[ English | Vietnamese ]
Bạn có bao giờ biết được sự vui mừng thật chưa? Hiện giờ bạn có niềm vui này trong đời sống của bạn không? Nếu bạn đang tìm kiếm cho sự thỏa mãn, cho sự vui mừng thật, hãy vui lòng đọc tiếp - bài này có thể giúp bạn trong sự tìm kiếm của bạn.
"Hãy đem các con trai ta về từ nơi xa, và đem các con gái ta về từ nơi đầu cùng đất,... những người mà ta đã dựng nên họ vì vinh hiển ta (Ê-sai 43:6-7).
Thượng Đế đã tạo nên chúng ta để làm nổi bật sự vĩ đại của Ngài - giống như cách các kính viễn vọng phóng to các ngôi sao lên. Ngài đã dựng nên chúng ta để thể hiện sự tốt lành, sự thật, vẻ đẹp, sự khôn ngoan, và công bình của Ngài. Sự thể hiện lớn nhất về vinh hiển của Thượng Đế bắt nguồn từ sự vui thoả sâu xa trong tất cả những gì của Ngài. Điều này có nghĩa là Thượng Đế được sự khen ngợi và chúng ta được sự vui thỏa. Thượng Đế đã tạo dựng chúng ta nên Ngài được vinh hiển nhiều nhất trong chúng ta khi chúng ta được thoả mãn nhất trong Ngài.
"Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm." (1 Côrinhtô 10:31).
Nếu Thượng Đế dựng nên chúng ta vì sự vinh hiển của Ngài thì rõ ràng chúng ta nên sống vì sự vinh hiển Ngài. Nhiệm vụ của chúng ta đến từ ý định của Ngài. Vì thế, trách nhiệm đầu tiên của chúng ta là thể hiện giá trị của Thượng Đế bằng cách thoả mãn với mọi sự Ngài ban cho chúng ta. Đây là điều cốt yếu của Thượng Đế yêu thương (Ma-thi-ơ 22:37), tin cậy Ngài (I Giăng 5:3-4) và cảm tạ Ngài (Thi thiên 100:2-4). Đó là nguồn gốc của mọi sự vâng lời thật, nhất là tình yêu thương với những người khác (Côlôse 1:4-5).
"Mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (Rôma 3:23).
"Thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời" nghĩa là gì? Nghĩa là không ai trong chúng ta tin cậy và quý trọng Ngài như chúng ta nên làm. Chúng ta không thoả mãn với sự cao quý của Ngài và cũng không đi trong đường lối Ngài. Chúng ta tìm cho mình sự thoả mãn trong những điều khác, xem chúng có giá trị hơn chính Đức Chúa Trời, và đó là cốt lõi của sự thờ hình tượng (Rô-ma 1:21-23). Từ lúc tội lỗi đã bước vào trong thế giới này, mọi người trong chúng ta đều ra sức chối bỏ kho báu mang lại mọi sự thoả mãn cho chúng ta là Đức Chúa Trời (E-Âphê-sô 2:3). Đây là một sự xúc phạm trắng trợn đối với sự vĩ đại của Đức Chúa Trời (Giê-rê-mi 2:12-13).
"Vì tiền công của tội lỗi là sự chết..." (Rôma 6:23).
Chúng ta đã xem thường vinh hiển của Chúa. Bằng cách nào? Bằng cách Yêu Thích những điều khác nhiều hơn Ngài. Bằng cách bội ơn, vô tín, và bất tuân. Chính vì vậy Đức Chúa Trời đã cách ly chúng ta khỏi sự vui hưởng vinh hiển đời đời của Ngài. "Họ sẽ bị hình phạt hư mất đời đời, xa cách mặt Chúa và sự vinh hiển của quyền phép Ngài" (2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:9).
Chữ "địa ngục" được dùng trong Tân Ước 12 lần - trong đó có bảy lần do chính Chúa Giê- xu dùng. Đó không phải là một huyền thoại được những nhà thuyết giáo bi quan và giận dữ tạo ra. Đó là một lời cảnh cáo nghiêm túc từ Con của Đức Chúa Trời đấng đã chết để giải thoát tội nhân ra khỏi sự hư mất. Bỏ qua điều đó là chúng ta phạm một sai lầm lớn.
Nếu Kinh Thánh dừng lại ở chổ chỉ phân tích tình trạng của nhân loại, chúng ta sẽ đi vào một tương lại vô vọng. Tuy nhiên, Kinh thánh đã không dừng lại tại đây...
"Đức Chúa Jêsus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội, ấy là lời chắc chắn, đáng đem lòng tin trọn vẹn mà nhận lấy" (I Ti-mô-thê 1:15).
Có một tin vui đó là Đấng Christ đã chịu chết vì những tội nhân như chúng ta. Và Ngài thật đã sống lại để bảo đảm cho quyền năng cứu chuộc bởi sự chết của Ngài và mở ra những cánh cửa để đi vào sự sống và sự vui mừng đời đời (I Co-ârinh-tô 15:20). Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời đã trả hết nợ tội cho tội nhân mà vẫn giữ được sự công bình (Rô-ma 3:25-26). "Vả, Đấng Christ cũng vì tội lỗi chịu chết một lần, là Đấng công bình thay cho kẻ không công bình, để dẫn chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời" (1 Phi-e-rơ 3:18). Trở về nhà Chúa là nơi mà chúng ta tìm thấy được sự thoả mãn sâu xa và lâu dài.
"Vậy, các ngươi hãy ăn năn và trở lại, đặng cho tội lỗi mình được xóa đi" (Công vụ các sứ đồ 3:19). "Hãy tin Đức Chúa Jêsus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi." (Công vụ các sứ đồ 16:31).
"Ăn năn" có nghĩa là quay lưng khỏi mọi sự hứa hẹn dối trá của tội lỗi. "Đức tin" nghĩa là bằng lòng với tất cả những gì mà Đức Chúa Trời đã hứa ban cho chúng ta trong Chúa Giê-xu. "Đức Chúa Giê-xu phán rằng: và ai tin ta chẳng hề khát" (Giăng 6:35). Chúng ta không thể tự cứu lấy mình. Chúng ta không thể trả nổi cho điều ấy (Rô-ma 4:4-5). Ấy là nhờ ân điển qua đức tin mà chúng ta được cứu (Ê-phê-sô 2:8-9). Đó là một món quà miễn phí (Rô-ma 3:24).
Chúng ta sẽ có được điều đó nếu chúng ta ham thích để nhận lấy và biết quý trọng nó hơn cả mọi sự (Ma-thi-ơ 13:44). Khi chúng ta làm điều đó thì mục đích của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo được hoàn tất: Ngài được vinh hiển trong chúng ta và chúng ta được thoả mãn trong Ngài-- đời đời.
Điều đó có ý nghĩa đối với bạn không?
Bạn có khao khát loại niềm vui mà đến từ sự thoả mãn mọi điều mà Đức Chúa Trời ban cho bạn trong Chúa Giê-xu không? Nếu như vậy, thì Đức Chúa Trời sẽ làm việc trong cuộc đời bạn.
Bạn phải nên làm gì?
Hãy quay lưng khỏi những sự hứa hẹn dối trá của tội lỗi. Hãy cầu xin Chúa Giê-xu cứu bạn khỏi tội lỗi, hình phạt, và sự nô lệ. "Mọi người kêu cầu Danh Chúa sẽ được cứu" (Rô-ma 10:13). Hãy đặt mọi hy vọng của bạn vào những điều mà Đức Chúa Trời ban cho bạn trong Chúa Giê-xu. Bạn có thể phá vỡ quyền lực của những hứa hẹn của tội lỗi bằng cách đặt đức tin của mình vào sự thoả mãn về những lời hứa Đức Chúa Trời. Hãy bắt đầu đọc Kinh thánh để tìm kiếm những lời hứa quý báu và lớn lao của Ngài, mà chúng có thể giúp bạn được tự do (2 Phi-e-rơ 1:3-4). Hãy tìm một nhà thờ đặt niềm tin trên Kinh Thánh, và bắt đầu thờ phượng và tăng trưởng với những người biết quý trọng Đấng Christ hơn mọi sự khác (Phi-líp 3:7).
Chuyễn ngữ: Thắng P Lê
© 2002 Good News Publishers. Used by permission.
Translated by permission of Good News Publishers
1300 Crescent Street
Wheaton, IL 60187
U.S.A.