Có rất nhiều trường hợp trong Kinh Thánh về những người đàn ông, đàn bà đã không hiểu những điều đang xảy ra đến với họ. Họ đã trải qua những thời kỳ thắc mắc, nghi ngờ, đổ lỗi, thậm chí chỉ trích Chúa nữa. Nhưng rồi họ cũng đã nhận ra sự khờ dại của chính mình. Họ đã ăn năn và quay lại với Chúa thay vì nổi giận với Ngài.
Tôi khích lệ những ai đã từng nổi giận cùng Chúa phải vượt qua tiến trình tha thứ cho Chúa. Chúa không cần sự tha thứ của chúng ta nhưng chúng ta cần phải thực hiện quá trình này và nói lời tha thứ để khai phóng sự nóng giận, cay đắng và oán hận trong tâm hồn chúng ta.
Nếu chúng ta có thể hoàn tất một tiến trình tha thứ hoàn chỉnh, chúng ta có thể được phục hồi một đời sống an bình. Nhưng nếu chúng ta không chịu tha thứ Chúa khi cần phải làm như vậy, chúng ta sẽ vẫn còn ở trong sự xung đột. Đó là những gì xảy ra trong hai trường hợp sau đây về hai câu chuyện giống nhau, nhưng kết thúc rất khác nhau.
Nhiều năm trước ấy, một người đàn bà mất chồng vì bệnh ung thư. Trong suốt thời gian ông ta chịu đau đớn vì bệnh tật, ông đã được tái sanh đầy dẫy Đức Thánh Linh và hoàn toàn phó thác mọi sự cho phúc âm. Ông đã cố gắng hết sức để làm chứng cho thật nhiều người. Cả gia đình mong đợi ông sẽ được Chúa chữa lành một cách siêu nhiên, và đời sống ông sẽ là lời chứng sống động về quyền năng chữa bệnh của Chúa.
Ông ta cũng đã nhận những lời tiên tri nói rằng ông sẽ sống chứ không chết. cả gia đình đứng vững trong đức tin và nói ra những lời Chúa. Họ làm mọi điều mà những vị lãnh đạo thuộc linh dạy bảo cũng như mọi sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nhưng rồi người đàn ông đó đã qua đời.
Mặc dù và vợ của ông đã trải qua sự bối rối, giận dữ và thât vọng nhiều, nhưng bà đã có thể đặt niềm tin nơi Chúa và đã vượt qua một cách chiến thắng. Trong lễ kỷ niệm ngày mất lần thứ 7 của ông, tôi đã nhận được một bức thư bà gởi cho Dave và tôi vì chúng tôi đã ở cùng bà suốt thời gian đó. Bà đã biết ơn lời của Chúa mà bà đã nhận được từ sự giúp đỡ của chúng tôi cũng như từ HộI thanh của bà.
Bà đã nói vờI tôi, hôm nay bà yêu Chúa đến dường nào! Ngài là cả cuộc đời bà. Bà ưa thích phục vụ Ngài bất cứ cách nào bà có thể. Bà vẫn luôn nhớ chồng, nhưng bà có sự bình an và bước đi trong chiến thắng.
Mặc khác, các con của bà không có tình trạng tốt như vậy. Họ vẫn còn giữ lại sự cay đắng mà họ đã cảm thấy khi ba họ mất. Sự bối rối trong tâm linh của họ đã ảnh hưởng trên sự phát triển thuộc linh của họ. Họ không từ bỏ Chúa một cách hoàn toàn, nhưng họ đã lùi bước và không bao giờ phục hồi được.
Giận dữ và cay đắng đối với Chúa sẽ chận bạn lại và ngăn trở không cho bạn chạy về phía trước. Nó là một .. chướng ngại vật thuộc linh... – có lẽ nó mạnh hơn bất cứ cái gì khác. Tại sai vậy? Đơn giản là vì sự giận dữ đóng cánh cửa dẫn đến Đấng duy nhất có thể giúp đỡ, chữa lành, an ủi và phục hồi đờI sống và tình cảm của chúng ta.
Một cặp vợ chồng khác đã hầu việc Chúa một cách nhiệt tình trong nhiều năm trường và có nhiều con. Bỗng dưng một đứa con của họ qua đời. Người chồng đã trở nên cay đắng với Chúa và tôi chắc chắn rằng suy nghi của ông ta là: Hỡi Chúa, tôi đã phục vụ Ngài một cách trung tín bao nhiêu năm nay. Tôi không hiểu tại sao Ngài lại để cho điều ấy xảy ra. Tại sao Ngài không gìn giữ chúng tôi? Làm thế nào Ngài lại để cho chúng tôi thảm hại như thế này? Chúng tôi không xứng đáng bị đối xử như vậy mà Chúa.
Những suy nghi như vậy cứ tiếp tục làm cho người đàn ông này quá cay đắng qúa tức giận đến nỗi nó bắt đầu ảnh hưởng đến đời sống của ông ấy như một căn bệnh ung thư. Kết quả là ông đã ly dị với vợ và tiếp tục một cuộc đời tội lổi không còn muốn liên hệ gì với Chúa nữa.
Joyce Meyer