[ English | Vietnamese ]
Phải Trả Giá Cao Để Cân Bằng
Cách đây vài năm, một nhà văn viếng thăm Công Viên Yellowstone và quan sát cho thấy rằng con vật duy nhất mà gấu xám chia sẻ thức ăn với nó là con chồn hôi. Không phải gấu xám muốn chia sẻ thức ăn nhưng nó chọn chồn hôi để nó chia xẻ. Với sức mạnh của móng vuốt, nó có thể nghiền nát con chồn hôi. Vì vậy tại sao nó cho phép chồn hôi ăn với nó?
Bởi vì nó biết giá phải trả để cân bằng rất là cao.
Con gấu lanh trí!
Chắc chắn nó học biết điều này thật khó. Kỳlạ thay con người chúng ta thường không lanh trí như vậy. Đôi khi chúng ta mang trong mình những ác cảm suốt những năm tháng, rồi thường kiềm chế những ác cảm trong tiềm thức, và kết cuộc chỉ làm cho chính mình bị tổn thương hơn là những người muốn san bằng. Chúng ta không nhìn thấy tinh thần không tha thứ gây tai hại làm sao.
Các thầy thuốc cũng như các nhà tư vấn chứng minh cho thấy tinh thần không tha thứ thật nguy hại. Vài bác sĩ y khoa ước đoán rằng phần lớn các căn bệnh mà họ điều trị đều có liên quan đến những vấn đề cảm xúc như là giận dữ thiếu lòng tha thứ. Và các nhà tư vấn thì cho thấy rằng căn nguyên gây nên cay đắng thường do chứng chán nản thất vọng, băn khoăn lo lắng, và những quan hệ đổ vỡ.
Tôi đọc một bản tường trình về một bệnh nhân lấy làm ngạc nhiên khi bác sĩ của anh ta nói, "Nếu anh không cất bỏ mối thù hằn, thì tôi cần phải cắt bỏ một phần đường ruột của anh".
Thật may, gã đàn ông đó làm theo lời khuyên của bác sĩ. Anh ta đã nuôi trong mình mối thù hằn với người cùng làm việc cũ của mình. Anh đã đến gặp người này, giải quyết những ý kiến khác nhau của họ, và tha thứ cho ông ấy. Khi anh ta trở về gặp bác sĩ, thì điều kiện thể xác của anh được tinh sạch.
"Không Tha Thứ Thì Giống Như Nô Lệ Cho Qúa Khứ".
Dĩ nhiên lời khuyên trên không mới mẻ gì. Cách đây 2000 năm Thầy Thuốc Lỗi Lạc Nhất là Chúa Giê Xu Christ đã chỉ ra tầm quan trọng của tinh thần tha thứ. Khi Ngài khuyên chúng ta, "Hãy tha thứ bảy mươi bảy lần", thì Ngài suy nghĩ về quyền lợi cảm xúc và thể xác của chúng ta cũng như về tinh thần của chúng ta. Trong cuốn sách Không Có Căn bệnh Nào" của mình, tiến sĩ S.I. McMillen đã trình bày cho thấy rằng tinh thần tha thứ có thể cứu chúng ta thoát khỏi "viêm đường ruột, bướu độc, huyết áp cao, và những chứng bệnh khác "kể cả ung nhọt, bệng suyển, viêm khớp, viêm da, viêm thần kinh, và những chứng đau tim -- tất cả là những hậu qủa có thể xảy ra vì giận dữ.
Cách đây một thời gian, trong bài báo Thời Nay1, nói về tinh thần tha thứ của Giáo Hoàng John Paul đối với Mehmet Ali Agca, kẻ có mưu ýï gịám sát mình, đa õgây cảm kích nhà báo Lance Morrow viết, "Vụ kiện tâm lý về tinh thần tha thứ thật sự có tính thuyết phục. Không tha thứ như bị nô lệ cho qúa khứ, chỉ vì nỗi đau buồn cũ xưa mà không để cho cuộc đời tiến triển với những công việc mới mẻ.
"Không tha thứ là đầu hàng chính mình trước sự kiểm soát của người khác. Nếu một người không tha thứ, thì họ bị thế chủ động của người khác kiểm soát và bị khóa chặt trong chuỗi hành động và đáp ứng, nối tiếp giận dữ và trả thù, ăn miếng trả miếng, luôn luôn leo thang. Hiện tại không ngừng chao đảo và qúa khứ cứ giày vò".
Nhưng tha thứ thì giải phóng khỏi qúa khứ.
Chúa Giê Xu Christ chỉ ra một lẽ thật đáng phiền về tinh thần không tha thứ khi Ngài nói, "Nếu các ngươi tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ tha thứ các ngươi. Song nếu không tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha lỗi cho các ngươi". 2
Đối với tôi, tôi tin những điều Chúa Giê Xu Christ nói, tinh thần không tha thứ là dấu hiệu chắc chắn mà tôi thật sự không ăn năn với Thượng Đế về những thất bại của tôi, và cũng không kinh nghiệm hoàn toàn tình tha thứ của Ngài.
Hơn nữa, thái độ không tha thứ hủy hoại những quan hệ cá nhân. Điều này không có nghĩa là những quan hệ gần guĩ, đặc biệt như là quan hệ hôn nhân, bị đổ vỡ không nhiều bởi những điều được làm nhưng bởi những điều không được thực hiện -- tha thứ lẫn nhau.
Bất cứ nơi nào tôi không tha thứ người khác, thì bức tường giận dữ được xây giữa chúng tôi, và cuối cùng chúng tôi trở nên xa lạ. Nhưng một khi tôi tha thứ, cảm giác yêu thương có thể được phục hồi nếu điều đó hợp lý. Tôi nói, "Nếu điều đó hợp lý" bởi vì có những lần, như là trong trường hợp lạm dụng hay thiếu ăn năn, thì tha thứ không dẫn đến tinh thần phục hồi trong quan hệ.
Tuy nhiên, lòng tha thứ cần phải chân thật và không chỉ là cử chỉ tôn giáo hay theo cảm giác vì đó là "điều đúng để làm". Nếu tinh thần tha thứ của chúng ta không chân thật, thì lòng giận dữ sẽ xoi mói những điều xấu ra để nói vào những lúc không mong đợi nhất -- như khi cặp vợ chồng tranh cãi, họ bắt đầu lôi ra những việc từ qúa khứ mà họ vẫn cảm thấy giận dữ. Rõ ràng, họ chưa tha thứ về những việc đó. Tinh thần tha thứ không thể quên đi qúa khứ, nhưng có thể chôn vùi nó.
Tha thứ có thể rất khó nếu chúng ta bị tổn thương nặng nhưng làm thế nào chúng ta có thể tha thứ một người khi thậm chí người đó không cảm nhận chính họ đã gây ra?
Theo tác giả Susan Jacoby, thì chúng ta không thể. Cô cảm thấy rằng "tinh thần tha thứ thật không thể xảy ra mà không thừa nhận điều sai trái đối với người có trách nhiệm vì đã gây ra đau đớn".3
Nếu như vậy, thì vài người trong chúng ta sẽ mang trong mình những mối thù hằn suốt thời gian dài. Thật vậy, khi một người thừa nhận điều sai trái của mình, thì tất nhiên sẽ tha thứ dễ dàng hơn. Nhưng khi người đó không nhận thấy sai trái của mình, thường là một vụ kiện, thì tha thứ trở thành một sự chọn lựa. Chúng ta có thể chọn tha thứ hoặc không tha thứ.
Làm Thế Nào Chúng Ta Có Thể Tha Thứ Một Người Khi Mà Thậm Chí Người Đó Không Cảm Nhận Sai Trái Của Mình?
Tuy nhiên chúng ta cần nhận thức rằng có lẽ tinh thần tha thứ chủ yếu là không vì những điều sai trái đã xảy đến chúng ta, nhưng vì cơn giận của chúng ta đối với người gây rắc rối đến chúng ta. Thiếu tinh thần tha thứ thường do loại giận dữ này -- sự trộn lẫn giữa tổn thương và giận dữ. Vì vậy, để tha thứ thật, thì cần phải đối diện và giải quyết vết tổn thương và nỗi giận dữ.
Để giải quyết vết tổn thương và nỗi giận dữ, chúng ta cần phải thành thật hoàn toàn và thừa nhận chính xác mình cảm thấy như thế nào. Lúc đó, chúng ta cần gạt bỏ những cảm giác này -- không phải bằng cách kích động và gây cho người khác bị tổn thương, nhưng bằng cách "lấy lòng yêu thương nói ra lẽ thật"4 hoặc bằng cách viết ra những cảm nghĩ cho đến lúc những cảm giác này được tiêu mất hoàn toàn.
Tuy nhiên, tha thứ người khác không phải là bỏ qua sự công bằng. Giáo Hoàng John Paul đã tha thứ kẻ mưu ý ám sát mình, nhưng gã đó vẫn phải ở tù, và đúng là như vậy. Và nơi nào chúng ta muốn người khác tha thứ cho chúng ta, nếu chúng ta chân thật, thì chúng ta muốn làm tất cả mọi điều bằng tất cả năng lực để bồi thường hoàn toàn.
Khi Thượng Đế tha thứ cho chúng ta, Ngài làm như vậy dựa trên bản tính công bình và tình yêu thương của Ngài. Bản tính công bình của Ngài cần một án phạt công bằng và khẳng định sự chết là hình phạt hay giá phải trả vì tội lỗi của con người. Nhưng tình yêu thương của Ngài đã đền thay khi Ngài sai Con Trai Độc Sanh của Ngài, là Đức Chúa Giê Christ chết trên cây thập tự giá thay cho chúng ta như sự đền đáp công bình vì tội lỗi và sai lầm của chúng ta. Vì vậy, Thượng Đế tha thứ cho chúng ta cách nhưng không và không theo cách vi phạm bản tính công bình Thánh Thiện của Ngài.
Điều quan trọng là chúng ta đáp ứng tình yêu thương và lòng tha thứ của Ngài bằng cách thừa nhận tội lỗi và những sai trái của chúng ta và chấp nhận lòng tha thứ cách nhưng không của Ngài. Và rồi, để ca ngợi Thượng Đế vì lòng tha thứ của Ngài đối với chúng ta, chúng ta hãy tự do tha thứ người khác như cách chính chúng ta được tha thứ.5
Tinh thần tha thứ giải phóng và chữa lành người tha thứ. Bạn có được giải phóng chưa?
1. Time, Jan. 9, 1984. 2. Matthew 6:14-15, (NIV). 3. McCall's, 1983.
4. Ephesians 4:15. 5. Colossians 3:12-13.
© 2001-2002 ACTS International. Used by permission.