“Liên Hiệp Quốc: Cuộc triệt thoái chết người của Joe Biden có thể bỏ lại hàng triệu trẻ em Afghanistan sống chết mặc kệ.”
“Phụ nữ và các bé gái ở Afghanistan khiếp sợ đến điếng người “
“COVID đưa đến sự gia tăng các vụ tự tử: Các chuyên gia nói”
“Nỗi lo về lạm phát của người Mỹ đã đạt một mức độ cao khác trong tháng 8 khi vật giá tiếp tục leo thang”
“Kẻ đã bắn bin Laden, thuộc lực lượng đặc nhiệm của Hả Quân Hoa Kỳ, cho biết chia rẻ nội bộ là mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ”
Những tiêu đề này đã được xuất bản trong vòng tháng trước của bài viết này.
Có chút sợ hãi, khó chịu, hoặc thậm chí có thể nổi giận khi bạn thoáng nhìn thấy chúng phải không? Đối với tôi, khi tôi so sánh những tiêu đề này với Tân Ước, một câu Kinh Thánh nổi lên:
“Audrey, hãy biết rằng trong ngày sau rốt, sẽ có những thời kỳ rất khó khăn.” (2 Ti-mô-thê 3: 1)
Tôi có thể thay thế tên của Ti-mô-thê bằng tên của tôi, vì câu kinh văn này diển tả một cách khéo léo những ngày tôi đang sống.
Lời Đức Chúa Trời, không phải chỉ câu kinh văn này trong Ti-mô-thê, đã được viết cho thời gian như của chúng ta. Có những sách lược được chôn giấu trong Kinh thánh để chúng ta sử dụng — không chỉ để sống còn mà còn để chiến thắng những ngày ảm đạm này (Rô-ma 8:37).
1. Từ bỏ sự thờ ơ
Những tiêu đề trên đây thể hiện một số vấn đề cấp bách ảnh hưởng đến chúng ta ngày nay. Thật khó có thể kể tên lãnh vực mà các giá trị kinh thánh và giá trị tâm linh đã bằng cách nào đó thoát khỏi những cuộc tấn công dữ dội từ chúa của đời này (2 Cô-rinh-tô 4: 4). Thực tế là chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức trên nhiều phương diện có thể khiến chúng ta dễ bị lãnh cảm. Thật vậy, Chúa Giê-su đã báo trước cho chúng ta biết vì cớ tội ác sẽ thêm nhiều khiến tình yêu thương của hầu hết trở nên nguội lạnh như thế nào (Ma-thi-ơ 24:12).
Bầu không khí thù địch mà chúng ta đang sống làm cho việc cầu nguyện và kiêng ăn trở nên lỗi thời. Thay vào đó, chúng ta cần cầu nguyện, kiêng ăn và làm những gì cần thiết. Nhưng đó là gì? Chỉ có Chúa mới có câu trả lời, vì vậy hãy hỏi Ngài. Ngài muốn chúng ta đầu tư nguồn năng lực vào lĩnh vực nào ảnh hưởng đến xã hội chúng ta — sự tôn nghiêm của gia đình, nghệ thuật và giải trí, kinh tế, tôn giáo, giáo dục, chính phủ, phương tiện truyền thông hoặc thứ gì khác? Một khi bạn nhận được lệnh hành quân, hãy tập trung vào nhiệm vụ của mình và đánh trận tốt lành của đức tin ở đó (1Tim-mô-thê 6:12), hãy nhớ rằng chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền và thế lực thuộc linh ở đằng sau chúng (Ê-phê-sô 6: 12).
Nếu tình hình không thuận lợi xuất hiện ở những khu vực bên ngoài nhiệm vụ của bạn, hãy cầu nguyện giúp cho họ và giúp đở họ nếu bạn được kêu gọi để làm như vậy, nhưng đừng làm quá sức. Hãy tập trung vào mục vụ chính của bạn.
Tuy nhiên, ngay cả khi bạn làm theo lời khuyên này, việc tiến hành cuộc chiến thuộc linh vẫn rất mệt mỏi. Sau đây là một cách khác để từ bỏ sự thờ ơ.
2. Ấn định Thời gian nghỉ ngơi
Những ngày nhàm chán vì hiếm khi có các tin tức nóng bỏng rõ ràng đã không còn nữa. Các vấn đề phát triển nhanh với tốc độ chóng mặt. Mỗi ngày dường như thét vào mặt chúng ta với nhiều thông báo đáng lo ngại hơn. Sự sẵn có liên tục không ngừng nghỉ của các thông tin khiến chúng ta có thêm lý do để lo lắng.
Tất cả những điều trên buộc mọi tín hữu của thế kỷ 21 phải lên lịch cho thời gian nghỉ ngơi thường xuyên.
Nghỉ giải lao thường xuyên có vẻ khác nhau đối với các lối sống khác nhau. Một số có thể phải bỏ qua việc xem tin tức (hoặc mạng xã hội) trong vài ngày (hoặc lâu hơn). Những người khác có thể được hưởng lợi từ việc tham gia một kỳ nghỉ kéo dài, không chỉ là một vài ngày nghỉ ngơi ngắn ngủi. Điều chính là, có rất nhiều điều để học hỏi khi chúng ta theo sự dẫn dắt của Đa-vít trong việc cắm trại bên cạnh những vùng nước tĩnh lặng (Thi-thiên 23: 2). Đừng hiểu sai ý tôi — lên lịch thời gian nghỉ ngơi có nghĩa là thỏa mãn những sở thích mà chúng ta khao khát. Nhưng nếu chúng ta tiến thêm một bước nữa và mời Đấng đã tạo dựng linh hồn chúng ta vào thời gian nghỉ ngơi, chúng ta cũng đang cho phép Ngài phục hồi tâm hồn chúng ta nữa (Thi thiên 23: 3).
Chỉ khi tâm hồn được phục hồi trở lại trạng thái binh thường thì chúng ta mới có thể quay trở lại với thế giới đầy khó khăn mà vẫn duy trì được“niềm vui” trong cuộc sống (Giăng 16:33).
3. Đánh đuổi sự sợ hãi
Khi Đức Chúa Trời đặt ra các điều luật để tiến hành chiến tranh cho Y-sơ-ra-ên, Ngài đã nêu chi tiết bốn loại ứng cử viên được miễn trừ. Những người sau đây sẽ bị truất quyền phục vụ như là những người chiến sĩ: Người mới được làm chủ căn nhà mới, người mới mua vườn nho, những vị hôn phu háo hức và những người đàn ông sợ hãi. Đức Chúa Trời đã đưa ra cùng một lý do cho tất cả, ngoại trừ loại ựng cử viên cuối cùng — để những người đàn ông này có thể tận hưởng nhà cửa, vườn nho và vợ của họ (Phục truyền luật lệ ký 20: 5-7).
Chỉ có nhóm ứng cử viên cuối cùng - những người sợ gia nhập quân đội - nhận được một lý do khác. Phục truyền luật lệ ký 20: 8 (NLT) giải thích, “Ai là người sợ và nhát? Hãy đi trở về nhà mình, trước khi sự sợ hãi của anh em khiến kẻ khác sợ hãi (NLT)
Người sợ hãi là một nhà truyền giáo thấp hèn. Người sợ hãi gây cho những người quanh họ có trạng thái sợ hãi và đau khổ giống như họ. Người sợ hãi nhanh chóng lan truyền tin tức khủng bố, thêu dệt những câu chuyện gây hoảng sợ và dụ dỗ người khác tin rằng những điều tồi tệ hơn đang đón chúng ta ở phía trước.
Những ngày chúng ta đang sống có thể đầy căng thẳng - nhưng chúng ta không cần phải để nỗi sợ hãi lèo lái con đường phía trước.
4. Chống trả sự chia rẽ
Lựa chọn phe phái đến với chúng tôi một cách tự nhiên. Chọn đeo mặt nạ hay không, chọn tiêm thuốc chủng ngừa hay không, và chọn coi lệnh cấm phá thai của Texas là một chiến thắng hay là một sự đau lòng, ... sự chia rẻ chưa bao giờ dễ dàng hơn thế.
Ngay cả các nhân vật trong Kinh thánh cũng có suy nghĩ tương tự. Ví dụ, hãy nói về Giô-suê, người kế vị Môi-se. Sau khi người chiến binh ngoan ngoãn này dẫn con cái Y-sơ-ra-ên vào Đất Hứa, và khi đang thăm dò Giê-ri-cô, Giô-suê gặp một người lạ với thanh gươm trần. Giô-suê đã có những cuộc đàm thoại ngắn khó chịu để bày tỏ điều rõ ràng là quan trọng đối với ông.
“Giô-suê đến gần người và hỏi: ‘Ngươi là người của chúng ta hay là người của kẻ thù nghịch chúng ta? ’” (Giô-suê 5:13).
Vấn đề với sự phân biệt phe ta và phe thù nghịch ta, là nó cho phép những người bất đồng chánh kiến với chúng ta cứng rắn hơn trong quan điểm đối lập của họ. Khi điều này xảy ra, hãy coi chừng; sự chia rẻ nội bộ sắp sữa nẩy mầm. Chúa Giê-su đã tiên tri về sự chia rẻ dẫn đến một kết cuộc khủng khiếp đến dường nào: “giờ đến, khi ai giết các ngươi, tưởng rằng thế là hầu việc Đức Chúa Trời. ” (Giăng 16: 2).
Chúng ta có thể dễ dàng hiểu phần đầu của câu Kinh văn. Một số người đã sát hại rất nhiều người và vì lý do nào đó, có một phần của xã hội lại tham gia vào việc bắt cóc giết người. Nhưng ai lại bị lừa đến nổi phạm tội giết người và còn coi đó như là của lễ dâng cho Đức Chúa Trời?
Câu trả lời là: những cá nhân cuồng tín — bởi vì những người không quan tâm đến các giáo điều tôn giáo sẽ không giữ được Chúa trong ý thức của họ, càng ít hơn nhiều đối với việc họ coi bất cứ điều gì họ làm đều như là một lễ vật dâng lên Chúa.
Vậy thì, làm thế nào mà một người sùng đạo lại có thể mắc phải một lỗi quá đáng như thế?
Đây là câu trả lời: Biện minh cho việc gây tổn hại cho thành viên của phe nhóm mà chúng ta cực lực phản đối sẽ dễ dàng hơn. Mọi thứ có thể bắt đầu bằng việc chúng ta truyền đạt ý kiến của mình, mà họ phản đối mạnh mẽ. Sự khác biệt này có thể leo thang đến một cuộc tranh cãi gay gắt. Nếu cảm xúc chiếm ưu thế, cuộc cãi vã bằng lời nói có thể tiếp tục leo thang đến một cuộc xung đột về thể chất, sau đó có thể dẫn đến giết người. Thật vậy, khi được chuẩn bị đầy đủ, sự chia rẻ sẽ dẫn đến việc giết người. Không phải 1 Giăng 3:15 đã nói rất nhiều sao?
Chớ có nghĩ tới cái ngày mà chúng ta dung túng cho việc giết người và coi đó như là một hành động tôn giáo. Nói cách khác, chúng ta hãy cấm tinh thần chia rẻ nảy mầm trong lòng chúng ta.
5. Hãy Bắt đầu lên tiếng
Nếu bạn đã đọc chương đính kèm trong cuốn sách của tôi với tựa đề là Surviving Difficult People, bạn sẽ biết rằng ngay cả CEO của các công ty cũng có thể canh cánh lo sợ sự xung đột. Việc né tránh xung đột đã khiến một số người trong chúng ta ngậm chặt miệng lại, thà che giấu con người thực của mình hơn là để nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của chúng ta bị phô bày ra - xúc phạm người khác và / hoặc châm ngòi cuộc xung đột dữ dội.
Đây là lý do tại sao Thi Thiên 58: 1 khiến tôi há hốc mồm " Hỡi các con trai loài người, các ngươi làm thinh há công bình sao? Các ngươi há xét đoán ngay thẳng ư?" (NKJV).
Những lời trong câu Kinh văn trên đây mang một sự cáo trách đáng kể. Nó chất vấn động lực của tôi khi tôi chọn sự im lặng và dò xem sự im lặng của tôi có làm vui lòng Chúa không.
Câu Kinh văn này có thúc đẩy bạn lên tiếng không? Nhưng chớ nói trong tinh thần phân chia ta / họ. Giô-suê - người mà chúng ta đã đọc vài đoạn trước đây - đã học được bài học này sau khi anh ta yêu cầu người lạ cầm gươm chọn phe. Câu chuyện tiếp tục:
“Giô-suê đi lại người và nói rằng: Ngươi là người của chúng ta hay là người của kẻ thù nghịch chúng ta? ”“Không phải bạn cũng chẳng phải thù” Người đáp, ‘nhưng bây giờ ta đến làm tướng đạo binh của Đức Giê-hô-va’. Sau đó, Giô-suê ngã sấp mặt xuống đất trong sự tôn kính, và hỏi: ' Chúa truyền cho tôi tớ Chúa điều gì?' (Giô-suê 5: 13-14).
Hãy lưu ý cách mà vị khách của Giô-suê từ chối chọn phe phái. Sau khi nhận ra điều này, Giô-suê cúi gằm mặt và nhanh chóng gạt bỏ suy nghĩ gây chia rẽ của mình.
Mãi cho đến khi Giô-suê làm như vậy, ông mới có không gian để yêu cầu lời phán của Chúa.
Khi chúng ta từ chối sự mất đoàn kết là lúc Chúa có thể giao phó cho chúng ta những điều phải nói.
Lời kết
Không có sách lược nào trong số này sẽ mang lại hiệu quả nếu chúng ta không có mối tương giao mật thiết với Chúa Giê-su. Để hội nhập vào nếp sống theo lời Chúa dạy mà không bị kiệt sức, chúng ta cần phải có mối giao hảo liên tục và mật thiết với Người yêu của linh hồn mình. Người ấy cần phải là người đầu tiên và là trọng tâm trong cuộc sống của mình — bất kể thế nào. Tình yêu thương mãi mãi và không hề thay đổi mà Ngài dành cho chúng ta chính là sức mạnh sẽ bổ sung cho chúng ta (Giê-rê-mi 31:25) và xoa dịu trái tim chúng ta ngay cả đối với những người mà chúng ta coi là ghê tởm.
Dr. Audrey Davidheiser (Lược dịch: Trầm văn Lộc)
Nguồn: 🔗