Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 150

Đấng Tạo Hóa: Sự Tin Tưởng Hay Điều Tưởng Tượng?

Lee Strobel

[ English | Vietnamese ]

Sự Liên Hiệp của Khoa Học và Niềm Tin

Có nhiều sự hiểu lầm về niềm tin. Một số người tin rằng niềm tin thật sự trái ngược với những sự thật. "Điểm toàn diện của niềm tin," Michael Shermer đã đùa cợt, chủ bút của tờ báo Người Thẩm Tra Hoài Nghi, "là tin bất kể bằng chứng, mà là rất trái ngược với khoa học" (Chúng Ta Tin Thế Nào, 123).

Tuy nhiên, điều đó chắc chắn không phải là sự hiểu biết của tôi. Tôi xem niềm tin như là đang ở trong một bước cần thiết cùng theo chiều hướng mà những sự thật của khoa học và lịch sử hướng về Thượng Đế. Nó đang đáp lại với những sự thật đó bằng cách bồi đắp lòng tin vào Thượng Đế - một bước mà hoàn toàn bảo đảm bởi chứng cớ bổ sung.

Oxford's Alister McGrath đã chỉ ra rằng tất cả cách nhìn của thế gian đều cần có niềm tin. "Sự thật đòi hỏi về thuyết vô thần đơn giản không thể chứng minh," ông nói. "Làm sao chúng ta biết rằng không có Thượng Đế? Sự thật đơn giản của vấn đề là thuyết vô thần chính là một niềm tin, mà đưa những kết luận đi ra khỏi bằng chứng có sẵn" (Thoáng Thấy Gương Mặt của Thượng Đế, 22).

Mặt khác, bằng chứng có sẵn từ cuộc nghiên cứu khoa học mới nhất thì đang thuyết phục càng ngày càng nhiều những khoa học gia rằng những sự thật bổ sung cho niềm tin. "Quan niệm cổ-xưa mà có nhiều điều cho sự sống hơn là thấy tận mắt cách đột ngột cũng như là suy nghĩ mới lại," nhà báo Gregg Easterbrook đã nói. "Chúng ta đang tiến đến thời đại lớn nhất của sự liên hiệp tôn giáo và khoa học từ lúc Thời Đại Khai Sáng đã cố gắng giảng hòa cả hai với nhau" ("Sự Hội Mới," Wired (Tháng 12, 2002)).

"Những Người Anh Em Có Trí Thức

Như John Polkinghorne, người mà nhận được tiếng hoan hô như là một nhà vật lý toán học tại Cambridge trước khi trở thành một mục sư trọn-ngày, cùng một suy nghỉ mà ông dùng trong khoa học đã giúp ông rút ra những sự kết luận thay-đổi-cuộc-đời về Thượng Đế:

Chưa có ai từng thấy hột quác (vi lượng), và chúng ta tin rằng sẽ không có ai thấy nó. Chúng quá nhỏ bé được giới hạn với nhau bên trong những prô-ton và nơ-tron mà không có cái gì có thể làm chúng tách rời chính chúng nó. Tại sao, khi đó, tôi có tin vào những vi lượng vô hình này không? Tóm lại, bởi vì những vi lượng có nghĩa trong nhiều bằng chứng vật lý trực tiếp . Tôi muốn dự vào một chiến lược tương tự với liên hệ tới sự thật không thấy được của Thượng Đế. Sự tồn tại của Ngài có lý trong nhiều khía cạnh của sự hiểu biết và kinh nghiệm của chúng ta: thứ tự và sự kết trái của thế giới vật chất; cá tính nhiều lớp của sự thật; những kinh nghiệm con người vũ trụ về sự thờ phượng và hy vọng; hiện tượng Chúa Giê-xu Christ (cùng với sự sống lại của Ngài). Tôi nghĩ rằng những quá trình suy nghĩ rất tương tự như vậy được bao hàm trong cả hai trường hợp. Tôi không tin rằng tôi thay đổi trong con đường trí thức lạ thường khi tôi dời từ khoa học sang tôn giáo .Trong sự tìm kiếm sự thật của chúng, khoa học và niềm tin là những anh em trí thức dới lớp da (John Polkinghorne, Những Vi Lượng, Sự Hỗn Loạn, và Cơ Đốc Giáo, 98 - 100).

Polkinghorne đã thêm vào, tuy nhiên, một sự phân biệt quan trọng. "Kiến thức về tôn giáo thì cần nhiều hơn là kiến thức khoa học," ông đã nói. "Trong khi nó đòi hỏi sự quan tâm thận trọng tới những vấn đề của sự thật, nó cũng kêu gọi sự đáp lại của sự giao phó cho sự thật đã được khám phá (Ibid., 13).

Trạng Thái Tự Nhiên của Sự Thật

Theo McGrath, từ ngữ Hê-bơ-rơ cho "sự thật" gợi ý rằng "điều mà có thể tin tưởng được." Vậy, ông nói, sự thật là nhiều hơn bản chất đúng đơn giản. "Nó là tính chất đáng tin cậy," ông giải thích. "Nó là một khái niệm liên hệ, đưa chúng ta tới người mà hoàn toàn có giá trị tới niềm tin của chúng ta. Chúng ta chưa được hỏi để biết một sự thật khác nhưng để đi vào một mối quan hệ với người mà có thể chống đở và an ủi chúng ta" (Alister McGrath, Nhìn Thoáng Qua Gương Mặt của Thượng Đế, 44).

Những sự thật về khoa học và lịch sử, khi đó, có thể chỉ đưa chúng ta đến chừng đó. Tại điểm nào đó, sự thật đòi hỏi một sự đáp lại. Khi chúng ta quyết định không chỉ cân nhắc khái niệm trừu tượng của một người phát họa mà còn ôm chặt ngài như của chính chúng ta - để xem ngài như "Thượng Đế thật" của chúng ta" - khi đó chúng ta có thể gặp ngài cách cá nhân, liên hệ với ngài mỗi ngày, và sống cuộc sống đời đời với ngài như ngài hứa.

Được trích dẫn với sự cho phép từ Trường Hợp cho một Đấng Sáng Tạo, được in bởi Zondervan. Copyright © 2004 by Lee Strobel. www.zondervan.com

Bạn có bao giờ muốn biết Thượng Đế có tồn tại không?

Có thể bạn nghĩ rằng việc tin vào Thượng Đế chỉ cho người có tâm-trí-yếu, những người mà ương ngạnh đủ để cho niềm tin mù quáng ngăn chận họ khỏi sự nhận biết những sự thật chắc chắn của khoa học. Nhưng khoa học và niềm tin không phải bất hòa. Như bạn vừa mới đọc, nhiều khoa học gia đang khám phá rằng những sự thật của tự nhiên gợi ý có một nhà phác họa thông minh phía sau tất cả.

Nhà phác họa chính là Thượng Đế - Đấng Sáng Tạo và Chống Đở của vũ trụ. Thượng Đế quan tâm tới chúng ta - tất cả chúng ta - bởi vì Ngài đã tạo nên chúng ta qua trong hình ảnh của Ngài. Trong thực tế, "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời" (Giăng 3:16). Thượng Đế đã ban Con của Ngài, Chúa Giê-xu, xuống chết như là sự thay thế cho bạn và tôi, để gánh lấy hình phạt cho tội lỗi của chúng ta.

Khi được hỏi điều răn nào là lớn nhất, Chúa Giê-xu đã đáp lại, "Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi" (Mác 12:30). Niềm tin không chỉ là một sự đáp lại của cảm giác; nó bao gồm mỗi phần của trạng thái - tấm lòng, linh hồn, tâm trí, và sức lực. Nếu bạn thừa nhận với Thượng Đế rằng bạn có tội, và đặt trọn niềm tin trong Chúa Giê-xu Christ như là Đấng Cứu Rỗi của bạn, bạn sẽ khám phá ra điều mà khi bạn thật sự biết Thượng Đế - chứ không phải chỉ nghe về Ngài.

Chuyển ngữ: Ngô Ngọc Di


© 2002-2005 Good News Publishers. Used by permission.
Translated by permission of Good News Publishers
1300 Crescent Street
Wheaton, IL 60187
U.S.A.