Phao lô đầu phục quyền tự do của mình cho Chúa, nhờ vậy ông đã được Chúa sữ dụng viết phần lớn sách Tân Ước trong những năm tháng lao tù. Phao-lô biến mình trở nên kẻ đầy tớ cho Chúa, dù thân xác của ông ở trong hay ỏ ngoài bốn bức tường đá, ông luôn luôn là người thực sự tự do, không ai có thể chiếm đoạt được quyền tự do của ông ngay cả khi bị xích chân vào hai người lính gác tù khác. Chắc Phao-lô đã cầu nguyện trong lúc ấy—theo lời bình luận của ông Anh-Rê "Cám ơn Chúa đã cho con một ‘Hội Thánh’không ra về lúc mười hai giờ trưa . Phao-lô tranh thủ giảng đạo cho hai người lính gác ngục cho đến phiên họ đổi canh. Sau đó phao-lô tiếp tục nói chuyện về Chúa cho hai người lính gác tù mới. Trong trường hợp của Phao-lô, ai là người thực sự tự do và ai là kẻ tù tội?
Nhiều lân chúng ta nghe nói rằng cánh cửa truyền giảng Phúc Ân nay đã bị đóng trong một phần ba thế giới. Luận điệu nầy đến từ đâu? Ai là người đóng cửa một phần ba kia?. Có phải đây là sang kiến của chúa không? Có phải Chúa chỉ phán "Hãy đi truyền giảng những nơi nào có sự tự do về chính trị, những nơi nào luật pháp cho phép công bố Phúc Âm cho mọi ngươì không?" Không đâu! Sự thực là ma quỉ muốn đóng cửa thế giới. Nếu nó đã làm cho bạn tin một quốc gia đã bị đóng cửa, đối với bạn chẳng còn con đường nào đến được quốc gia đó nửa.
Những thành tích vĩ đại nhất trong lịch sử truyền giáo hiện đại vẩn còn xảy ra hằng ngày và xảy ra những nơi mà thế giới Tây Phương không hề biết đến. Tuy nhiên chúng ta đã được sao chép lại trong số sách của Thiên Đàng để một ngày kia chúng ta cũng sẽ được nghe kể lại. Tôi có dịp gặp được một mục sư người Nga tên Ean Poysty người chịu trách nhiệm truyền giảng trên đài phát thanh từ nước ngoài vào Liên-xô. Có người vào thăm Liên-xô rồi kể lại cho ông như sau:
"Cách đây mười bốn năm có một mục sư bị kết án về tội giảng đạo. Khi đặc chân đến cửa nhà tù, ông ý thức được Chúa đang ban cho ông một môi trường truyền giảng đặc biệt. Ông liền để ý tìm kiếm những phạm nhân phạm tội gian ác nhất ở đó. Ở Liên-xô, người ta thường giam tù chính trị, tôn giáo và tù hình sự chung với nhau. Ông mục sư bắt đầu công việc cầu nguyện và làm chứng cho một phạm nhân phạm tội giết người. Phạm nhân nầy vẫn còn hung bạo đến nỗi những cai tù vẫn không dám lại gần.
Trong tù người ta đòi hỏi phải làm việc mười hai giờ mỗi ngày. Vì biết rằng kẻ giết người kia chẳng có thể mở lòng tiếp nhận Phúc Âm nếu ông kiêng ăn và cầu nguyện. Vậy ông bắt đâu từ bỏ phân cơm tối nhỏ bé sau một ngày làm việc mệt nhọc. Và khi mọi người đã yên giấc, ông bò ra khỏi giường và qùi gối trên sàn gỗ để cầu thay cho sự cứu rỗi của phạm nhân nầy.
Một ngày kia, trong khi đang cầu nguyện với giòng nước mắt tuôn tràn trên má, ông cảm thấy có ai đang vỗ nhẹ vào vai. Ông quay lại thấy phạm nhân kia đang trừng trừng nhìn thẳng vào mặt ông và hỏi:
"Mày làm gì vậy?"
"Tôi đang cầu nguyện" Ông mục sư trả lời
"Cầu nguyện về điều gì?"Người ấy hỏi cách cọc cằn
"Tôi đang cầu nguyện cho anh." Ông mục sư vừa nói vứa lấy tay gạt dòng nức mắt.
Chẳng bao lâu sau phạm nhân nầy tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa của đời mình. Tin về sự thay đổi đột ngột của anh ta lan rộng trong cả nhà lao. Viên cai ngục gọi ông mục sư lên văn phòng để tra hỏi những gì ông đã làm cho kẻ giết người nổi tiếng kia.
"Tôi chẳng làm gì cả, tôi chỉ cầu thay cho anh ta thôi, chính Chúa đã thay đổi anh ta." Ông mục sư khiêm tốn trả lời.
Viên cai ngục gặng hỏi tiếp "Làm gì có Chúa, ông thực sự đã làm gì cho hắn?"
Ông mục sư nhắc lại lời mình vừa nói.
Viên cai ngục lắc đầu "ta chẳng thích nghe những chuyện về Chúa. Tuy nhiên, ta sẽ cho ông làm những việc nhẹ nhàng hơn trong nhà ăn để ông có thời gian thay đổi những người khác như ông đã thay anh chàng kia."
Đây là nhà tù tệ hại thứ nhì trong tất cả các nhà tù ở Liên –xô. Chẳng bao lâu nhiều người đã tiếp nhận Chúa Giê-xu và bầu không khí trong nhà tù thay đổi một cách đáng kinh ngạc.
Người ta chuyển ông mục sư nầy đến một nhà tù tệ hơn với một sự hứa hẹn rằng nếu ông làm thay đổi các tù nhân ở đây họ sẽ cho ông mãn hạn tù sớm.
Rồi một sự vận hành của Chúa bắt đầu ở nhà tù mới nầy. Ông mục sư đành phải viết một lá thư cho vợ mình, khẩn khoản xin bà thông cảm cho phép ông được tiếp tục ở tù. Ông đã từ chối sự phóng thích để phục vụ Chúa trong vòng các tù nhân.
Ông mục sư trên đã đầu phục quyền tự do của mình cho Chúa để đổi lại một ân huệ lớn hơn là được Chúa sử dụng trong một cách đặc biệt phi thường.
Có người nói "Nếu không phải trả gía thì Đạo Cơ Đốc chẳng có gía trị." Đúng vậy. Chính Chúa Giê-xu tuyên bố rằng những ai vâng giữ Lời Chúa sẽ được Đức Chúa Trời yêu mến và sẽ chứng kiến những công việc kỳ diệu trong cuộc sống bên cạnh sự bắt bớ và gian khổ.
Loren Cunningham