Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 1520

Nguyên Tắc Của Cải (Phần 6)

Đức Chúa Trời cho tôi thịnh vượng không phải để nâng cao mức sống mà để nâng mức ban cho của tôi.

Đức Chúa Trời cho chúng ta biết ngay tại sao Ngài ban cho chúng ta nhiều hơn chúng ta cần. Không phải để chúng ta có thể tìm nhiều cách tiêu xài hơn. Không phải để chúng ta làm thỏa lòng mình và làm hư hoại con cái. Không phải để chúng ta có thể tách mình khỏi nhu cầu cung ứng của Đức Chúa Trời.

Đó là để chúng ta có thể ban cho rời rộng.

Khi Đức Chúa Trời cung ứng nhiều tiền hơn, chúng ta thường nghĩ: Đây là một phước lành. Đúng, nhưng có đúng với kinh thánh khi nghĩ: Đây là một bài kiểm.

Người quản lý tiền có những nhu cầu chính đáng và Người Chủ rộng lượng - Ngài không đòi hỏi những người quản gia của Ngài sống nghèo nàn và Ngài không giận việc chúng ta quyết định chi tiêu thích hợp cho chúng ta.

Nhưng giả sử Chủ thấy chúng ta sống phung phí trong dinh thự, chỉ lái những chiếc xe tốt nhất và đi máy bay hạng nhất? Hay chỉ mua sắm quần áo và đồ điện tử đắt tiền và ăn ở những nhà hàng tốt nhất? Là những quản gia của Ngài, chúng ta có điểm nào vượt qua giới hạn tiêu xài thích hợp không? Chẳng lẽ Chủ sẽ không gọi chúng ta đến mà khai trình sự phung phí tiền bạc mà không phải của chúng ta sao?

Chúng ta được gọi là những đầy tớ Đức Chúa Trời và yêu cầu phải “chứng minh thành tín” (1). Chúng ta là những nhân viên nam tạp vụ và nữ giao nhận hàng cho Ngài. Chúng ta nên giữ điều đó trong trí khi chúng ta đưa ra mức lương. Chúng ta không nên có quan điểm lạm pháp theo giá trị riêng của chúng ta. Chúng ta không sở hữu cửa tiệm. Chúng ta chỉ làm việc ở đây thôi!

Chúng ta không sở hữu cửa tiệm. Chúng ta chỉ làm việc ở đây thôi!

Giả sử bạn có cái gì đó quan trọng muốn giao cho người cần nó. Bạn gói và giao hàng cho một nhân viên FedEx. Bạn sẽ nghĩ gì nếu anh ta đem bưu phẩm về nhà, mở ra và giữ cho chính mình thay vì giao hàng.?

Bạn sẽ nói: “Gã này không sở hữu nó. Bưu phẩm không thuộc về anh ta. Anh ta chỉ là người trung gian. Công việc của anh ta là giao bưu kiện của tôi cho người tôi muốn anh ta chuyển tận tay.”

Không phải chỉ vì Đức Chúa Trời giao tiền của Ngài trong tay chúng ta mà chúng ở với chúng ta!

Đó là những gì Phao-lô dạy bảo người Cô-rinh-tô, khuyến khích họ ban cho những người túng thiếu tại Giê-ru-sa-lem:

“Theo cảnh bây giờ, anh em có dư thì bù cho họ lúc túng thiếu, hầu cho họ có dư cũng bù lại lúc túng thiếu cho anh em, như vậy là bằng nhau, theo lời chép rằng: “Kẻ đã thâu nhiều cũng chẳng dư, kẻ thâu ít cũng chẳng thiếu chi.” (2)

Tại sao Đức Chúa Trời ban cho một số con dân Ngài nhiều hơn họ cần và một số khác ít hơn họ cần? Để Ngài có thể dùng con dân Ngài giúp đỡ lẫn nhau. Ngài không muốn chúng ta có quá nhiều hay quá ít (3). Khi những người có quá nhiều ban cho những người có quá ít thì giải quyết được hai vấn đề. Khi họ không ban cho, thì vẫn tồn tại hai vấn đề.

Đức Chúa Trời phân phát của cải không bằng nhau không phải vì Ngài yêu một số con dân Ngài nhiều hơn số khác, nhưng để con dân Ngài thay mặt Ngài có thể phân phát cho anh chị em.

Phao-lô nói rằng Đức Chúa Trời Đấng cung ứng hạt giống cho kẻ gieo sẽ tăng việc thâu trữ hạt giống của chúng ta. Tại sao? Để chúng ta trữ vào kho hay ăn nó? Không, để chúng ta có thể rải hạt giống và phân phát hầu cho nó kết trái. Không phải Đức Chúa Trời cung ứng dư dật cho tôi để sống xa hoa. Đó là nhờ sự cung ứng của Ngài mà tôi có thể giúp đỡ những người khác sống. Đức Chúa Trời giao tiền này cho tôi không phải để xây dựng vương quốc riêng của tôi trên đất, những để xây dựng vương quốc của Ngài trên trời.

Bạn có hăng hái trồng tiền của Đức Chúa Trời trong cánh đồng thế giới cần Đấng Christ không? Có phải ý tưởng ban cho những gì có giá trị đời đời làm cho xương sống bạn dựng lên không? Có phải việc thâu trữ của cải trên trời làm cho lòng bạn nhảy nhót không?

Nếu bạn hiểu tiền trả lại không thuộc thế giới này, bạn sẽ dự phần với người Ma-xê-đoan và khẩn cầu đặc ân ban cho.

TIỀN NHUẬN BÚT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Bạn còn nhớ vụ kiện trị giá 8.4 triệu đô la không? Gần đây, sự phán quyết mười năm đã mãn hạn. Ban điều hành chức vụ của chúng tôi nói: “Randy, anh không cần kiếm đồng lương nhỏ nhất nữa. Anh có thể bắt đầu nhận lại tiền nhuận bút.”

Nanci và tôi bàn chuyện và cầu nguyện về việc đó. Chúng tôi quyết định không cần mức sống cao hơn. Chúng tôi không cần nhà hay xe tốt hơn. Chúng tôi không cần chương trình hưu trí tốt hơn hay nhiều bảo hiểm hơn. Vì vậy với niềm vui trong lòng, chúng tôi nói: “Không, cảm ơn.” Chúng không phải là tiền nhuận bút của chúng tôi; chúng là của Đức Chúa Trời. Nanci và tôi có một số tiền nhất định để sống, và chúng tôi thoải mái. Số tiền còn lại dành cho vương quốc. Chúng tôi không cần một triệu đô la hay nột trăm ngàn đô-la. Chúng tôi vẫn sống tốt dựa vào số ít. Đức Chúa Trời cung ứng cho chúng tôi thành tín. Và chúng tôi kinh nghiệm một trong những niềm vui lớn nhất trong đời - vui mừng ban cho.

VÌ CƠ HỘI HIỆN LÚC NẦY

Việc chúng ta làm hằng ngày phải là chuẩn bị cho những ngày cuối cùng của chúng ta.

Matthew Henry

Alfred Nobel để tờ báo xuống và đưa tay lên đầu. Đó là năm 1888. Nobel là một nhà hóa học người Thụy Sĩ, đã phát minh và phát triển động lực học. Anh trai ông, Ludvig, qua đời tại Pháp.

Nhưng bây giờ nỗi khổ của Alfred cộng thêm bởi sự buồn chán. Ong ta vừa mới đọc xong tiểu sử người chết trong một tờ báo Pháp - không phải tiểu sử của anh mình, nhưng là của ông! Chủ bút đã lẫn lộn tên hai anh em. Tờ tít ghi: “Người Thợ Máy của Sự Chết đã Chết.” Tiểu sử của Alfred Nobel mô tả một người đàn ông phát giàu do giúp đỡ những người khác giết lẫn nhau.

Lắc đầu trước sự khen ngợi trong đời sống mình, Nobel quyết định dùng tài sản của mình để thay đổi di sản mình. Khi ông mất năm năm sau, ông đã để lại hơn 9 triệu đô la để làm qũy phát thưởng cho những người mà công việc của họ đem lại lợi ích cho nhân loại. Giải thưởng đã được biết đến là Giải Nobel.

Alfred Nobel có một cơ hội hiếm hoi - quan sát định giá cuộc đời ông lúc cuối đời và vẫn còn cơ hội thay đổi nó. Trước khi cuộc sống kết thúc, ông đảm bảo rằng ông đã đầu tư của cải vào những gì có giá trị vĩnh hằng.

Randy Alcorn (Nguyên Tắc Của Cải)

1. ICorinhto 4:2.

2. IICo 2Cr 8:14-15

3. ChCn 30:8-9