Cảm tạ Đức Chúa Trời về sự tự do vĩ đại mà Ngài đã ban cho chúng ta trong nước Mỹ!
Hầu hết người ta coi sự tự do của chúng ta về tôn giáo, chính trị, cá nhân, và kinh tế, là quyền hạn đương nhiên. Họ rất thấm thía và mong ngóng vào xứ sở được phước của chúng ta, là nơi dân chúng ngày nay không còn khái niệm hay sự cảm kích nào về gốc tích của mọi sự tự do đó.
Sự tự do chính nó là một giá trị theo Kinh thánh. Kinh Thánh nói;" Vả, Chúa tức là Thánh Linh, Thánh Linh của Chúa ở đâu, thì sự tự do cũng ở đó." (2 Cô-rin-tô 3:17). Chúa Cứu Thế (Christ) mang lại sự tự do, nhân vị, và giá trị cho tâm linh loài người. Đó là lý do tại sao các thể chế áp bức như Phát-xit, vô thần Cộng-sản, và Tôn giáo bạo quyền, ghét Kinh thánh và Cơ-đốc giáo vì nó chứa đựng chân lý của giải thoát. Lấy ví dụ như, trong vài nước lạc hậu ngày nay, dưới quyền cai trị của tà giáo người phụ nữ bị đặt trong sự trói buộc khốc liệt, thường bị đối xử như những con vật. Nhưng đấng Cứu Thế đã đem nhân vị lại cho phụ nữ, và ở đâu có Đức Thánh Linh của Ngài hiện diện, ở đó họ được tự do để là những gì như đã được Thiên Chúa tạo dựng. "Vậy, nếu Đức Con giải phóng các người, thì các người mới thật sự được tự do." (Giăng 8:36)
Người ta coi các tự do về tư sản và sự tự do kinh doanh là đương nhiên, nhưng các điều này cũng dựa trên Kinh thánh. Ví dụ như hệ thống tự do mậu dịch của nước Mỹ đã mau chóng bộc phát từ kinh nghiệm thất bại lúc ban đầu qua các áp dụng của tập sản chủ nghĩa hay nông trường kiểu cộng sản tại hai vùng Plymouth và Jamestown.
Tại vùng Plymouth, qua sự sắp đặt của các nhà đầu tư tại Anh có sự ấn định trong doanh vụ di dân Pilgrim là các người đến định cư phải chịu sinh hoạt trong một chế đó tập sản (giống cộng sản) cùng nhau canh tác chung. Nhưng họ khám phá được ngay rằng cách này thật vô hiệu quả, không hấp dẫn cá nhân nào và đưa đến những kết quả sản xuất tai hại. Sau đó những kinh nghiệm khác trong nước cũng đã chứng tỏ sự tai hại tương tự. Người ta bàn cãi và đã quyết định rằng mọi người nên sở hữu mảnh đất riêng cho mình, dựa vào khả năng của chính họ và chấp nhận mọi rủi ro. Quyết định này đã giúp thiết lập cho nước Mỹ cái hệ thống về tự do kinh doanh . Thống đốc Bradford đã viết, "Họ đã rất thành công, vì điều này đã làm mọi bàn tay nên chuyên cần, đến nỗi quá nhiều ngô bắp đã được trồng trọt, hơn xa cái thế giới rộng lớn đã thực hiện bằng mọi cách mà guồng máy nhà nước hoặc con người có thể xử dụng đến... "
Thống đốc Bradford nói thêm, "Kinh nghiệm... có thể chứng tỏ cái ý thức phù phiếm mà triết gia Plato cùng các người thời xưa khác ấp ủ, và đã được cổ võ bởi một số người trong thời cận đại, rằng việc người ta lấy đi tài sản và mang gộp vào cộng đồng cho một phát triển chung sẽ làm con người hạnh phúc và thịnh vượng. Những kẻ nói thế đã tưởng mình như thể khôn ngoan hơn cả Đức Chúa Trời."