Sau 12 năm chăn bày, vào 1977 tôi có cơ hội giữ một chức vụ với công việc chính là trang bị và huấn luyện những người hướng dẫn sự thờ phượng và âm nhạc trong nhà thờ nơi tôi cũng như 50 hội thánh khác thuộc hệ phái Aân-điển. Sau khi đến đây , tôi nhận biết rằng những gì mình đã dạy về sự thờ phượng chủ yếu đều rút ra từ những kinh nghiệm của cá nhân và các người khác.
Tôi thường dùng các Lời Kinh-thánh trong hướng dẫn thờ phượng để hỗ trợ những gì đã làm. Khi đào xâu Kinh-thánh, tôi bắt đầu thấy quan điểm về thờ phượng của mình hầu như đã chú trọng toàn bộ vào phần ca ngợi của những buổi sáng chủ nhật. Những sách "Kết Ước với Chúa Trời" của David Peterson và "Khoa Thần Học Có Hệ Thống" của Wayne grudem giúp tôi hiểu rằng sự thờ phượng của chúng ta không những vượt quá sự ca hát, mà còn liên quan đến mỗi lúc trong từng ngày. Chúng ta đã thấy Kinh-thánh nói về thờ phượng như là sự ngợi khen, bày tỏ, đối diện, và từng trải biến chuyển. Tuy nhiên trong thờ phượng thường nhật, nhiều đoạn Kinh-thánh hàm ý việc này như là một mẫu sống, nhưng được biết đến nhiều nhất trong Rô-ma 12:1-2, "Vậy hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em. Đừng làm theo đời này, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào." Ở đây Phao lồ dùng ngôn ngữ của Cựu-ước và áp dụng nó trong đường lối mới. Của tế lễ đẹp lòng Thiên Chúa không còn là những bò, dê đực và cừu nữa, nhưng là đời sống của mỗi chúng ta. Dĩ nhiên, những của lễ bằng loài vật không thể nào mang ý nghĩa thay thế lòng sốt sắng hạ mình trước Đức Chúa Trrời, nhưng chỉ được dùng như một bày tỏ cho việc ấy. Thi Thiên 51:17 nhắc với chúng ta rằng "Của lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là tâm thần tan vỡ, Đức Chúa Trời ôi, lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dễ đâu" .
Chúng ta thường nghĩ đến sự dâng tấm lòng mình cho Chúa trong thờ phượng. Ở đây Thiên Chúa đã khiến Phao lồ cố ý dùng chữ "thân thể". Trong lời bình luận về sách Rô-ma, John Stott giải thích "Phao lồ rất minh bạch về sự dâng thân thể là hành động thờ phượng trong tâm thần của chúng ta. Điều này là một luận lý đối chọi đáng chú ý của người Cơ-đốc. Không có sự thờ phượng nào đẹp lòng Đức Chúa Trời nếu chỉ đượm tính chất hướng nội, tưởng tượng, và đầy thần bí; nó phải tỏ bày tỏ bằng các hành độngï cụ thễ của sự hành lễ thực hiện qua thân thể chúng ta." Nói một cách khác, thờ phượïng không chỉ giản dị là những gì chúng ta cảm thấy, không phải là thứ tên gọi để chúng ta đưa vào đó một số kinh nghiệm tìm kiếm trong lúc ca hát, dơ tay, hoặc nhắm mắt lại. Nó là điều gì chúng ta làm với thân thể mình trong suốt cuộc đời. Chúng ta có thể thờ phượïng Thượng Đế qua ăn uống, đánh máy, nói chuyện, nấu ăn, lái xe, hoặc vô số những cách khác. Chúng ta thờ phượïng Chúa Trời mỗi khi thực hành công việc không theo ý muốn riêng để được sự chú ý của Đấng Toàn năng. Tôi thường nghe người ta mô tả "người thờ phượng thật" là người ca hát với xúc động bày tỏ. Dù chúng ta có phải là một ngươi thờ phượng dích thực hay không, tốt hơn chúng ta phải được xác định bằng sự tha thứ mau chóng thế nào với những kẻ đã lăng nhục mình, việc xử dụng tiền bạc ra sao, và những gì chúng ta làm khi không ai nhìn thấy.
Từ lúc trở thành người theo Christ, chúng ta tự động là kẻ thờ phượng Đức Chúa Trời. Phần còn lại của cuộc sống chúng ta chỉ đơn giản là một chuẩn bị ngắn ngủi cho sự nghiệp đời đời. Vậy hãy dâng lên Thiên Chúa sự biết ơn, tấm lòng thờ phượng trọn vẹn của sự tôn thờ đầy ắp trong cõi vĩnh hằng. Xin Đức Chúa Trời ban Aân điển hầu chúng ta có một tâm trí thiện lành để dâng lên Ngài một sự thờ phượng không day động, trọn vẹn, và say mê.
Bob Kauflin Sovereign Grace Ministries