Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 398

Kế Hoạch Lẫn Nhau Của Đức Chúa Trời

Nếu Hội Thánh là một gia đình thì đó phải là một nơi có sự tăng trưởng. Mục đích của Hội Thánh không phải chỉ là vui huởng lẫn nhau mà còn là khích lệ lẫn nhau trong sự tăng trưởng tâm linh. Đấy phải là một nơi chúng ta có thể phát triển một cách trọn vẹn trong Đấng Christ.

Thú vui của những người chưa được cứu bên ngoài nhà thờ đó là gọi những người trong Hội Thánh là kẻ giả hình. Từ "giả hình" có nguồn gốc từ lỉnh vực kịch nghệ vào thời mà một diễn viên đóng nhiều vai trong một vỡ kịch. Người ấy đeo những mặt nạ khác nhau tùy theo tính cách của mỗi vai diễn. Trong một cảnh, anh ta có thể là một tên côn đồ, nhưng trong cảnh khác anh lại trở thành một người hùng. Người ấy đơn giản chỉ mang một chiếc mặt nạ khác. Người như thế gọi là "kẻ giả hình" (hypocrite). Ban đầu chữ ấy không mang nghĩa gì xấu, nhưng dần dà nó được dùng để nói về một người hai mặt, một người đóng kịch trước mặt người khác hoặc chỉ giả đò tin kính.

Tôi chắc rằng trong Hội Thánh có những người giả hình. Billy Sunday nói, "Bạn có thể tìm thấy trong Hội Thánh ngày nay từ con chim ruồi bé xíu cho đến con kênh kênh khổng lồ." Tôi nghĩ là ông nói không sai. Nhưng không phải tất cả những người không thể sống theo sự tuyên xưng đức tin của họ đều là giả hình. Những người hay phê phán đã không nhận ra được một điều đó là, một gia đinh lớn và đang phát triển sẽ có nhiều hạng người ở nhiều độ tuổi và nhiều cấp độ chín chắn khác nhau. Có thể có cha mẹ, tức là nguời lớn, có thiếu niên, ở lứa tuổi vị thành niên và cũng có trẻ em hay trẻ sơ sinh. Không ai có thể mong đợi mọi nguời trong một gia đình như thế lại xử sự giống hệch nhau. Trẻ sơ sinh xử sự không giống như mấy đứa lớn hơn, thiếu nhi thì không hành động như thiếu niên, và thiếu niên thì không xử sự như người lớn. Sự thật là, mục đích của gia đinh một phần là để mọi nguời giúp đỡ lẫn nhau để tăng trưởng từ tình trạng hiện tại đến mức truởng thành trọn vẹn.Là một gia đình của Đức Chúa Trời, Hội Thánh cũng phải giống như vậy. Có nhiều cấp độ trưởng thành khác nhau trong Hội Thánh. Một số người mới vừa được tái sanh. Họ là những trẻ sơ sinh trong niềm tin. Một số nguời là trẻ vị thành niên thuộc linh. Và một số khác là những người trưởng thành.

Người tín hữu tích cực cao tuổi nhất trong Hội Thánh mà tôi quản nhiệm trước đây là một cụ già 96 tuổi. Ở tuổi đó nhưng ông vẫn còn hát trong ca đoàn. Mỗi khi hát thì có người dìu ông bước lên trên bục cùng với ban hát. Và khi đứng, ông dựa người vào tường để khỏi ngã. Điều đó đem lại một ý nghĩa mới cho bản thánh ca nhiều tuổi, "Leaning on the Everlasting Arms" ("Nương Cánh Vĩnh Sanh" - Thánh Ca Tiếng Việt.") Ông tiếp nhận Chúa khi được mười tuổi. Như vậy, ông đã là một Cơ đốc nhân đuợc 86 năm. Nhưng trong Hội Thánh có một số người là Cơ đốc nhân chưa đuợc tới 86 ngày. Họ chưa biết đi, biết nói, biết hành xử như một nguời Cơ đốc. Những người ấy cần có thời gian để lớn lên trong đức tin. Cũng giống như gia đình, chúng ta không thể mong muốn mọi người trong Hội Thánh đều cư xử y như nhau. Và theo điều tôi hiểu, một gia đinh Hội Thánh phải là một nơi tiếp nhận mọi hạng nguời ở mọi trình độ phát triển khác nhau; ở đó họ sẽ được giúp đỡ và khuyến khích để trở nên trưởng thành trong Đấng Christ.

Một số người gọi nhà thờ là một "cộng đồng chăm sóc". Đó là nơi người ta nhận được tình yêu thương, được chấp nhận và được khích lệ khi họ đang từng bước lớn lên. Đó là nơi mà mỗi thành viên nhận trách nhiệm về sự tăng trưởng thuộc linh của thành viên khác. Mỗi một người phải giúp người khác trở nên một Cơ đốc nhân tốt hơn. Đó là nơi tất cả những con đỏ thuộc linh có thể họp lại với nhau trong sự thông công, thờ phuợng, phục vụ và nhận lấy sự quan tâm, thông cảm cùng sự huớng dẫn trong quá trình truởng thành. Hội Thánh phải phát triển không chỉ nhờ có người mới thêm vào nhưng còn nhờ sự chăm sóc những thành viên đang có.

Tác giả của sách Hê-bơ-rơ đã mô tả điều đó như sau, "Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành; chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy." (Hê-bo-ro 10:24-25).

Tôi muốn anh em chú ý chữ "lẫn nhau" trong câu trên. Nếu Hội Thánh muốn chiếu ánh sáng vào thế giới giống như tháp hải đăng thì không thể bỏ qua một danh sách dài những chữ "lẫn nhau" của Đức Chúa Trời. Sức mạnh thuộc linh của từng ngọn nến Cơ đốc nhân sẽ tỏa sáng hơn khi nhiều kế hoạch "với nhau" của Đức Chúa Trời được vận hành giữa vòng chúng ta.

Chúng ta phải "yêu mến lẫn nhau" (Giăng 13:34-35); Chúng ta là "các phần chi thể của nhau" (Rô-ma 12:5); Chúng ta "lấy lẽ kính nhường nhau" (Rô-ma 12:10); Chúng ta "hãy vui với nhau" (Rô-ma 12:15; 1 Cô-rinh-tô 12:16); Chúng ta "khóc với nhau" (Rô-ma 12:15); Chúng ta "ở cho hiệp ý nhau" (Rô-ma 12:16); Chúng ta "chớ xét đoán nhau" (Rô-ma 14:13); Chúng ta "hãy tiếp lấy nhau" (Rô-ma 15:7); Chúng ta "khuyên bảo nhau" (Rô-ma 15:14); Chúng ta "hãy chào nhau" (Rô-ma 16:16); Chúng ta "hãy chờ đợi nhau" (1 Cô-rinh-tô 11:33); Chúng ta "đồng lo tưởng đến nhau" (1 Cô-rinh-tô 12:25); Chúng ta "làm đầy tớ lẫn nhau" (Ga-la-ti 5:13); Chúng ta "ở với nhau cách nhân từ" (Ê-phê-sô 4:32); Chúng ta "tha thứ lẫn nhau" (Ê-phê-sô 4:32; Cô-lô-se 3:13); Chúng ta "đầy dẫy lòng thương xót" (Ê-phê-sô 4:32); Chúng ta "khích lệ lẫn nhau" (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:11); Chúng ta "vâng phục nhau" (Ê-phê-sô 5:21); Chúng ta "chiều nhau" (Ê-phê-sô 4:2; Cô-lô-se 3:13); Chúng ta "khuyên giục nhau" (Hê-bo-ro 10:24); Chúng ta "tiếp đai nhau" (1 Phi-e-ro 4:9); Chúng ta "lấy ơn mình đã được mà giúp nhau" (1 Phi-e-ro 4:10); Chúng ta "khiêm nhuờng khi đối đãi với nhau" (1 Phi-e-ro 5:5); Chúng ta "chớ nói hành nhau" (Gia-co 5:16); Chúng ta "giao thông cùng nhau" (1 Giăng 1:7); Chúng ta "chớ nghịch cùng kẻ khác" (1 Cô-rinh-tô 4:6); Chúng ta "mang lấy gánh nặng cho nhau" (Ga-la-ti 6:2).

Nếu kế hoạch "với nhau" của Chúa được thực hiện, chúng ta sẽ là một gia đinh thực sự trong ý nghĩa đầy trọn của nó. Với một gia đình như thế thì đảm bảo sẽ không có một thành viên nào sẽ phải đơn độc chống chọi trong chiến trường cam go của cuộc đời. Chúng ta đều biết rằng không một ai là hoàn hảo. Ai cũng biết rõ là mình có tội. Vì thế chúng ta cần kiên nhẩn, mềm mại, tha thứ, nhịn nhục, chịu đựng với nhau trong lúc nỗ lực trở nên người tốt nhất Chúa muốn.

Có một câu châm ngôn Phi châu nói rằng "Nuôi một đứa nhỏ phải cần đến cả làng". Cũng một thể ấy, phải cần cả Hội Thánh để giúp đỡ một tân tín hữu đạt đến mức độ thành nhân trong Đấng Christ.

PAUL POWELL