Bạn không thể làm nguồn phước thậm chí cho một người chứ chưa nói đến nguồn phước cho các chi tộc nơi thế gian nếu chính bạn chưa được phước. Điều đó có nghĩa là phước hạnh của bạn cần phải vượt qua mức chì thỏa mãn các nhu cầu của riêng mình. Đức Chúa Trời trông mong những lời hứa của Ngài sẽ được thành, chúng ta phải cho những người đói ăn và mặc cho những người không có quần áo (Gia-cơ 2:15-17).
Làm sao bạn có thể cho những người bị đói ăn, nếu bạn chỉ vừa đủ để nuôi mình? Làm sao bạn có thể cho người không có quần áo, nếu tiền lương của bạn chỉ đủ để mua quần áo mặc cho gia đình mình? Đức Chúa Trời muốn bạn có nhiều hơn sự vừa đủ, không phải để tạo cơ hội cho bạn tằn tiện đến mức keo kiệt nhằm thỏa mãn sự ích kỷ của mình. Trái lại, mục đích dư dật về vật chất mà Đức Chúa Trời muốn đưa vào đời sống của bạn là để bạn vui mừng giúp đỡ những người khác. Kinh Thánh nói một cách dứt khoát rằng ý muốn của Đức Chúa Trời là làm sao chúng ta có thể thỏa mãn không chỉ những nhu cầu của riêng mình, mà chúng ta còn thêm nhiều nữa, để giúp đỡ một cách hào phóng cho các nhu cầu của người khác.
Đức Chúa Trời có quyền ban cho anh em đủ mọi thứ ơn đầy dẫy, hầu cho anh em hằng đủ điều cần dùng trong mọi sự, lại còn có rời rộng nữa để làm các thứ việc lành. Như vậy, anh em được giàu trong mọi sự, để làm đủ mọi cách bố thí... (II Cô-rinh-tô 9:8,11).
Lối suy nghĩ này không hợp với quan niệm của người chưa được tái sinh. Đáng tiếc, nó cũng không phải là bản tính vốn có đối với lối suy nghĩ của một cơ đốc nhân trung bình (hâm hẩm).
Hãy nhớ, tất cả những điều này hợp với qui luật mùa màng như thế nào? Chính trong ngày gieo, người người ấn định qui mô của mùa trong tương lai. Thơ II Cô-rinh-tô 9:6 bày tỏ nguyên tắc này bằng ví dụ về hai loại người gieo: Một người gieo ít và một người gieo nhiều. Người gieo ít sẽ gặt ít. Người gieo nhiều sẽ gặt được nhiều. Bằng điều này, Phao-lô nhấn mạnh rằng người gieo nhiều sẽ được sung túc trong đời sống hơn, so với người gieo ít.
Dựa trên những dẫn liệu này, sẽ không khó để kết luận rằng càng dâng cho Đức Chúa Trời bao nhiêu, thì chúng ta sẽ càng nhận trở lại từ Đức Chúa Trời bấy nhiêu. Nếu bạn kịp thời dâng những gì mà Đức Chúa Trời đã ấn định (các phần mười và các của dâng một cách rộng rãi, nằm ngoài các phần mười), thì bạn sẽ có hơn bội phần những gì cần thiết chỉ để thỏa mãn các nhu trực tiếp của mình. Với việc tạo nên sự dư thừa, thì bạn sẽ có hơn bội phần những gì cần thiết chỉ để thỏa mãn các nhu cầu trực tiếp của mình. Với việc tạo nên sự dư thừa, bạn có thể làm một nguồn phước cho mọi ở trên đất. Bạn sẽ có thể tham gia vào việc làm thỏa mãn các nhu cầu về ăn và mặc của họ, và cơ bản nhất, là trong việc rao giảng Tin Lành của Đức Chúa Giê-xu Christ cho họ.
Khi bạn gieo nhiều, thì bạn sẽ dễ làm một nguồn phước cho những khác hơn rất nhiều, so với khi ban gieo ít. Việc gieo ít, thì sẽ gặt ít. Tầm nhìn hạn hẹp khi gieo sẽ đặt bạn vào tình thế khó khăn khi gặt, và bạn sẽ chịu những thiếu thốn không tránh khỏi, và trong sự thiếu thốn, bạn sẽ buộc phải vay mượn. Như thế, bạn sẽ không thể làm nguồn phước cho người khác.
Khi bạn gieo nhiều, thì thu hoạch bạn sẽ vượt hơn hẳn các nhu cầu riêng của bạn. Chính trong sự dư dật mà bạn mới có những khả năng lớn để lựa chọn. Bạn có thể gửi một phần dư của mình vào công việc rao giảng Tin Lành, còn phần khác được sử dụng tùy ý của mình, chẳng hạn như đi nghỉ phép hoặc tham dự một hội nghị cơ đốc nào đó. Khi có dư dật, thì bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn. Khi thiếu thốn thì chỉ có chịu khổ mà thôi.
Nếu bạn gieo nhiều, thì bạn có thể trở thành một trong những cơ đốc nhân an nhàn, những người cần phải trù định ngân quỹ dâng hiến của mình. Với điều này, tôi có ý muốn nói đến những quyết định hàng tháng về việc sử dụng số dư có được cho công việc của Đức Chúa Trời như thế nào là tốt nhất.
Khi gieo ít, bạn sẽ là một trong những cơ đốc nhân bất hạnh những người buộc phải trù định ngân quĩ sống tối thiểu của mình, nghĩa là bạn sẽ phải suy nghĩ, ước đoán việc sống lần hồi như thế nào.
Một lần nữa, tôi muốn cảnh báo bạn cẩn thận với sự lừa dối của ma quỷ, cho rằng Đức Chúa Trời nói rằng Ngài không muốn bạn có sự dư thừa về vật chất. Đức Chúa Trời nói đúng ra là điều ngược lại. Ngài vui mừng với sự thịnh vượng của bạn.
Nguyện họ luôn luôn tung hô: Chúa vĩ đại thay! Ngài vui thích ban sự hưng thịnh cho tôi tớ Ngài. (Thi-thiên 35:27 – bản dịch mới).
Do đó, chúng ta thấy rằng khôn ngoan hơn cả là xúc tiến các hoạt động của mình, để có các phương tiện dư dật, hơn là hạ thấp cuộc sống của mình đến chỗ vật lộn một cách thảm hại vì sự tồn tại.
Vợ chồng chúng tôi đã từng nếm trải cả điều này lẫn điều kia. Không ít lần, khi kỳ lễ giáng sinh đến, chúng tôi đã không có cả những gì cần thiết nhất. Tôi nhớ, chúng tôi đã khó khăn như thế nào trong việc phân chia số tiền ít ỏi để mua dù chỉ là những món quà rẻ tiền cho năm đứa con của mình. Mấy ngày trước Lễ Giáng Sinh, chúng tôi xếp các món quà nhỏ mọn mà chúng tôi có khả năng mua được ở dưới gốc cây thông. Tôi nhớ, chúng tôi đã hỏi nhau: "Thế này có đủ cho mọi người không?". Là bậc cha mẹ, thật đau lòng biết bao, khi thấy các con yêu quí của mình phải chịu khổ vì thiếu thốn!
Giờ đây, khi chúng tôi đã lĩnh hội được qui luật đơn sơ của mùa màng này, chúng tôi gieo (cho) nhiều, để gặt (nhận) được nhiều. Bây giờ, các quà tặng Giáng Sinh của chúng tôi đã thay đổi biết bao! Chúng tôi có đủ cho mọi người và còn nhiều hơn thế nữa! Khi tôi nói: cho mọi người, là tôi ngụ ý đến một số không ít người: vợ, năm con chúng tôi với vợ chồng và chín đứa con của chúng, cha mẹ vợ và cha mẹ tôi – tất cả họ với cả tôi nữa đều nhận được những món quà đáng giá.
Kể từ khi chúng tôi học được sự gieo nhiều và thường xuyên, thì chúng tôi liên tục có sự dư thừa. Kinh Thánh thật là đúng. Lời Đức Chúa Trời thật linh nghiệm! Đức Chúa Trời không chịu bị khinh dể đâu. Chúng ta gieo gì, thì chúng ta sẽ gặt được điều ấy (Galati 6:7). Ví dụ về những quà tặng Giáng Sinh chỉ là một phần nhỏ bé trong số những phước hạnh lớn lao mà chúng tôi đã nhận được do việc gieo một cách hào phóng.
John Avanzini