Khi con trai đầu của tôi là Addison học lớp một, cháu gặp một số bạn bè xấu trong lớp. Có vài hôm chiều đi học về cháu khóc vì những đứa bạn kia chơi xấu vào giở chơi. Tôi cá rằng bạn đoán thử là người cha tôi muốn làm gì. Tôi muốn đến sân trường, lôi đầu những thằng nhóc đó, rồi cảnh cáo chúng, "Đừng bao giờ đụng đến con bác nữa nhé!” Nhưng có ba vấn đề khi làm thế. Trước hết, hành động của tôi không thiêng liêng lắm. Thứ hai, hành động như thế không gây dựng cá tính của con trai tôi. Thứ ba, tôi không được phép vào sân trường. Sân trường không phải là chỗ của tôi mà chỗ của con trai tôi cai trị - nắm lấy uy quyền. Khi tôi bình tĩnh lại, vợ tôi và tôi quyết định rằng điều tốt nhất chúng tôi làm cho con trai tôi là dạy cháu cách để xử trí thử thách mà cháu kinh nghiệm. Hàng đêm mẹ cháu và tôi chia sẻ sự khôn ngoan và lời khuyên để giúp cháu vượt qua được thử thách mà cháu gặp phải từ các bạn bè cháu. Chúng tôi gởi cháu đến trường hôm sau, trang bị cho cháu những thủ thuật để xử lý những khó khăn cháu đối diện (Dĩ nhiên nếu chúng tôi cảm thấy cháu đang gặp nguy hiểm, chúng ta chắc phải tiếp xúc với thầy cô giáo và thầy cô hiệu trưởng).
Kết quả là sau khi xoay sở thành công kinh nghiệm này và nhiều hoạn nạn khác suốt quãng thời gian cháu còn nhỏ, con trai tôi rất giỏi xử trí với người ta. Vào năm 2004 cháu tham gia vào ban nhân sự của chức vụ chúng tôi ở vị trí thử việc. Lúc đó chúng tôi có hơn bốn mươi nhân viên có độ tuổi từ mười mấy đến sáu mấy. Tôi nói với nhóm quản lý rằng con trai tôi không nên được đối xử tây vị vì cháu là con trai tôi. Trong vòng sáu tháng các nhân sự chúng tôi nói với tôi, "Chúng tôi muốn đề bạt cháu làm trưởng ban giao dịch các hội thánh.” Giao dịch với các hội thánh là một chức năng quan trọng nhất của chức vụ nên tôi hỏi tại sao con trai tôi được đề bạt làm trưởng ban. Nhóm của tôi trả lời, "Vì con trai ông là một nhà lãnh đạo.”
Con trai tôi được nhận làm và công việc rất tiến triển. Cháu chinh phục được lòng tin của mọi người cũng như toàn thể ban điều hành chức vụ khi họ chứng kiến kỹ năng và khôn ngoan giải quyết vấn đề và xử lý bất đồng. Ngày nay, ở tuổi hai mươi, cháu là trưởng ban điều hành của chức vụ Messenger International và đã làm việc rất thành công. Cháu chiếm được cảm tình của mọi nhân viên, bất kể độ tuổi nào. Họ chịu nghe cháu và tin tưởng tài lãnh đạo của cháu.
Để tôi hỏi câu này : để bảo vệ con trai tôi lúc học lớp một, liệu tôi chuyển trường cho con tôi để khỏi bị đánh nhau và dạy kèm cháu ở nhà không ? Bạn có nghĩ tôi đê hèn hay lạm dụng khi để cháu ở lại trường, dù biết rằng cháu sẽ gặp các bạn bè xấu mỗi ngày không ? Có lẽ là không nghĩ vậy. Tương tự, Chúa không đê tiện hay lạm dụng khi Ngài dẫn chúng ta đến chỗ khó khăn - những chỗ phải được tiến chiếm và chinh phục vì cớ Nước Chúa. Ngài biết đó là vì ích lợi cho chúng ta và mang lại vinh hiển cho Ngài và cuối cùng sẽ ích lợi cho dân sự Ngài nếu chúng ta xử trí những thử thách trong quyền năng của ân điển Ngài.
CĂN NGUYÊN HOẠN NẠN : Trước khi đi tiếp chúng ta nên biết rõ căn nguyên của thử thách và ý muốn của Chúa cho chúng ta giữa lúc chịu thử thách. Bàn đến vấn đề này thật quan trọng bởi vì nó có thể là hòn đá vấp ngã cho nhiều người, và đặc biệt trong ba lĩnh vực quan trọng của cuộc sống. Do tầm quan trọng của nó nên tôi để phần còn lại của chương trình này bàn đến để tài này trước khi chúng ta tiếp tục khám phá việc bước vào quyền cai trị.
Các ví dụ chúng ta đã xem qua cho đến giờ đều minh họa rằng Chúa không phải là căn nguyên của thử thách. Trái lại, thử thách hay hoạn nạn, kháng cự và thử thách đều đến từ các thế lực thuộc thế gian sa ngã. Có phải điều này lúc nào cũng đúng không ? Chúng ta phải đưa ra câu hỏi này bởi vì nếu bạn vẫn còn có chút ý nghĩ nào rằng Chúa là tác giả, là căn nguyên, là chủ mưu của khó khăn bạn đang đối diện thì bạn có lẽ sẽ không chống cự để chiến thắng như đáng phải làm.
Một người lính ra trận phải biết rõ anh ta đang đánh ai. Và nếu anh ta khôn ngoan, anh ta cũng cần biết mưu kế của kẻ thù. Không hề có thắc mắc nào trong đầu của một người lính rằng ai là kẻ thù của anh. Tuy nhiên, hơn ba mươi năm trong chức vụ hầu việc Chúa, tôi gặp rất nhiều tín đồ không biết chắc ai đứng đằng sau những khó khăn mà họ đối diện. Buồn thay, họ không ý thức về những mưu kế và hoạt động của kẻ thù trong khi chúng ta được dạy phải khôn ngoan "để chúng ta không bị Sa-tan lợi dụng vỉ chúng ta không lạ gì mưu chước của nó” (2Cô 2:11).
Làm sao chúng ta biết chiến thuật của Satan ? Chúa Giê-su cho chúng ta biết ! "Kẻ trộm chỉ đến để cướp, giết và hủy diệt; còn Ta đã đến để chiên được sống và sống sung mãn.” (Gi 10:10).
Trước đó trong Giăng 10, Chúa Giêsu nói rõ "Kẻ trộm” là satan và bè lũ của nó. Sau đó Chúa Giê-su đề cập nó là "kẻ cầm quyền thế gian” (Gi 16:11). Phaolô gọi nó là "thần của đời này” (2Cô 4:4), là "vua chúa chốn không trung” (Êph 2:2). Nó là kẻ điều khiển hoạt động của hệ thống thế gian. Satan thật ra là căn nguyên của mọi xung đột. Như Phaolô nói, Vì chúng ta chiến đấu, không phải với người phàm, nhưng chống lại những kẻ lãnh đạo, giới thẩm quyền, và những bậc quyền thế của thế giới tối tăm này cùng những thần linh gian ác trên các tầng trời. (Êph 6:12).
Lời của Chúa Giê-su trong Giăng 10:10 và lời của Phao-lô gởi cho người Êphêsô (ở trên) làm sáng tỏ không chút nghi ngờ rằng bất kỳ hoạn nạn khó khăn nào được liệt vào hạng cướp, giết hay hủy diệt đều là ảnh hưởng của các thế hệ tối tăm được mô tả trong Êphêsô 6:12. Ngược lại, mục đích của Chúa Giê-su là ý muốn của Chúa Cha được bày tỏ. Mục đích của Chúa cho bạn là đời sống sung mãn. Mỗi khi bạn đối diện với áp lực , khó khăn hay bất cứ sự chịu khổ nào, hãy dùng "cái lọc” của Giăng 10:10 để xác định đó là Đức Chúa Trời hay kẻ thù đứng đằng sau đó. Để chỉ cho thấy những điều này hoạt động như thế nào, ta hãy xem một số ví dụ thường thấy.
JOHN BEVERE (Theo Không Nao Sờn)