Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 281

Tha Thứ

Sách Giăng chương 20: Cũng chỉ ra "Kẻ nào các ngươi tha tội cho, thì tội sẽ đươc tha,còn kẻ nào các người cần tôi laị, thì se bị cầm cho kẻ đó" Nếu bạn cầm tội đối với bất cứ một cá nhân nào, khăng khăng không chịu tha thứ kẻ xúc phạm mình thì chính bạn sẽ không kinh nghiệm đưọc quyền năng sống lại của Chúa Giê-xu trong đời sống bạn.

Có lần tôi được nghe một câu chuyện bất thường. Một mục sư ở bang Montana được Chúa đánh thức vào lúc 2 giờ 20 phút sáng, dường như ông cảm thấy Chúa phán vớí ông "Ngươi vẫn còn ôm ấp sự cay đắng ngươi không có sự tha thứ

Vậy con còn chưa tha thứ ai, thưa Chúa?

Hít-le! Ngươi vẫn chua tha thứ cho Hít-le. Nhưng Hít-le đã chết rồi mà!

Ta biết. Nhưng Hít-le vẫn chưa chết trong lòng ngươi.

Rồi Chúa nhắc laị mỗi lần ông nhái lại Hít-le, đem Hít-le ra làm trò cười. Chúa chỉ cho ông thấy điều đó là sự ràng buộc thuộc lình khiến ông không nhạy cảm với Chúa và với người, Chuá bày tỏ nỗi cứng lòng của ông đối với những người mà chính ông chưa tưòng gặp gỡ.

Vâng con quyết đinh tha thứ cho Hít-le. Vị mục sư đáp lời với Chúa.

Còn một số vị lãnh đạo khác ngươi phải tha thứ nữa. Chúa nói tiếp.

Nghe đến đây tôi cảm thấy hết sức khó chịu về bản thân. Trong tâm trí tôi hiện rõ ràng tên của một vị lãnh đạo Trung Quốc-- bởi tính tàn baọ của ông, tôi chẳng bao giờ ưa nhắc đến tên ông ta. Tôi biết tôi phải tìm một nơi kính đáo để cầu nguyện.

Khi ấy, vị lãnh đạo kia vẫn còn sống . Trong phút giây quỳ gối cầu nguyện. Tôi hình dung ra hàng triệu người—trong đó có nhiều Cơ Đốc Nhân Trung Hoa đã bị ông sát hại. Tuy vậy tôi phải tha thứ.

Tôi nói với Chúa "con đã tha thứ rồi" rồi cầu nguyện cho sự cứu rỗi của ông ta. Trước đây tôi đã từng làm như vậy, nhưng lời cầu nguyện tôi luôn thiếu niềm tin và thuyết phục. Bây giờ với tấm lòng tha thứ, tôi có thể khóc lóc nài xin Chúa cho linh hồn của ông cũng như linh hồn của bất cứ một ai trong gia đình tôi còn cách xa Chúa.

Kinh Thánh cho biết trong sách Gia Cơ chương 5 câu 16 phần b, "Người công bình lấy lòng sốt sắng cầu nguyện thật có linh nghiệm nhiều" Bạn không thể giải phóng quyền năng của Chúa qua lời cầu nguyện nếu không có trái tim của Ngài.

Để cầu nguyện một cách hữu hiệu, chúng ta phải cầu nguỵện với thần linh của Chúa--với tấm lòng của Chúa đối với cá nhân hay hoàn cảnh cụ thể. Chỉ khi cầu nguyện với sự tha thứ, chúng ta mới thấy câu trả lời của Chúa Giê-xu.

Khi ý thức được rằng trước đây mình chưa thực hiện nguyên tắc trên đây trong sự cầu nguyện, tôi liền đáp ứng ngay với vị lãnh đạo quốc gia kia. Tôi quyết định tha thứ cho ông, mặc dù vì ông mà biết bao nghiêu người đã bi sát hại. Tôi đã giải phóng quyền năng của niềm tin trong khi cầu nguyện cho một cá nhân chưa từng gặp.

Một thời gian sau đó tôi có dip đọc tạp chí "Thời Báo" (Time) ra ngày 20 tháng chin năm 1976 trong đó có Henry Kissinger thuật lại chuến đi thăm Trung Quốc của ông.

Ông kể lại rằng vị lãnh đạo kia nói chuyện về Đức Chúa Trời và mối lo lắng phải đối diện với Đấng Tạo Hóa trong một ngày không xa. Sau cuộc gặp gỡ với Kissinger, ông không được phép ra mắt công chúng hay gặp gỡ những người nước ngoài trong những tháng cuối cùng của cuộc đời. Tôi hy vọng rằng ông đã gặp Chúa và tìm thấy sự tha thứ của Ngài mà ông từng mong mỏi. Chắc chắn rằng nhiều Cơ Đốc Nhân đã cầu nguyện cho ông, cũng như con cái Chúa trong thế kỷ thứ nhất đã cầu nguyện cho Phao Lô, một tay khủng bố đạo Chúa tàn nhẫn khác.

Tha thứ có nghĩa là bỏ đi đời sống tin thần ví cớ người khác. Tha thứ là bỏ đi tình cảm riêng tư. Tha thứ là quyết định không ghi nhớ những gì mà người khác đã làm tổn thương đến mình.

Có nhiều điều ngăn trở sự tha thứ. Điều thứ nhất là khăng khăng nhất định không chịu tha thứ. Bằng lý trí bạn có thể cầm tội hoặc lựa chọn yêu thương kẻ thù. Chính Chúa Giê-xu phán day như vậy. Tình yêu bao giời cũng đem lại sư tha thứ.

Chúa không bao giờ yêu cầu làm điều gì ngoài sức của chúng ta. Khi bạn lựa chọn sự tha thứ, Chúa sẽ giúp sức cho bạn. Khi Corriten Boon đưa tay ra bắt tay của người cai ngục, đã hành hại bà trong ngục tù Đức Quốc Xã, ân điển của Chúa được ban ra để giúp bà bày tỏ sự tha thứ một cách vui vẻ.

Điều ngăn cản sự tha thứ khác là thất baị trong sự tha thứ cho bản thân. Bạn phải tha thứ cho chính mình trước khi có thể tha thứ cho người khác.

Điều thứ ba cản trở sự tha thứ là sự ganh ghét, không muốn người khác thay đổi. Người con trai hoang đàng trong Lu-ca chương 15, trở về nhà trong sự ganh ghét, ganh tị của người anh trai mình.

Điều thứ tư cản trở sư tha thứ là sự kiêu ngạo. Nhiều khi thái độ kiêu ngạo thể hiện qua tính tự ti hơn là tự cao. Bạn có thể tự hào về tính khiêm nhường cho mình chẳng có giá trị nào cả. Không, đó cũng là một trong những biểu hiện của sự kêu ngạo. Người càng khiêm nhường bao nhiêu thì càng có lòng tự trọng bấy nhiêu

Linh hồn chúng ta có thể được nắn thẳng với sự tha thứ thay gì bẻ công, bẻ quẹo bởi sự cay đáng và tổn thương mà chúng ta bấu víu. Hành động tha thứ cho phép sự chữa lành tình cảm và làm cho bạn trở nên mạnh mẻ đủ sức có thể chịu đựng những tổn thương khác có thể xảy ra trong tương lai.

Loren Cunningham