[ English | Vietnamese ]
Mô tả ngắn: Kinh Thánh khải tượng rằng chiến tranh là một hậu quả của tội lỗi, nhưng Đức Chúa Trời ban cho một sự vĩnh hằng nơi Thiên Đàng cho những ai ăn năn và đặt đức tin mình nơi Ngài.
Trọn bản văn: Tại sao Chúa lại cho phép chiến tranh xãy ra? Trong sự tỉnh thức của ngày 11 tháng 9 và những đe dọa khủng bố hàng ngày, câu hỏi này đã trở nên khẩn cấp một cách khó chịu, trước hết trên một tầm cở quốc gia và trong những biến cố xảy ra trong đời sống chúng ta mỗi ngày. Chiến tranh không là một phần của những gì chúng ta mong đợi, không là những gì chúng ta muốn cho con cái của mình, không là một phần của dự tính tương lai của chúng ta. Tuy vậy theo một nghĩa, thật là ngạc nhiên khi chúng ta bị ngạc nhiên bởi điều đó. Mỗi thế hệ từ ban đầu của thời gian đã kinh nghiệm lằn roi của chiến tranh, và cứ thế cho đến tận cùng của thời gian. "Và các ngươi sẽ nghe đến chiến tranh và những tiếng đồn về giặc giã," Chúa Giê-xu đã tiên báo. "Dân này sẽ dấy lên nghịch cùng dân khác, nước nọ nghịch cùng nước kia, và nhiều chổ sẽ có đói kém và động đất " (Ma-thi-ơ 24:6-7)
Chúng ta biết rằng Chúa nắm giữ quyền hành chuyện gì sẽ xãy ra trong thế gian. Chúng ta thậm chí được cho biết rằng Ngài cai trị tất cả các vương quốc của các quốc gia và rằng quyền và năng lực là thuộc về tay Ngài để không một ai có thể chống trả nổi Chúa (II Sử-ký 20:6). Nếu Đức Chúa Trời có quyền năng này, tại sao Ngài lại cho phép một chuyện kinh sợ và tàn sát như chiến tranh xãy ra?
Hơn sáu mươi năm cách đây, vào lúc thế giới đang đứng trước thềm của Cuộc Diệt Chủng bởi Đức Giáo Xã, một giảng đạo gia người Anh tên là Martyn Lloyd-Jones đã bị giằn vặt với chính câu hỏi này. Ông ta kết luận từ sự học hỏi của chính ông qua Kinh Thánh rằng "nguyên do tối hậu của chiến tranh là sự tham muốn và thèm thuồng; sự không ngừng nghỉ này là một phần của chúng ta nảy sinh từ tội lỗi." Ông ta tiếp tục nói chiến tranh là ảnh hưởng và hậu quả ở mức độ lớn của cùng cái khuynh hướng mà chúng ta thấy trong chính chúng ta, như là hay ganh ghét, hoặc nói dối, hoặc giữ hiềm thù -- nói cách khác, cái khuynh hướng của chúng ta hay phạm tội. Nói một cách đơn giản, chiến tranh là hậu quả của tội lỗi. Chúa cho phép chiến tranh như là sự nhắc nhở của sự khũng khiếp của tội lỗi và là cú gọi đánh thức tìm cầu sự tha thứ và công chính và bình an. Như Lloyd-Jones đã trình bày:
Câu hỏi cần được đặt ra không phải là "Tại sao Chúa cho phép chiến tranh?" nhưng nên là "Tại sao Chúa không cho phép thế giới tự hoàn toàn phá hủy lấy nó trong sự bất chính và tội lỗi của nó? Tại sao Ngài, trong ân điển khiển uy của Ngài lại đặt ra một giới hạn cho ma quỹ và cho tội lỗi, và một giới hạn mà chúng ta không thể vượt qua?" Ồ, sự kiên nhẩn diệu kỳ của Đức Chúa Trời đối với thế gian tội lỗi này! Kỳ diệu thay tình yêu thương của Ngài! Ngài đã ban cho Con của tình yêu Ngài đến thế gian chết thay cho chúng ta và cứu chúng ta; và bởi vì con người không thể và sẽ không thấy điều này, Ngài cho phép những điều như chiến tranh xãy ra để khiển trách và trừng phạt chúng ta; để dạy dỗ chúng ta, và để kết tội chúng ta; và trên hết, để kêu gọi chúng ta ăn năn và nhận lấy món quà ân điển của Ngài. Câu hỏi sống còn cho chúng ta vì thế là không phải hỏi, "Tại sao Chúa cho phép chiến tranh? Câu hỏi cho chúng ta là để bảo đảm rằng chúng ta đang học lấy bài học này, và ăn năn trước mặt Chúa vì những tội lỗi trong chính tấm lòng của chúng ta, và trong toàn thể nhân loại, mà dẫn đến những hậu quả như vậy.
Khi chúng ta đối diện sự đe dọa nghẹt thở của sự khũng bố, viễn cảnh của chiến tranh toàn cầu, của sự đau khổ và thảm kịch cá nhân, chúng ta phải nhớ rằng trong khi Chúa cho phép sự phạm tội của nhân loại xãy ra theo chu trình tự nhiên của nó, Ngài cũng ban cho một cách để được cứu -- Con một của Ngài, Chúa Giê-xu Christ. Chúng ta mỗi một người có một sự lựa chọn. Chúng ta có thể chối bỏ Đấng Christ và sống với hậu quả của tội lỗi chúng ta cho đến muôn đời, hay là chúng ta có thể tin cậy vào Đấng Christ và tin rằng Ngài đã trả giá cho tội lỗi của chúng ta khi Ngài chết trên thập tự giá. Giăng 3:18 cho chúng ta biết rằng: "Ai tin Đấng Christ chẳng bị đoán xét đâu; ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến danh Con Một Đức Chúa Trời." Nếu bạn chưa bao giờ tin Đấng Christ, hãy tin cậy Ngài và cầu xin được sự tha thứ. Dù sự đau khổ sẽ luôn luôn là một phần của đời sống trong thế gian này, bạn có thể biết rằng "mọi sự hiệp lại làm ích cho những ai yêu mến Ngài" (Rô-ma 8:28). Ngay cả những đau đớn và sầu khổ của đời sống này đang "chuẩn bị chúng ta một sự vinh hiển cao trọng đời đời không thể sánh được" (II Cô-rinh-tô 4:17).
Nếu bạn đã tin cậy vào Đấng Christ nhưng còn bị vương vấn bởi tội lỗi trong đời sống của mình, hãy cầu xin Chúa tha thứ cho bạn một lần nữa. Nếu chiến tranh có làm gì hay chăng, nó thúc đẩy dân sự của Chúa ăn năn và cầu nguyện! Chúng ta có thể ăn năn tội lỗi cá nhân, tội lỗi trong hội thánh, và tội lỗi trong quốc gia và thế giới. Chúng ta có thể tìm cầu sự tha thứ và chữa lành của Chúa. Chúng ta có thể cầu nguyện với sự quan tâm nghiêm trọng và sự tin tưởng lớn vào Đức Chúa Trời Cha của chúng ta trên Thiên Đàng, Ngài trị vì trên mọi sự việc của con người. Khi đối diện với sự khũng bố và chiến tranh, chúng ta có thể nóng lòng tìm kiếm sự nhân từ của Ngài cho chính chúng ta và cho tất cả những ai chưa tin.
Chúng ta có thể không bao giờ hiểu hết tại sao Chúa cho phép những đau đớn diễn ra trên trái đất. Nhưng những ai mà đã phó thác đời sống của mình cho Đấng Christ có thể nhìn về phía trước với lòng tin cậy vào kỳ tái lâm của Đấng Christ, khi Chúa sẽ tạo lập Vương Quốc của Ngài trên đất, hồi phục sự công chính, kết cuộc sự gian ác. Chúa cho chúng ta lời hứa của Ngài để làm mạnh mẽ những tấm lòng cho đến ngày vinh hiển đó khi "Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa, vì những sự trước kia đã qua rồi" (Khải-huyền 21:4).
Lược trích từ quyển sách Tại Sao Chúa Cho Phép Chiến Tranh Xãy Ra? viết bởi Dr. Martyn Lloyd-Jones. Được xuất bản bởi Nhà Sách Crossway, Wheatton, IL ©2003
Chuyển ngữ: TDN
© 2004 Good News Publishers. Used by permission.
Translated by permission of Good News Publishers
1300 Crescent Street
Wheaton, IL 60187
U.S.A.