[ English | Vietnamese ]
Nhiều người nói chuyện với tôi cho rằng tình trạng căng thẳng là xấu tệ. Không hẳn là như vậy. Trong cuộc sống không thể tránh khỏi tình trạng căng thẳng. Thật vậy, tôi nhận thấy những người thỉnh thoảng không kinh qua hay trưởng thành qua tình trạng căng thẳng nào - thách thức, tranh đấu, xung đột, đau đớn - thì không thể sống tích cực hay có đời sống toàn diện. Họ không kinh nghiệm đủ chứng căng thẳng. Thậm chí họ có thể chán nản thất vọng.
Tất cả chúng ta cần từng trải kinh nghiệm này mà theo tôi cho rằng đây là "chứng căng thẳng tốt nhất". Vậy thì bạn có thể hỏi chứng căng thẳng tốt nhất là gì? Chứng căng thẳng tốt nhất có nghĩa là mức độ căng thẳng của bạn nằm trong phạm vi quân bình, không qúa cao mà cũng không qúa thấp. Bạn không cần phải nôn nóng chạy loanh quanh và không phải hết gas và không cảm thấy chán nản thất vọng. Bạn cũng không bị mắc nghẽn trên con đường mòn nào, không phải chán nản thất vọng và lo lâu, không vướng bận vào tâm trạng cảm thấy vô ích và nản lòng. Thay vì đó, bạn lại có năng lượng và tập trung khi bạn bại trận trên con đường của cuộc sống.
Tình trạng căng thẳng tốt nhất thách thức chúng ta tăng trưởng về bản thân và tinh thần. Đó là giá phải trả để thành công trong cuộc sống; dám mơ ước, dám hy sinh, làm việc chăm chỉ, và vượt qua mọi trở ngại là những lúc căng thẳng để đatï đến thành công. Và tình trạng căng thẳng như lúc xung đột, lúc thất vọng hay lúc bị tổn thương là ngọn lửa nhen cho mối quan hệ thêm tốt hơn và thách thức chúng ta trở nên người tốt hơn. Tất cả chúng ta cần từng trải tình trạng căng thẳng này và hoạt động tốt trong môi trường căng thẳng quân bình (Xem sơ đồ ở dưới). Tình trạng căng thẳng tốt giúp chúng ta tập trung vào những vấn đề, có năng lực để hoàn tất mục tiêu của cuộc sống, yên tịnh trong lúc bị áp chế, và thưởng thức cuộc hành trình vui vẻ. Thật là thú vị hơn những lúc hay thay đổi với lo lắng hay thất vọng!
Tình trạng căng thẳng qúa mức
Thật khó đạt đến tình trạng căng thẳng tốt. Nếu bạn như tôi thì khuynh hướng của bạn không phải là qúa ít căng thẳng. Mà là qúa nhiều. Hầu hết chúng ta từng trải các mùa trong cuộc sống mà chúng ta mang qúa nhiều, và thường mong qúa nhiều điều tốt. Đôi khi đối với tôi mùa thu có thể là một trong những mùa đầy căng thẳng! Những lúc gia đình trải qua các kỳ nghỉ hè như là một kỷ niệm đáng nhớ và dường như từng gợn sóng căng thẳng này đến gợn sóng căng thẳng khác đập vào tôi và đe dọa đánh gục tôi. Khi các tôi chuẩn bị vào trường lớp, điều đó có nghĩa là vợ tôi và tôi cần phải giúp chúng điều chỉnh cuộc sống tình cảm, hướng dẫn bài tập cho chúng, và đưa chúng đi học và về nhà và đủ mọi hoạt động khác (tất cả đều có trên thời gian biểu!). Tại thánh đường Crystal, chúng tôi góp phần vào các chương trình mới trong hội thánh và tham gia các lớp huấn luyện Hy Vọng Mới vào mùa thu. Và trước khi tôi biết điều đó, thì cần hoạch định cho những ngày nghỉ, mua qùa cho bạn bè và gia đình, và dự các buổi tiêäc. Đây là những công việc tốt, nhưng đôi khi qúa nhiều, nhất là nếu tình trạng khủng hoảng không mong đợi xảy ra.
Đúng vào dịp Lễ Tạ Ơn 1995. Tôi cùng gia đình tôi lâm vào cuộc khủng hoảng. Cháu gái nhỏ Briana của chúng tôi mắc phải ho gà, nhiễm vi trùng RSV, và lao phổi. Nó được chăm sóc chu đáo mãi cho đến năm mới âm và dương lịch và hầu như chết hai lần. Cám ơn Chúa bây giờ nó khỏe và có vẻ mạnh khỏe và vui vẻ. Nhưng mùa căng thẳng đó đánh gục chúng tôi. Ngay sau lúc Briana khỏe lại, những đứa khác cũng được bình phục khỏi bệnh cúm, và nhưnõg căng thẳng trong gia đình giảm bớt, thì chúng tôi lại thấy mình mệt mỏi và kiệt sức về cảm xúc và thể xác. Phải mất vài tháng chúng tôi mới lấy lại thăng bằng. Chắc rằng thỉnh thoảng bạn cũng từng trải những mùa căng thẳng và kinh qua nhưnõg hậu quả không tốt. Thông thường tình trạng căng thẳng có nghĩa thật sự làm cho bạn ngã qụy, nằm trên giường bệnh, và có khi nghĩ ngơi và bình phục bắt buộc.
Những triệu chứng của chứng căng thẳng kinh niên qúa mức
Đối với vài người, chứng căng thẳng qúa mức là vấn đề nghiêm trọng kéo dài. Đôi khi họ không kinh nghiệm những mùa căng thẳng, mà họ luôn sống trong căng thẳng liên tục, sống dưới sức ép liên tục, luôn lo lắng. Cuộc sống của họ mang những đặc điểm sau:
Bạn có căng thẳng kinh niên không? Bạn có đang vật lộn với những triệu chứng căng thẳng trên đây không? (Nếu như những con cá không biết mình ẩm ướt vì chúng luôn ẩm ướt mà bạn cần có người chồng hay vợ hay một người bạn giúp bạn đánh giá bạn đang trong tình trạng qúa căng thẳng mà không nhận biết được điều đó). Nếu vậy bạn cần phải học nghỉ ngơi giải trí để giảm bớt tình trạng căng thẳng đến mức quân bình. Làm như vậy sẽ giúp bạn làm việc và sinh hoạt trong các mối quan hệ ở mức độ cao hơn. Cũng giúp bạn khỏe mạnh và phong phú hơn. Thật vậy, cuộc nghiên cứu cho rằng những ai qúa căng thẳng trong 6 tháng hay lâu hơn thì phải chịu những hậu qủa tiêu cực đến sức khỏa thể xác và tình cảm. Những nan đề như là bệnh tật, đau đầu, ung nhọt, khó tiêu hóa, nôn mửa, xung đột trong gia đình, hoảng sợ, cư xử bắt buộc, nghiện thuốc phiện, ăn uống không điều độ, và thậm chí những căn bệnh nghiêm trọng khác như bệnh tim và ung thư đều do chứng căng thẳng kinh niên gây nên một phần.
Hãy học cách nghỉ ngơi giải trí
Vì vậy, làm thế nào bạn có thể giảm bớt mức độ căng thẳng để đạt mức quân bình như tôi gọi là chứng căng thẳng tốt nhất? Điều quan trọng là thay đổi cách sống - bắt đầu ngày hôm nay một thay đổi.
Sau đây là vài lời khuyên để giúp bạn nghỉ ngơi giải trí để biến tình trạng căng thẳng qúa mức thành tốt nhất:
Nghỉ ngơi đều đặn. Lúc đầu bạn có thể chán và hay cựa quậy, nhưng như vậy thì bạn học biết được những lúc nghỉ ngơi để bình phục và lấy lại năng lượng cho chính mình. Ví dụ như, hãy cố ngủ đủ 8 tiếng đồng hồ một đêm, giữ ngày Sa Bát, có thời gian nghỉ hè, tạm dừng trong ngày làm việc bận rộn để hít thở sâu.
Hãy vui vẻ. Vui vẻ với bạn bè. Tận dụng thời gian cho sở thích của mình. Luyện tập thể dục đều đặn. Vui cười.
Học cách nói Không. Đừng cố làm tất cả mọi việc, chỉ những việc quan trọng nhất đối với bạn. Đừng cố làm những công việc cách hoàn hảo, chỉ đủ tốt.
Hãy chấp nhận chính mình. Bạn không phải trọn vẹn, nhưng bạn được Thượng-Đế và người khác thương yêu. Vì vậy hãy tập nhận sự chăm sóc, xin giúp đỡ, tin tưởng những lời khen tụng, và nói lời cám ơn.
Tự chụp tia X-quang cho chính bạn. Hãy thường xuyên nói chuyện với Thượng-Đế và những người bạn đáng tin cậy về những cảm giác của bạn. Đây là lời mô tả trong Kinh Thánh về nỗi lo lắng mà sứ đồ Phao Lô cho là tốt nhất:
"Chớ lo phiền chi hết, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin và sự tạ ơn mà trình các sự cầu xin của mình cho Thượng-Đế. Sự bình an của Thượng-Đế vượt qúa mọi sự hiểu biết, sẽ giữ gìn lòng và ý tưởng anh em trong Đức Chúa Giê Xu Christ". (Philíp. 4:6-7).
© 2001 NewHopeNow.org. Used by permission.