Khi Chúa Giê-su đã phá bỏ ách tội lỗi, thì một sự tranh chấp bắt đầu xảy ra giữa linh hồn và tâm thần. Xác thịt kêu gào : "Bạn có thể tiễn tôi đi và thỏa mãn nhu cầu của xác thịt, bởi vì nhu cầu đó phải được thỏa mãn mới được”. Tâm thần thì phán : "Không, chúng ta sẽ sống theo Lời Đức Chúa Trời”. Cứ thế, cuộc chiến thuộc linh tiếp diễn. Linh hồn không chịu làm thần kiểm soát, bởi vì trong quá khứ linh hồn luôn luôn là lực lượng kiểm soát. Kết cuộc là có sự tranh chấp gay gắt để nắm chủ quyền giữa linh hồn và tâm thần.
ĐỨC CHÚA TRỜI ĐẬP VỠ BẢN TÍNH LINH HỒN CỦA CHÚNG TA
Giữa vòng các tính hữu vẫn còn có nhiều người chưa bao giờ được tan vỡ. Dù họ biết rõ rằng nếu họ sống theo tâm thần của họ thì họ có được sự sống bình an và sự đắc thắng. Nhưng do họ thiếu đức tin nơi Đức Chúa Trời nên họ sống nhờ con đường mà họ đã quen thuộc từ lâu. Những người này không mong gì kinh nghiệm đời sống quyền năng và phép lạ. Những lời cầu nguyện của họ sẽ không được nhậm, bởi vì linh hồn không thể hiểu công việc của Đức Chúa Trời trong lãnh vực tâm thần. Vì thế, Đức Chúa Trời phải đập vỡ bản tính linh hồn của chúng ta để Ngài có thể chuẩn bị cho chúng ta một đời sống lạ lùng. Chúng ta thấy rằng các tôi tớ được Đức Chúa Trời xử dụng ở trong Kinh thánh, đều đã trải qua những kinh nghiệm tan vỡ. Chúng ta hãy xem một vài thí dụ điển hình trong Kinh Thánh về những người đã từng trải sự tan vỡ trước mặt Đức Chúa Trời.
Không chỉ ở trong Cựu ước, nhưng trong Tân ước cũng vậy, Đức Chúa Trời trước tiên cho phép những tôi tớ có triển vọng của Ngài từng trải kinh nghiệm tan vỡ. Một ngày kia, Chúa Giê-su đưa các môn đồ đến biển Galilê. Thời tiết rất tốt và mặt hồ phẳng lặng, Chúa Giê-su bảo các môn đồ đi qua bờ bên kia. Lời này của Chúa Giê-su là Lời của Đức Chúa Trời, Lời của Đấng Tạo Hóa là Đấng dựng nên trời đất và mọi vật trong đó. Nếu Chúa Giê-su phán, thì việc liền xảy ra, trong thiên nhiên không có điều gì ngăn trở LờI Ngài thành hiện thực được. Nhưng các môn đồ của Chúa là những người dựa vào các cảm giác của mình chỉ dẫn. Họ là những người đặt lòng tin cậy nơi những gì họ thấy, hơn là đặt lòng tin cậy nơi Chúa Giê-su phán với họ.
Khi chiếc thuyền nhỏ của họ đến giữa biển hồ, thình lình một trận bão nổi lên, trên biển Galilê một khoản chân không tạm thời có thể được thành hình trên mặt nước do gió thổi từ núi Hẹt-môn bởi vì hồ nầy thấp hơn mặt biển 200 mét. Khi có trận bão nổi lên thình lình, trên mặt hồ những lượn sóng dâng cao đến nỗi không cách gì một chiếc thuyền nhỏ có thể thoát nạn được. Vào lúc thuyền của các môn đồ đến giữa họ, gió bắt đầu thổi từ núi Hẹt-môn và sóng nổi lên trên mặt hồ. Các môn đồ đã tranh đấu vất vả theo hết khả năng và kinh nghiệm vốn có của mình, nhưng chẳng bao lâu họ mệt đừ và nước bắt đầu tràn vào thuyền dù họ đã kiệt sức để múc nước ra. Chiếc thuyền và ngay cả mái chèo của họ đều đã tan vỡ. Bấy giờ họ vô phương tự cứu khi nạn đắm thuyền chỉ còn trong gang tấc. Các môn đồ hoảng sợ, không biết phải làm gì nữa, bấy giờ họ mới quay sang Chúa Giê-su đang ngủ và kêu cứu : "LẠY CHÚA, XIN CỨU CHÚNG TÔI VỚI, CHÚNG TÔI HẦU CHẾT. CHÚA Giê-su BÈN ĐỨNG DẬY VÀ RA LỆNH CHO SÓNG BIỂN RẰNG : HÃY ÊM ĐI, LẶNG ĐI” (Ma-thiơ 8:25; Mác 4:39).
Biển thình lình yên lặng theo lệnh của Chúa Giê-su. Nếu các môn đồ đã đánh thức Chúa dậy sớm hơn, thì nan đề của họ đã chấm dứt sớm hơn; nhưng vì họ đã quyết định nương cậy sức riêng của con người mình, họ đã gặp lúc khó khăn cho đến khi cạn mọi nguồn năng lực. Chúa Giê-su đã bảo với các môn đồ : "Chúng ta (số nhiều) hãy qua bờ bên kia”. Lẽ ra họ phải ra đi dựa trên Lời Chúa, Bất chấp sự thay đổi của hoàn cảnh. Khi chúng ta nhận biết rằng Chúa Giê-su là Chủ của sóng gió, chúng ta biết rằng Ngài không thể chìm chung với chiếc thuyền và Ngài không thể để cho các môn đồ của mình chết chìm. Thật là một chân lý đẹp đẻ. Khi Chúa Giê-su ở với chúng ta, chúng ta sẽ thực sự biết rằng chẳng bao giờ chúng ta có thể chìm đắm trong các cơn bão tố của cuộc đời, bởi vì Ngài đang cầm lái và Ngài vẫn làm Chủ của mọi hoàn cảnh, nếu chúng ta tin cậy nơi Ngài hoàn toàn.
Một lần kia, Chúa Giê-su đã làm cho các môn đồ sửng sốt khi Ngài để cho họ từng trải kinh nghiệm lo sợ trong hoàn cảnh gặp người bị quỷ ám. Lần khác, khi Ngài ra lệnh cho họ phải nuôi hơn 5.000 người ăn. Từ lúc Chúa Giê-su chịu chết, cho đến lúc Ngài phục sinh, linh hồn của các môn đồ đã hoàn toàn tan vỡ đến nổi họ rơi vào sự tuyệt vọng. Qua những kinh nghiệm này, Chúa Giê-su đã huấn luyện cho các môn đồ Ngài chỉ nương dựa vào Ngài, bỏ qua mọi lý luận của con người ngõ hầu họ trở nên những môn đồ thuộc linh. Chúa Giê-su đã huấn luyện tất cả những người đi trước chúng ta trải qua suốt 2.000 năm của lịch sử Cơ-đốc ; tất cả những con người đức tin nầy đều chỉ được Đức Chúa Trời sử dụng sau khi họ trải qua kinh nghiệm tan vở.
Mặc dù Đức Chúa Trời nhậm lời cầu nguyện của chúng ta, ban phước và giúp chúng ta được thịnh vượng sau khi chúng ta tái sanh; Ngài cũng thường làm công việc đập vở chúng ta để chúng ta được hưởng phước hạnh lớn lao hơn. Đức tin chúng ta càng sâu nhiệm hơn thì chúng ta lại càng có nhiều từng trải hơn, thách thức chúng ta để cho Đức Chúa Trời đập vỡ chúng ta. Nhưng càng kinh nghiệm sự tan vỡ, chúng ta lại càng sâu nhiệm hơn. Xin chúng ta đừng bao giờ suy nghĩ rằng chúng ta đã được tan vỡ hoàn toàn, không cần phải trải qua một thời kỳ đập vỡ khác nữa. Không, chúng ta không bao giờ có thể nói rằng mình đã "đạt” mục đích. Đức Chúa Trời sẽ không ngừng đập vỡ bản tính linh hồn của chúng ta, bởi vì Ngài muốn ban phước không ngừng trên chúng ta. Đức Chúa Trời sẽ khiến chúng ta sau khi được tan vỡ, không còn hành động như mình là chủ của đời sống mình; nhưng Ngài sẽ đem chúng ta đến chỗ sống trong Đức Thánh Linh bằng sự khiêm nhường, vâng phục Ngài.
Paul Younggi Cho