Một vài lời cầu xin thiếu sự trứơc sau như một. Chúng hoặc là sa mạc hoặc như khoảng đất xanh nhỏ giữa sa mạc. Những lời tụng lê thê và khô khan ngắt đoạn bởi những hồi nhúng nước nhỏ nhoi của sự nối kết.
Chúng ta trải qua nhiều ngày trong tuần không cầu nguyện đều đặn, nhưng rồi có một điều nào xảy đến, như là sau khi nghe một bài rao-giảng, đọc một quyển sách, hay trải qua một việc sầu não -nói chung là chuyện gì đó dẫn chúng ta vào sự cầu xin, là chúng ta lao vào. Chúng ta chìm đắm chính mình trong nguyện cầu và khi thoát ra, được tươi mới trở lại. Nhưng khi cuộc hành trình phục hồi, sự cầu xin của chúng ta không trở lại. Những lời cầu xin khác của chúng ta lại thiếu sự thành thật. Nó có vẻ trống rỗng, thuộc lòng, hay cứng nhắc. Nhiều lễ nghi hơn ngoài đời sống. Và dù đây là lời cầu xin hàng ngày, chúng vẫn cạn cợt buồn tẻ. À, chưa kể những lời cầu nguyện thiếu thành thật khác. Chúng ta thẳng thắn tự hỏi nếu sự nguyện cầu tạo được một khác biệt nào đây? Tại sao trên thế gian này lại có chuyện Thượng-đế chốn Thiên-đường muốn nói chuyện với tôi? Nếu Đức Chúa Trời đã biết mọi sự, tôi là ai mà dám nói với Ngài điều gì? Nếu Đức Chúa Trời đã kiểm soát tất cả, tôi là ai để làm nổi một điều gì?
Nếu như bạn gặp khó khăn trong sự cầu xin, tôi đã có đúng một người cho bạn. Đừng lo ngại, người này không phải là một ông thánh trong tu viện. Ông ta cũng không là một sứ đồ có đầu gối chai cứng vì cầu nguyện đâu. Cũng chẳng phải một tiên tri có tên lót giữa là ‘suy niệm'. Ông không quá thánh khiết để làm người nhắc nhở bạn cần phải vào trong sự cầu nguyện bao lâu. Ông ta thật ra ngược lại: Là một người cha với đứa con bịnh tật cần tới phép lạ.
Lời cầu xin của người cha không nhiều, nhưng sự trả lời lại thật dư dật và kết quả đó nhắc nhở chúng ta rằng: Sức mạnh không ở trong lời cầu xin, nó ở trong trái tim của ai nghe thấu. Người cha đã cầu xin từ tấm lòng tuyệt vọng. Con trai của ông, đứa con độc nhất, đã bị quỉ ám. Không những đứa bé bị câm, điếc, và động kinh, nó còn bị một linh quỉ dữ nhập vào. Từ khi cậu bé còn nhỏ, quỉ đã quăng em vào lửa và vào nước. Hãy tưởng tượng ra nỗi đau đớn của người cha. Trong khi những người cha khác ngắm nhìn con mình lớn lên và trưởng thành thì ông này đã chỉ thấy nỗi đau khổ của đứa con. Trong khi những người cha khác dạy dỗ con họ một nghề nghiệp, thì người này chỉ biết cố gắng để giữ cho con mình sống sót.
Những lời cầu xin như thế có tạo được khác biệt không? Chúng ta hãy để thánh Mác trả lời câu hỏi đó, "Khi Đức Chúa Giê-su thấy dân chúng chạy đến đông, thì Ngài quở trách tà ma và phán cùng nó rằng: Hỡi quỉ câm và điếc, ta biểu mầy phải ra khỏi đứa trẻ nầy, đừng ám nó nữa. Quỉ bèn la lớn tiếng lên, vật đứa trẻ mạnh lắm mà ra khỏi; đứa trẻ trở như chết vậy, nên nỗi nhiều người nói rằng: Nó chết rồi. Nhưng Đức Chúa Giê-su nắm tay nó, nâng lên; thì nó đứng dậy." (Mác 9:25-27)
Điều này làm các môn đồ bối rối. Nên ngay khi đi xa khỏi đám đông, họ đã hỏi đức Giê-su, "Tại sao chúng con không thể đuổi được quỉ đó?" Câu trả lời của Ngài là, "Loại quỉ này chỉ có thể đuổi ra bằng sự cầu nguyện" (Mác 9:29). Sự cầu nguyện nào? Cầu xin làm sao để tạo được sự khác biệt? Có phải do lời cầu xin của các môn đồ không? Không, họ đã không cầu nguyện. Vậy phải là lời cầu nguyện của các thầy thông giáo? Có thể họ đã lên đền thờ và cầu thay? Không, các thầy thông giáo cũng đã không cầu xin. Vậy, phải có những người nào đó? Có lẽ, họ đã thức đêm cầu nguyện cho đứa bé trai. Không phải nốt, Chẳng có ai đã cầu xin. Họ chẳng bao giờ khom gối cả. Vậy lời cầu xin nào đã đưa đến việc đức Giê-su đuổi quỉ? Trong câu chuyện này, chỉ có một lời cầu khẩn. Đó là lời xin ngay thẳng của một người đàn ông đang đau khổ. Và Thiên Chúa đã đáp ứng khi đầy lòng cảm động về sự khổ đau chúng ta hơn là sự hùng biện của chúng ta.
Lời cầu xin của chúng ta có thể vụng về. Lòng cố gắng của chúng ta có thể yếu đuối. Những vì sức mạnh của sự cầu xin ở tại nơi người nghe đến, không phải từ nơi người dâng lời, nên những sự cầu nguyện của chúng ta quả thật tạo được một sự khác biệt.by Max Lucado (dịch LDT)