Lúc tôi gặp tiến sĩ Mary Gray lần đầu tiên thì bà đang là một bác sĩ và là một nhà phân tâm học tại Đại học Stephen F. Austin ở Nacogdoches, Texas. Sau khi hưu trí, bà quyết định dâng những năm còn lại của cuộc đời mình cho công tác truyền giáo thông qua lĩnh vực y khoa. Dưới sự bảo trợ của Cơ Quan Truyền Giáo Hải Ngoại thuộc giáo Hội Báp-tít Nam Phương, bà đã đến Zimbabwe để lam̀ việc tại bệnh viện Báp-tít của chúng ta. Tại nơi đó, bà đã viết thư cho tôi, "Những người dân Phi châu nơi tôi đang phục vụ đều tin Đức Chúa Trời tạo dựng trời đất, nhơng họ không tin họ có thể đến gần Ngài."
Con người tin rằng mình không thể đến gần Đức Chúa Trời, và niềm tin đó đã ăn sâu vào trong tâm trí của họ. Ý tưởng về chức thầy tế lễ đã ra đời từ đây. Hầu như mọi người đều biết rằng mình có tội với với một Đấng mà họ sẽ phải diện kiến và tường trình về cuộc đời mình. Nhưng họ không cho rằng mình có thể đến gần Ngài. Đối với họ, chỉ có thầy tế lễ, thầy phù thủy hay là thầy mo mới có thể liên kết họ với một Đức Chúa Trời không ai tiếp cận được.
Chức thầy tế lễ đã xuất hiện trong các tôn giáo khác rất lâu trước khi Chúa lập nên chức vụ ấy giữa vòng dân Do Thái. Áp-ra-ham sống 800 năm trước Môi-se, và ông đã dâng lễ vật cho Mên-chi-xê—đéc, là "một thầy tế lễ của Đức Chúa Trời tối cao." Vai trò của thầy tế lễ là dạy luật pháp của Đức Chúa Trời và duy trì sự thờ phượng trong đền tạm tại đồng vắng, sau này là tại đền thờ. Họ là những người có đặc quyền tiếp cận Chúa và dân sự đến với Chúa thông qua họ. Cho đến thời Chúa Giê-xu thì ý niệm này đã châm rễ sâu trong tâm trí của dân sự.
Một trong những điều lạ lùng xảy rar khi Chúa Giê-xu chết trên cây thập tự đó là bức màn lớn phân cách nơi thánh và nơi chí thánh trong đền thờ bị xé làm đôi từ trên xuống dưới. Điều ấy cho thấy con đường dẫn đến sự hiện diện của Đức Chúa Trời giờ đây đã được mở ra cho mọi người (Ma-thi-ơ 27:51). Sức con người không thể xé tấm màn đó từ bên dưới. Nhưng nó đã được xé từ bên trên như thể Đức Chúa Trời đã ngự xuống và xé nó ra để làm dấu hiệu cho thấy mọi tín hữu giờ đây có thể "đến gần Đức Chúa Cha đồng trong một Thánh Linh"(Ê-phê-sô 2:18).
Cái màn bị xé trong đền thờ báo hiệu một sự khởi đầu trong cuộc cách mạng thần học.
- Điều đó nghĩa là qua Chúa Giê-xu, một con đường mới và sống đến với Đức Chúa Trời giờ đã được mở ra cho những người tin, cho dù người đơn sơ và thiếu học thức.
- Điều đó có nghĩa là chức thầy tế lễ ở Do Thái không cần thiết nữa. Họ được xếp vào hàng thất nghiệp.
- Điều đó có nghĩa là Cơ Đốc giáo phải được dành cho mọi hạng người. Quyền lực và uy thế không còn tập trung vào một thiểu số nào đó nữa. Mục sự là những người lãnh đạo, nhưng họ không phải là thầy tế lễ theo đúng nghĩa của từ ngữ ấy nữa. Trong Tân ước, chữ "tế lễ" không bao giờ được dùng để nói về người mục sư, trưởng lão hay là giám mục nữa.
- Mặc dù vai trò tế lễ có thể vẫn được thực hiện, nhưng những người đó không có đặc quyền của một người làm trung gian cầu thay là quyền mà người ta cho là không thuộc về người tín hữu. Chức tế lễ chính thức không hề được đề cập đến tại bất kỳ Hội Thánh nào trong thời Tân ước.
- Điều đó có nghĩa là trong vương quốc của Đức Chúa Trời không có tầng lớp công dân hạng hai. Tất cả chúng ta đều bình đẳng trước mặt Ngài.
Milton Cunningham, Mục sư Tuyên úy của Viện Đại học Baylor, kể rằng khi ông làm giáo sĩ ở Phi châu, trong một bữa tiệc ông ngồi cùng với gia đình Litunga Barotseland và những người trong gia đình của ông. Ông ta là một trong những tù trưởng danh giá nhất được trọng vọng như vua chúa của Phi châu. Vương quốc của ông là tỉnh miền Tây Zambia. Mục sư Milton kể, "Tôi ngồi cạnh một phụ nữ Phi châu độ 20 tuổi là thành viên của gia đình Litunga."
Tôi nói với cô, "Hãy kể cho tôi nghe, cô có nhiều khả năng trở nên người kế vị ngôi hoàng hậu chứ?" Và tôi không bao giờ quên câu trả lời của cô ta. Cô quay lại và nói, "Ồ, tôi chỉ là một công chúa bình thường mà thôi."
Bạn có từng gặp một công chúa bình thường bao giờ chưa? Không có công chúa nào là bình thường cả. Tất cả những nàng công chúa đều đặc biệt. Cũng vậy, không hề có những Cơ đốc nhân tầm thường. Tất cả chúng ta đều thuộc về gia đình hoàng gia. Kinh Thánh tuyên bố rằng, "Ngài đã làm cho những người ấy nên nước, nên thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời chúng ta" (Khải huyền 5:10).
Trên phương diện thực tế thì ý nghĩa của chức thầy tế lễ mà mỗi tín hữu đều có là gì?
• Chúng ta được tự do và trực tiếp đến với Đức Chúa Trời.
• Chúng ta dâng của lễ thuộc linh cho Đức Chúa Trời cách riêng tư.
• Chúng ta có trách nhiệm xây nhịp cầu giữa Đức Chúa Trời và con người cách cá nhân.
Paul W. Powell