Hội thánh mà chúng ta sẽ tập trung vào trong lịch sử là Thi-a-ti-rơ. Chúa Giê-su mở đầu bằng cách mô tả chính Ngài là “Con Ðức Chúa Trời, Ðấng có mắt như ngọn lửa và chân như đồng bóng loáng” (Khải Huyền 2:18). Chúng ta có thể giải nghĩa các câu này như sau: mắt Ngài giống các tia la-ze nhìn thấy trọng tâm của các vấn đề, chân Ngài như đồng bóng loáng, điều này mô tả sức mạnh toàn năng của Ngài. Thật thú vị, Ngài mở đầu bằng cách khen chúng ta, “Ta biết các công việc, tình yêu thương, đức tin, sự phục vụ và lòng kiên nhẫn của con, các công việc con làm về sau còn trổi hơn công việc ban đầu nữa” (Khải Huyền 2:19). Quá rõ ràng: Ngài không nói với một hội thánh chết, mà với một hội thánh sống động và tăng trưởng. Ngài mở đầu bằng cách nhìn nhận và khen tình yêu thương của chúng ta. Trong một hội thánh hay chức vụ chết, thì thường trước hết tình yêu thương bị phai mờ và trở nên nguội lạnh, đối với Chúa lẫn dân sự Ngài. Trong tình trạng bi kịch đó, các bông trái công bình khác rốt cuộc cũng chết dần luôn. Không nghi ngờ gì, đây là điểm nhấn của sự sửa trị của Chúa đối với hội thánh đầu tiên tại Ê-phê-sô - họ đã bỏ đi tình yêu ban đầu.
Nhưng Thi-a-ti-rơ thì không. Chúa Giê-su khen tình yêu thương của hội thánh này. Ngài nhận diện một cộng đồng tín hữu có sự quan tâm lẫn nhau, và điều này rất quan trọng trong mắt của Chúa. Cá nhân tôi tin rằng đây là lí do Chúa Giê-su khen tình yêu thương của chúng ta trước khi nói về bất cứ vấn đề nào khác, trước cả đức tin, sự phục vụ hay sự kiên trì của chúng ta. Thật phi thường! “Dậm chân” không phải là từ mô tả về hội thánh này; họ liên tục mở rộng trong những lĩnh vực quan trọng. Bản Diễn Ý lột tả được điều này vô cùng tuyệt vời: “Ta biết những việc con làm với tình yêu thương, đức tin, tinh thần phục vụ và lòng nhẫn nại. Con sẽ còn làm nhiều hơn nữa.” Bất cứ một lãnh đạo hay thành viên nào của một hội thánh nào đều sẽ rất thích khi nghe chính Chúa nói những lời này. Nhưng lời khen của Ngài đột ngột chuyển sang sự sửa trị: “Nhưng Ta có điều trách con vì con dung túng Giê-sa-bên (đó), người đàn bà tự xưng là nữ tiên tri dạy dỗ và lừa gạt các đầy tớ Ta, quyến rũ họ phạm tội tà dâm và ăn của cúng thần tượng.” (Khải Huyền 2:20). Có rất nhiều điều cần hiểu trong những lời này. Trước tiên, chúng ta hãy xem tên Giê-sa-bên. Ðây có phải là tên thật của một người phụ nữ trong lịch sử? Ða số các sách chú giải đồng ý là không phải. The New American Commentary: Revelation (Khải Huyền) nói: “Trong văn chương Hy Lạp – La Mã đương thời không xuất hiện tên Giê-sa-bên... một người Do Thái đặt tên cho con gái là Giê-sa-bên là điều không thể, tương tự như việc các cơ đốc nhân không đặt tên con là Giu-đa hay người Do Thái đặt tên con là Giê-su trong những thời kì sau đó của thế kỷ đầu tiên.” Các dịch giả của bản dịch The New Living Translation rõ ràng có đồng ý với quan điểm này vì những lời của Chúa Giê-su được dịch là “Giê-sa-bên đó.” Khi nói đến tên theo cách này cũng tương tự như khi bạn gọi một ai một “cái tên” mà lúc nào cũng rất buồn cười. Ðó không phải là tên của họ, nhưng nó mô tả kiểu hành vi thường thấy của họ. Chắc chắn chúng ta đề cập đến một người đàn bà có ảnh hưởng, có trong lịch sử, bị gán cho một cái tên là “Giê-sa-bên,” nhưng đó không phải là tên thật của bà ta. Bà ta có một ảnh hưởng mạnh mẽ, cuối cùng một nhóm các lãnh đạo chung đã ủng hộ sứ điệp của bà. Trong thế giới ngày nay, đó có thể là một người nam, người nữ hoặc khả năng cao hơn là một nhóm các lãnh đạo, là những người tuyên truyền sự dạy dỗ như thế. Dù cách nào đi nữa, thì điều quan trọng là triết lý chức vụ này đang ảnh hưởng toàn bộ hội thánh. Tại sao Chúa lại đặt cái tên đó? Hậu quả của nó chắc chắn giống với hậu quả của Giê-sa-bên, vợ của vua A-háp thuộc Y-sơ-ra-ên cổ đại, được tìm thấy trong sách Các Vua. Có nhiều điều để nói về bà hoàng hậu này, nhưng chúng ta hãy xem ảnh hưởng tổng thể của bà trên Y-sơra-ên. Bà ta là một người duy trì sự thờ thần tượng, hậu quả là Lời Chúa bị buộc phải yên lặng trong cộng đồng, trong nước Y-sơ-ra-ên. Các tiên tri bị bịt miệng và toàn bộ đất nước trở nên bị kiệt quệ đến mức không tưởng. Chỉ có một người là tiên tri Ê-li, có sự can đảm để lên án tội ác này. Sự ảnh hưởng của Giê-sa-bên quá rõ ràng khi Ê-li đối đầu với dân chúng cả nước và yêu cầu họ phải chọn lựa giữa việc vâng lời Chúa hay cứ sống trong tội lỗi. Ông làm điều này trước mặt các vị “tôi tớ,” là những người ăn lương của bà, là các tiên tri của Ba-anh và A-sê-ra. Những gã này là những người nhà truyền thông, những nhóm điều tra về ảnh hưởng của các chính sách công ty, những nhà làm luật, những luật sư... trong thời của Ê-li. Dân chúng tập hợp lại và trước mặt những con người “ưu tú” này, tiên tri Ê-li thách thức họ: “Các ngươi cứ khập khiễng đi hàng hai cho đến chừng nào? Nếu Chúa là Ðức Chúa Trời thì hãy theo Ngài, còn nếu Ba-anh là Ðức Chúa Trời thì hãy theo hắn.” (1 Các Vua 18:21) Việc đi theo Chúa còn nhiều điều hơn là chỉ giữ đức tin mà thôi. Chúng ta phải nói ra Lời Ngài; chúng ta được kêu gọi trở thành các sứ giả. Ðiều này được thực hiện thế nào? Phao-lô nói rõ: “Ta long trọng truyền bảo con: Hãy kiên trì rao giảng lời Chúa, dù gặp thời hay không, hãy thuyết phục, khiển trách, khích lệ với tất cả lòng kiên nhẫn để giáo huấn” (2 Ti-mô-thê 4:2). Ê-li là người duy nhất ở Y-sơ-ra-ên tại yêu thương người khác đủ để chỉ cho họ thấy đời sống họ là sai trật thế nào. Ảnh hưởng của Giê-sa-bên đã đặt sự sợ hãi trong các lãnh đạo và cộng đồng. Bấy giờ họ im lặng, thờ ơ, sợ hãi và không còn lên tiếng cho Chúa Yahweh. Tội thâm căn cố đế đã kiểm soát và Lời Chúa đã bị bỏ qua. Trong Tân Ước, một ảnh hưởng tương tự cũng bắt đầu xảy ra trong hội thánh. Chúa Giê-su không cho phép điều đó, vì thế Ngài tìm một đầy tớ, sứ đồ Giăng - giống Ê-li - là người sẽ lên tiếng.
John Bevere (Giải Độc Siêu Nhân)