuổi các quỷ. Tôi không còn là một người theo thần học định kỳ thuyết hoặc chống Ngũ tuần nữa. Có thể tôi chưa hoàn toàn rũ bỏ ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân văn thế tục, nhưng hiện nay tôi đã nhận biết nan đề và đang làm việc theo sự hiểu biết đó. Tôi vẫn là một người Tin Lành, nhưng bây giờ tôi đã khám phá ra làn sóng thứ ba, và đang tham gia trong làn sóng ấy.
Giai đoạn thứ nhất là cuộc diện kiến của tôi với vị cố giáo sĩ E. Stanley Jones, vị giáo sĩ Giám Lý nổi tiếng đến Ấn Độ. Vào giữa thập niên 60, ông Jones đã được những người giám lý địa phương mời đến Bolivia để tổ chức các buổi nhóm.
Nhưng thật ngạc nhiên hết sức đối với tôi, một trong những nhà truyền giáo bề trên của chúng tôi, là một người điều hành hội truyền giáo trước kia và là một người được rất nhiều người coi là một thánh đồ, đã âm thầm đến dự buổi nhóm đầu tiên của Jones. Ngày hôm sau, ông ta thuật lại cho tôi rằng Jones không thể nào là một người thuộc khuynh hướng tự do bởi vì ông đã rao giảng một sứ điệp phúc âm đúng với Tin Lành, đưa ra một lời mời gọi và cầu nguyện cho dân chúng để họ được cứu. Bởi vì người bạn của tôi là một người thuộc Tin Lành chính thống cũng giống như tôi, nên ông đã dấy lên lòng tò mò. Ngày hôm sau, Doris và tôi quyết định phải đích thân đến đó để xem.
Tình cờ làm sao, tôi là người cần được hết sức chữa lành. Tôi đã có một u nang trên cổ cần phải được giải phẩu để cắt bỏ. Bây giờ tôi không phải là một bệnh nhân lý tưởng nhất của y khoa, và lúc ấy tôi hầu như đã chết khi bị sốc một thời gian ngắn sau cuộc giải phẩu, Bác sĩ giải phẩu cho tôi biết đây là một trường hợp hết sức nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng để làm cho tình trạng tồi tệ hơn, vết thương đã không lành. Trong suốt nhiều tuần, nó là một vết viêm loét mưng mủ. Và chỉ hai ngày trước khi buổi nhóm cầu nguyện bắt đầu, bác sĩ đã báo cho tôi ông sắp sửa lên lịch một kỳ giải phẩu khác. Đó là điều cuối cùng mà tôi cần.
Vì vậy mà tôi ở đó, lắng nghe lời mời gọi của E. Stanley Jones về sự chữa lành của Đức Chúa Trời. Bài giảng của ông đã cho phép tôi vượt qua một số những nỗi sợ hãi chống Ngũ tuần của mình và đã xây dựng đức tin trong quyền năng chữa lành của Chúa ngày nay. Nhưng tôi là giám đốc của hội truyền giáo, và tôi thậm chí không có ý định có mặt trong buổi nhóm nữa, vì vậy tôi không chuyển động. Thế rồi, sau khi một số người đã tiến lên để được giúp đỡ. Jones đã làm một điều kỳ diệu. Ông ta nói : "Tôi biết có những người khác cần được chữa lành, nhưng vì một lý do này hoặc lý do khác bạn đã không tiến lên phía trước. Hãy yên tâm, bởi vì tôi cũng sẽ cầu nguyện cho bạn nữa.” Tôi đích thân nhận lấy lời đó, và trong lúc ông ta cầu nguyện, tôi đã đặt đức tin để tin cậy Chúa chữa lành vết thương của mình. Khi về nhà, tôi tháo miếng băng ra. Chỗ viêm vẫn hở miệng và chảy mủ, nhưng tôi lên giường tối hôm đó mà không băng nữa. Sáng hôm sau vết thương hoàn toàn được chữa lành, và từ đó đến nay vết thương lành lặn. Mô hình đã bắt đầu chuyển đổi.
Giai đoạn thứ ba trong sự chuyển đổi mô hình của tôi đến qua một giai đoạn chức vụ vào khoảng giữa thập niên 70 với Hội Thánh của Đức Chúa Trời (Cleveland, TN). Những người lãnh đạo của họ đã mời tôi giúp họ hiểu biết và áp dụng các nguyên tắc tăng trưởng Hội Thánh; đây là giáo phái Ngũ tuần kinh điển đầu tiên mà tôi đã tiếp xúc với qua một khoảng thời gian kéo dài. Mặc dầu họ chi trả cho tôi để dạy dỗ họ, nhưng họ chăc không biết rằng tôi đã học tập rất nhiều khi dạy dỗ họ. Ở tại đó những người nam và người nữ của Đức Chúa Trời đã chứng tỏ với tôi một cách xác quyết rằng họ đã rờ đụng một chiều kích của quyền năng Đức Chúa Trời mà tôi có cần. Mỗi khi tôi thăm viếng họ tôi trở về được tươi mới về tâm linh. Nhiều lúc tôi thậm chí thấy mình âm thầm ao ước được làm một người Ngũ tuần ! Trước khi kết thúc với Hội thánh của Đức Chúa Trời, tôi đã ngờ vực hết sức mạnh mẽ rằng Đức Chúa Trời đã có điều gì đó rất khác biệt để dành cho tương lai tôi.
Tôi bắt đầu thoáng nhận biết rằng suốt năm 1978 đến năm 1980, John và những người khác trong hội chúng của ông đã bắt đầu cầu nguyện cho người đau và chứng kiến Đức Chúa Trời chữa lành một số người. Vì tò mò, thỉnh thoảng tôi đã đến thăm Hội Thánh vào các buổi tối Chúa nhật khi Hội thánh vẫn nhóm ở trong phòng thể dục của Trường Trung Học Canyon ở tại Placentia, California. Đến năm 1981, John đề nghị chúng tôi dành ra một trong những buổi sáng của mình ở tại Church Growth II cho ông để giảng thuyết về đề tài : "Các Dấu kỳ, Phép lạ và Sự Tăng Trưởng của Hội Thánh.” Nếu như lời đề nghị này đến từ bất cứ người nào khác, thì hẳn tôi đã do dự. Điều này đang dời chuyển vào trong một lãnh thổ chưa được thám hiểm cả trong phong trào tăng trưởng Hội Thánh lẫn trong Chủng Viện Thần Học Fuller. Nhưng tôi tin cậy John Wimber; ông đã tỏ ra là một con người hết sức ngay thẳng và đáng tin cậy đến nỗi tôi cho phép ông điều đó. Tôi đã làm được một điều đặc biệt khi mời viện trưởng của trường Fuller thuộc Hội Truyền Giáo Thế Giới của chúng tôi là Paul E. Pierson đến ngồi dự trong lớp học.
TỪ MỘT KHÁN GIẢ TRỞ THÀNH NGƯỜI DỰ PHẦN
Mặc dầu bài diễn thuyết không có gì nằm trong những giới hạn Paul Pierson và tôi đã từng nghe trước đây, song cả hai chúng tôi đều có một ấn tượng tốt. Trong khi chúng tôi trao đổi với nhau trong bữa ăn trưa, John đã đề cập rằng ông đã thu thập còn nhiều tài liệu hơn nữa về đề tài này, và chúng tôi bắt đầu thào luận những khả năng của việc dạy toàn bộ một khóa học về các dấu kỳ và các phép lạ như là một phần của giáo trình thường xuyên của Trường Truyền giáo Thế giới của chúng tôi. Qua một vài tháng tiếp đó, ban giảng huấn của Trường Truyền Giáo Thế Giới đã xem xét vấn đề này dài hạn. Cuối cùng đã có một quyết định để giới thiệu giáo trình : MC510 : Các Dấu Kỳ, Các Phép Lạ và Sự Tăng Trưởng của Hội Thánh. Tôi sẽ là một giáo sư duyệt xét tài liệu, còn John Wimber sẽ làm phần lớn công việc dạy dỗ. Khi lớp học đã bắt đầu vào tháng một năm 1982, tôi thận trọng giữ vai trò của một khán giả. Tôi ngồi yên lặng ở dãy ghế cuối cùng, quan sát John "trổ tài” khi ông mô tả chức vụ của mình. Tôi không hề có ý định đích thân trổ tài.
Nhưng toàn bộ sự việc này đã thay đổi vào khoảng tuần lễ thứ ba. Khi việc dạy dỗ đã kết thúc và thời gian chức vụ bắt đầu. John nói : "Ở đây có người nào cần cầu nguyện cho sự chữa lành thuộc thể không ?” Trước khi tôi biết điều đó, cánh tay tôi đã đưa lên. Trong suốt nhiều năm, tôi đã phải điều trị vì chứng cao huyết áp và cứ phải dùng ba viên thuốc mỗi ngày. John đã mời tôi tiến lên trên và ngồi trên một chiếc ghế đẩu.
Trước sự quan sát của cả lớp, ông bắt đầu cầu nguyện. Tôi cảm thấy một sự bình an lớn lao bao phủ mình. Tôi trở nên thư giãn đến nỗi sợ rằng mình sẽ tuột khỏi chiếc ghế đẩu. Tôi lờ mờ nghe John đang mô tả chi tiết những gì đang xảy ra với tôi. Ông nói : "Đức Thánh Linh đang ở trên ông ấy. Các bạn có nhìn thấy Đức Thánh Linh ở trên ông ấy không ?” Tôi hẳn đã ngồi đó hơn 10 phút. John nói cho tôi rằng ông cảm thấy Chúa đang chăm sóc tôi, nhưng tôi không cần phải bỏ thuốc cho đến khi nào tôi được bác sĩ cho phép. Vài ngày sau đó, tôi đến gặp bác sĩ của mình. Ông ta rất ngạc nhiên khi thấy huyết áp của tôi xuống rất thấp. Tôi kể cho ông nghe điều đã xảy ra và ông lắng nghe chăm chú. Ông nói : "Điều đó thật hay quá. Tôi biết những điều lạ lùng có thể xảy ra dưới sự thôi miên !” Ông cho tôi bỏ thuốc dần dần, và trong một vài tháng thì tôi không dùng viên thuốc nào nữa.
Điều này đã kết thúc tiến trình chuyển đổi mô hình của tôi. Tôi đã bắt đầu là một con người hoài nghi, sau đó trở thành một người đứng ngoài quan sát và cuối cùng đã quyết định trở thành một người tham dự. Tôi đã bắt đầu đặt tay trên kẻ đau, học biết cách để giúp đỡ họ trong danh của Chúa Giê-xu. Không có nhiều người được lành thoạt ban đầu, nhưng Đức Chúa Trời đã chữa lành đủ số của họ để khích lệ tôi. Không bao lâu sau, việc cầu nguyện cho người bệnh là một phần thường xuyên trong đời sống Cơ Đốc của tôi, mặc dầu vào lúc đó tôi chưa có ân tứ chữa lành.
C. PETER WAGNER (Theo Chức Vụ Chữa Lành)