Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 1704

Tin Cậy Cầu Nguyện

“Cầu nguyện không thôi” (Sách Tê-sa-lô-ni-ca thứ nhất, chương 5 câu 17).

Hê-rốt Ạt-grip-pa là một chính trị gia có sự nghiệp xuất sắc. Điều quan trọng đối với ông là duy trì quyền lực. Vì vậy, ông đã bắt Gia-cơ, và sau đó xử tử ông. Vua nhìn thấy sự ưu ái của những người nịnh hót đối với mình nên đã lên kế hoạch xử tử cả Phi-e-rơ.

Bây giờ, đây không phải là vị vua Hê-rô-đê mà chúng ta đọc trong Phúc-âm Ma-thi-ơ Tân Ước đề cập đến một số người tên là Hê-rốt, vì vậy chúng ta có thể nghĩ rằng họ đều là cùng một người. Nhưng họ là những người khác nhau có cùng tên, tất cả đều cùng một gia đình.

Hê-rốt Đại đế nắm quyền vào thời điểm Chúa Giê-su ra đời. Ông được biết đến với cái tên Hê-rốt Đại đế vì kỹ năng kiến trúc tuyệt vời và ông là người đã xây dựng lại ngôi đền thứ hai cũng như các dinh thự khác, một số trong đó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Ông cũng nổi tiếng với sự chuyên chế và tàn ác. Ông ta đã xử tử các thành viên trong gia đình mình vì cho rằng họ có thể là mối đe dọa cho ngai vàng của ông. Vì vậy, khi các nhà thông thái đến từ phương Đông để tìm kiếm Đấng Christ sinh ra là Vua dân Do Thái, không có điều gì tệ hơn mà người ta có thể nói với một bạo chúa hoang tưởng như Hê-rốt.

Đây cũng chính là Hê-rốt, người đã giết tất cả các bé trai ở Bết-lê-hem, vì nghĩ rằng một trong số chúng có thể là Đấng Mê-si.

Ông có một người con trai tên là Hê-rốt Ạt-ti-pas người đã giết Giăng Báp-tist. Sau khi Chúa Giê-su bị bắt, Ngài bị giải đến trước mặt kẻ cai trị độc ác này, và Chúa Giê-su không nói một lời nào với ông ta.

Con trai ông là Hê-rốt Ạt-rip-pa, kẻ đã sát hại Gia-cơ. Sau khi bỏ tù Phao-lô, Hê-rốt Ạt-grip-pa muốn thực hiện mọi biện pháp đề phòng để Phao-lô không thể trốn thoát. Sách Công-vụ Các Sứ-đồ chương 12 câu 4 cho chúng ta biết: “Vua bắt Phi-e-rơ bỏ vào ngục, giao cho bốn toán lính thay phiên canh giữ, và định sau lễ Vượt Qua sẽ đem ra xử trước dân chúng”. Tại sao Hê-rốt Ạt-grip-pa lại lo lắng về việc Phi-e-rơ trốn thoát? Bởi vì Phi-e-rơ đã từng ở tù và đã ra tù (xem Sách Công-vụ Các Sứ-đồ chương 5 câu 17 đến 29). Một thiên sứ đã giải cứu Phi-e-rơ vào dịp đó. Và một thiên sứ sẽ giải cứu ông một lần nữa. Mặc dù tất cả các cánh cửa khác vẫn đóng, nhưng có một cánh cửa vẫn mở: cánh cửa cầu nguyện.

Martyn Lloyd-Jones đã nói: “Trong tất cả các phước lành của sự cứu rỗi trong Cơ-đốc giáo, không có phước lành nào lớn hơn điều này, đó là chúng ta có thể đến gần Chúa qua lời cầu nguyện.”

Phần lớn lời cầu nguyện của chúng ta không có sức mạnh vì nó không có tấm lòng. Nếu chúng ta dành quá ít tâm chí vào lời cầu nguyện của mình thì chúng ta không thể mong đợi Chúa dành nhiều tấm lòng vào việc trả lời chúng. Hội Thánh đầu tiên tin rằng Đức Chúa Trời đã nhậm lời cầu nguyện.

Kinh thánh nói: ”Đây là sự vững tâm mà chúng ta có được trước mặt Ngài: Ấy là nếu chúng ta cầu xin điều gì theo ý muốn Ngài thì Ngài nghe chúng ta”. (Sách Giăng thứ nhất, chương 5 câu 14). Chúa đáp lại những lời cầu xin mà Ngài soi dẫn. Chúng ta có đang cầu nguyện theo ý Chúa không? Như Phillips Brooks đã nói: “Không có gì nằm ngoài tầm cầu nguyện ngoại trừ điều nằm ngoài ý muốn của Chúa.

Greg Laurie (Nhã Ca lược dịch )