Quá trình tu sửa sẽ biến đổi bên trong của một ngôi nhà hoặc cơ sở kinh doanh để nâng cấp nó, làm cho nó hiện đại và hiệu quả hơn, đồng thời tiết kiệm chi phí mua đồ mới. Việc tu sửa lấy những gì đã tồn tại và tái cấu lại nó thành một thứ khác.
Nếu bất kỳ ai trong số chúng ta đã sửa sang lại ngôi nhà của mình, chúng ta sẽ biết nó có thể gây gián đoạn như thế nào. Bụi bẩn và sự hỗn loạn dường như chiếm lấy. Nhưng để cái mới được thể hiện thì cái cũ phải bị phá bỏ.
Nhiều Cơ Đốc nhân đang tìm kiếm phước lành nhưng không muốn trải qua quá trình thay đổi cuộc sống của mình. Tuy nhiên, sự tan vỡ là chìa khóa để chúng ta đột phá - để chúng ta nhận biết Chúa một cách sâu sắc hơn, vinh quang hơn, đáng kinh ngạc hơn. Chúa sẽ không ban phước cho chúng ta nếu Ngài không thể sửa đổi chúng ta. Để sửa đổi chúng ta, Ngài phải loại bỏ những tính cách tội lỗi, cũ kỹ và thay vào đó những tính cách mới.
Sự tan vỡ không phải là một trải nghiệm cảm xúc về một sự kiện. Sự tan vỡ là một hành động của ý chí - phó thác ý chí của chúng ta cho Chúa.
Bị tan vỡ có nghĩa là nói đồng ý với những gì Chúa muốn bất chấp những gì chúng ta muốn. Bị tan vỡ là một quyết định hạ mình xuống và thừa nhận nhu cầu được giúp đỡ của chúng ta. Sự tan vỡ xảy ra khi Đức Chúa Trời tước bỏ sự tự mãn và sự kiêu ngạo của chúng ta để sự sống của Đấng Christ có thể được biểu lộ trong chúng ta.
Phao-lô đã nói điều này trong Cô-rinh-tô thứ nhì chương 4 câu 11, “Chúng tôi là kẻ sống, vì cớ Đức Chúa Giê-su mà thường xuyên bị nộp cho cái chết, để sự sống của Đức Chúa Giê-su cũng được biểu lộ trong xác thịt phải chết của chúng tôi”. Chúng ta trải qua những vấn đề, khó khăn và thất vọng để sự sống của Đấng Christ được bày tỏ qua chúng ta.
Tony Evans (Nhã Ca lược dịch )