Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 41

Bạn Không Phải Cô Đơn: Làm Sao Để Kết Hiệp Với Người Khác

[ English | Vietnamese ]

Bạn có cảm thấy cô đơn không? Nếu vậy, bạn không cô đơn! Trong ba người Mỹ thì có một người nói mình cô đơn. Tất cả những người này thỉnh thoảng kinh nghiệm nỗi cô đơn, nhưng đặc biệt là vài nhóm người dễ bịnh kinh niên, đau lòng vì cô đơn - người già, góa chồng và góa vợ, những người ly dị, và đặc biệt những người độc thân dễ bi cô đơn. Thật đáng ngạc nhiên, thậm chí có nhiều thiếu niên (trong 10 em thì có 1) cũng thừa nhận rằng chúng vật lộn với nỗi cô đơn.

Nỗi Đau Vì Cô Đơn

Cô đơn dễ bị tổn thương. Là con người, nhu cầu cần nhất là phải sống trong mối quan hệ tình thương và khi chúng ta không cảm thấy liên hiệp với người khác mà chúng ta quan tâm và người mà quan tâm chúng ta, thì chúng ta cảm thấy cô đơn. Và như vậy nỗi cô đơn cứ kéo dài thì sẽ dẫn đến những vấn đề khác.

Chán nản thất vọng. Những người cô đơn thường chán nản thất vọng. Nhu cầu quan hệ xã hội không được đáp ứng. Họ không có bạn để chia xẻ về cuộc sống và không có bạn để kết hiệp và rồi chán chường. Dù nếu bạn bận rộn, có đủ trình độ, thành công, hay có đời sống dư dả thì vẫn thiếu ý nghĩa nếu bạn không kết hiệp với người khác.

Lòng Tự Trọng Thấp Thỏi. Thông thường, những người cô đơn không cảm thấy tốt về họ. Lòng tự trọng không phải là điều gì đó mà chúng ta có thể tự tạo ra hay duy trì nó. Tất cả chúng ta cần được coi trọng và được người khác khẳng định về mình là ai, làm thế nào chúng ta biểu lộ chính mình, và chúng ta phải cống hiến điều gì. Nếu bạn cô lập với những người khác, thì người ta không biết bạn và không đanùh giá cao về bạn.

Sợ Hãi và Lo Lắng. Chúng ta cần có nhau trong nhiều phương diện. Một lý do chúng ta cần người khác là nói chuyện về tình cảm của chúng ta. Mỗi ngày tất cả chúng ta đều kinh nghiệm nhiều điều kể cả những suy nghĩ tiêu cực và những sự việc đau đớn. Chúng ta cần chia xẻ những cảm xúc này và cần nhận sự giúp đỡ. Nếu chúng ta không thường xuyên chia xẻ tấm lòng mình với người khác, thì chúng ta sẽ lo lắng, không an tâm, và bối rối. Và rồi chúng ta sợ hãi và luôn nghi ngờ người khác.

Nhận Thức Sai và Hoạch Định. Khi chúng ta không nhận sự giúp đỡ từ những người quan tâm thì linh hồn của chúng ta thành mảnh đất chăn nuôi những điều tiêu cực. Thiếu sự bồi đắp từ người khác chúng ta có khuynh hướng làm những điều sai trái và đoán sai lầm về người khác và cảm nhận sai họ nghĩ về chúng ta. Và chúng ta cũngï hoạch định những vấn đề riêng tư của mình để xét đoán người khác hay chối từ khi không phải xuất phát từ ngoại cảnh, mà thực ra từ bên trong chúng ta phát ra!

Những Vấn Đề Thể Xác. Trong bản tường trình về cuộc nghiên cứu, Viện trưởng Ornish, MD đã cho thấy rằng những người sống cô đơn, thất vọng và cô lập thì có thể phát sinh những căn bệnh hiểm nghèo hoặc chết sớm tăng từ ba đená năm lần. Ông kết luận rằng:

"Tôi không chú ý đến yếu tố thuốc men - không kiêng cữ, không hút thuốc, không tập thể dục, không căng thẳng thần kinh, không có duy truyền, không thuốc phiện, không giải phẫu - thì có ảnh hưởng nhiều hơn đến chất lượng đời sống của chúng ta, dễ xảy ra bệnh tật và chết sớm hơn là năng lực chữa trị bằng tình thương và tình thân thiết. Tuy nhiên nhu cầu yêu thương và thân thiện thường không hoàn hảo" (Tình Yêu & Sự Sống Còn: Nền tảng Khoa Học Cho Năng Lực Chữa Trị).

Bốn Hạng Người Cô Đơn

Bị cô lập về mặt xã hội. Jared 37 tuổi, độc thân, và không hẹn hò với ai. (Tất cả tên và thông tin đồng nhất trong bài báo này đã được thay đổi). Anh ta là người đại diện cho công ty đầu tư và làm việc ở nhà. Anh ta bán những sản phẩm tài chánh cho các môi giới đầu tư hầu như qua điện thoại một ngày 10 tiếng đồng hồ hoặc nhiều hơn. Khi rãnh rỗi anh ta thích xem thể thao và sửa chữa ở gara xe.

Jared thường bận rộn, thành công và thích công việc và thú tiêu khiển của mình, nhưng anh ta không tham gia vào bất cứ nhóm xã hội hay câu lạc bộ nào. Anh ta rất thân thiện với khách hàng và những người mà anh ta gặp tại nhà thờ hoặc quanh phố, nhưng anh ta không tạo cơ hội để giao tiếp thường xuyên với một nhóm người nào.

Cuối cùng anh ta tìm sự giúp đỡ bằng cách nói rằng, "Tôi không thuộc về nơi nào hết. Tôi cần gặp vài người và kết bạn với họ, nhưng tôi không biết bắt đầu từ đâu". Anh ta cảm thấy cần liên hiệp với những người khi anh nhập bọn với vài nhóm người. Anh ta tham gia nhóm độc thân ở nhà thờ và anh mở câu lạc bộ đầu tư với những buổi họp hàng tuần. Và anh ta cũng tình nguyện trong công việc sữa chữa xe của hội thánh. Anh có ít thì giờ cho công việc và sở thích của mình, nhưng anh cảm thấy vui hơn.

Bị Cô Lập Giữa Cá Nhân Với Nhau. Alicia tham gia nhiều nhóm người, nhưng cô cảm thấy vẫn cô đơn. Cô đa õcó gia đình, có hai con, và tình nguyện trong trường con của cô theo học, và kết bạn trong vùng địa phương hai tuần một lần.

Tại sao cô lại cô đơn? Cô ta giao thiệp bạn bè và gia nhập nhiều nhóm có ý nghĩa đối vối cô, nhưng tất cả mối quan hệ của cô rất là hời hợt. Cô nói, "Tôi không thấy có cảm tình với ai để mà tâm sự. Không ai thật sự hiểu được khi tôi gặp phải một ngày xấu và tôi chán làm mẹ hoặc mới nói chuyện xong qua điện thoại với chị tôi và tôi cảm thấy bị phê bình. Chồng tôi biết, nhưng ông ta không biết làm sao để giải quyết những vấn đề của tôi".

Alicia cần mối thân thiện sâu trong cuộc sống của mình. Nói chuyện với tôi về những cảm xúc thật của côâ giúp đỡ cô vì cô cảm thấy được thông cảm. Cô tự xóa bỏ những cảm xúc của mình và bây giờ cô bắt đầu tiếp nhận những tình cảm sâu đậm hơn. Hơn nữa, cô liều lĩnh và thành thật hơn với hai người bạn mà cô cảm thấy đáng tin cậy và gần guĩ để đem lại những gì mà cô đánh mất.

Cô Lập Chính Mình. Ken đã vật lộn với nỗi cô đơn từ khi vợ của anh ta qua đời vì bệnh ung thư cách đây ba năm. Dĩ nhiên, anh nhớ cô ta, nhưng nỗi cô đơn đã vượt khỏi điều đó. Điều đáng ngạc nhiên là anh cảm thấy cô đơn cho dù anh rất gần gủi với các con cái và gia đình và tích cực làm việc tại sở, tại nhà thờ, và trong cộng đồng. Anh tham gia nhiều nhóm và nhiều người quan tâm đến anh, nhưng anh vẫn cảm thấy cô đơn.

Anh phàn nàn, "Tôi không thích sống một mình", "Tôi bận rộn suốt ngày". Anh luôn làm viêäc, vạch kế hoạch, chạy việc vặc, hay tham gia xã hội. Và khi anh có mặt với gia đình và bạn bè, thì anh không tập trung đến bản thân mình nhưng vào họ. Những gì chúng tôi tìm thấy nơi Ken là anh không thích bản thân mình. Anh hoàn toàn tự phê bình và cảm thấy có tội khi có nhu cầu. Anh không nhờ ai giúp đỡ và cố tránh khỏi công chúng. Ngay lúc những người khác ngỏ ý giúp đỡ, cũng chẳng đi đến đâu vì anh cảm thấy chính mình thật tồi.

Ken cần học biết cần chú ý và chăm sóc bản thân mình, chấp nhận và đồng ý về điều này. Anh phải quan tâm và bảo trọng sức khỏe của mình. Và bất cứ khi nào anh cảm thấy cô đơn và không thích sống với chính mình, thì anh cố điện thoại cho con gái hoặc bạn của mình và nói chuyện với họ về cảm giác của mình.

Nỗi Cô Đơn Về Tinh Thần. Becky kinh nghiệm nỗi cô đơn về tinh thần, mặc dù lúc đầu cô không đồng nhất điều đó như thế. Cô thoả lòng với việc hôn nhân của mình và quan hệ với con gái đã bước vào tuổi niên thiếu của cô và cô cũng có bạn bè mà cô thích. Nhưng cô cảm thấy mất mát điều gì đó.

Khi tôi nói chuyện với cô về niềm tin, thì rõ ràng là cô đang chiến đấu trong lãnh vực này. Cô là Cơ Đốc Nhân, nhưng không tích cực trong niềm tin và không thực sự liên kết mật thiết với Thượng-Đế. Cô bỏ qua sự nhóm lại và không đọc Kinh Thánh cách đây vài năm và chỉ thỉnh thoảng cầu nguyện hầu như những lúc cô cần hay lúc căng thẳng.

Đối với cô Thượng-Đế ở xa và không quan tâm những lúc tốt nhất và khắt khe những lúc tồi bại nhất. Cô chưa giải quyết được nỗi giận dữ về đạo đức giả của người cha sùng đạo và vài kỷ niệm xấu trong nhà thờ mang tính pháp luật và vài kinh nghiệm ảnh hưởng đến cảm giác của cô đối với Thượng-Đế. Khi cô cố khắc phục những vấn đề này và nói chuyện về nỗi lòng trống vắng trong đời sống mình, rõ ràng là cô đang đói khát tình thân thiết với Thượng-Đế và cảm giác có ý nghĩa đối với đời sống cô. Cô nhận ra rằng cô đã thưởng thức những ơn lành mà Thượng-Đế ban cho cô nhưng cô không quy vinh hiển cho Ngài. Cô đã làm như vậy và tìm Ngài bằng cách mở lòng mình và làm lại từ đầu bằng cách kinh nghiệm tình yêu thương của Thượng-Đế bằng những phương thức mới, và cô trở nên khác hẳn.

Chu Kỳ Cô Đơn.

Tôi đã tìm thấy có một kiểu mẫu cô đơn, làm thế nào nó phát triển và làm thế nào nó tiếp tục diễn ra. Và chu kỳ tiêu cực có thể bị khúc mắc. Bạn không cần phải sống cô đơn mãi. Lối thoát khỏi cô đơn là cần hiểu làm sao mà nỗi cô đơn phát triển và trở nên tồi tệ hơn.

Những người chiến đấu với cô đơn kinh niên thì thường bị tổn thương hay thiếu hụt trong quan hệ từ thời thơ ấu lúc mà cần quan tâm. Rõ ràng điều này đối với những người bị lạm dụng, bị đối xử tệä hoặc bị bỏ rơi. Hơi rõ ràng một chút, có thể là những người bị phê bình lập đi lập lại nhiều lần và bị khướt từ hay bị xao lãng về tình cảm. Đặc biệt là những trẻ em dễ nhạy cảm, yếu ớt và mang tính có vẻ hoàn hảo dễ tiếp nhận những vết thương trong quan hệ lâu dài.

Nỗi đau vì bị tổn thương liên tục hay không được yêu thương bởi những người mà bạn phụ thuộc thì có thể sống què quẹt. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần triển khai những gương mẫu từ chối và trốn thoát. Những cơ chế bảo vệ, những hành động bắt buộc, và những gương mẫu thối lui là phương pháp giảm đau không hiểu biết, nhưng chúng lại gây vết thương đau hơn.

Thật đáng thảm thương, những ai bị tổn thương nhiều nhất và cần tình thương và chăm sóc nhiều thì thường ít được trang bị mối quan hệ chữa lành và chăm sóc mà họ cần. Họ cô đơn. Và họ trở nên tiêu cực, nghi ngờ, và thất vọng. Nỗi cô đơn của họ có thể kéo dài hoặc tồi bại hơn khi họ lập lại chu kỳ bị tổn thương và kinh nghiệm đau đớn nhiều hơn trong mối quan hệ bị lạm dụng, chao đảo, hay thất vọng.

Những Phương Thức An ủi cho Những Người Cô Đơn

Đối với nhiều người, nỗi cô đơn tự đến và đi. Và đối với những người cô đơn kinh niên thì đau đớn nhiều và có thể bị suy yếu. Vì vậy những lúc cần được an ủi, bạn có thể làm gì? Vài người phủ nhận cảm giác của mình và cố lãng tránh bằng cách bận rộn với công việc gì đó. Những người khác thì lạnh lùng hoặc bận tâm vào công việc gì đó mang tính bắt buộc.

Sau đây là vài ý kiến để giải quyết vấn đề cô đơn bằng những phương pháp lành mạnh:

  1. Hãy nhắc điện thoại lên và gọi cho người nhà, bạn bè hay một người quen biết nào đó.
  2. Hãy đến tiệm hay đến một diễn trường nào đó và làm bạn với những người bạn gặp.
  3. Hãy bước ra khỏi nhà và đi dạo. Nói chuyện với thiên nhiên.
  4. Cần có con vật yêu qúi và nâng niu nó.
  5. Hãy bận tâm với sở thích của bạn.
  6. Hãy nói chuyện với Thượng Đế về điều bạn đang cảm thấy như thế nào và biểu lộ tình yêu của mình đối với Ngài.

Những bước từ cô đơn đến đáng được yêu.

Nếu cô đơn cứ tiếp tục xảy ra với bạn, thì bạn cần hơn một liều thuốc an ủi. Bạn cần tạo những mối quan hệ chăm sóc có ý nghĩa với người khác, với chính bạn và với Thượng Đế. Và bạn cần tập trung vào phương thức chữa lành và phát triển cảm xúc của mình bằng cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ chữa trị bằng tác nhân hay nhóm người giúp đỡ.

Sau đây là vài bước khắc phục nỗi cô đơn kinh niên.

  1. Hãy bận tâm vào những nhóm làm công tác xã hội trong nhà thờ hay trong cộng đồng. Hãy tham gia vào những nơi mà bạn có thể gặp và tìm hiểu những người khác bằng cách liên lạc thường xuyên với họ.
  2. Hãy gia nhập vào nhóm người giúp đỡ hay một nhóm nhỏ nào đó có khuynh hướng đẩy mạnh quan hệ chăm sóc.
  3. Hãy gây dựng mối thân thiện với những người đáng tin cậy bằng cách tâm sự những cảm xúc bên trong của mình và kéo nó ra khỏi. Hãy nói chuyện về mối quan hệ của bạn và làm thế nào để nó diễn tiến cách tích cực.
  4. Khi một ai đó lắng nghe bạn, giúp đỡ bạn, hay chăm sóc bạn, thì hãy quan tâm đến điều đó, đồng ý với sự chăm sóc, lời động viên của họ.
  5. Hãy theo dõi nhật ký mà bạn viết những lời cầu nguyện và để ý những gì mà Thượng-Đế đang nói với bạn.
  6. Hãy tìm những người cô đơn khác và tỏ lòng chăm sóc họ. Không có khó tìm thấy những người cô đơn. Chỉ dấn thân mình vào công việc hội thánh hay cộng đồng thì bạn sẽ gặp những người cần lắng nghe, động viên, và giúp đỡ bạn.

Làm thế nào để thành người được nhiều người mến chuộng

Những người khao khát và chân tình muốn kết bạn là những người được người ta ưa thích vì những lý do tốt. Những người được nhiều người mến chuộng thường luyện tập những kỹ năng gây cho người khác quyến rũ và tạo mối liên hệ cách thành công. Hãy luyện tập những kỹ năng này càng nhiều càng tốt cho đến lúc chúng trở thành thói quen trong cách sống và tính cách của bạn. Lúc đó, nỗi cô đơn sẽ là kinh nghiệm tạm thời và không xảy ra thường xuyên đến bạn.

  1. Hãy vạch thời gian biểu. Lịch của bạn nên có chỗ dành cho những mối quan hệ. Những lúc như là tham gia vào các nhóm xã hội, thì giờ dành cho gia đình, thì giờ cho bạn bè, cho cộng đồng, và cho những công việc xã hội thì thường là những thời gian biểu thông thường của những người được người ta mến chuộng.
  2. Hãy duy trì thái độ tích cực. Cách nhìn về cuộc sống cách nhiệt tình, đáng khuyến khích, và tích cực thì thật là hấp dẫn và tạo cơ hội cho các mối quan hệ thành công. Hãy mong đợi người khác đáp lời bạn cách tích cực. Hãy thân thiện thì người khác muốn nói chuyện với bạn.
  3. Hãy là người biết lắng nghe. Hãy hỏi những câu hỏi thoáng để kéo người ta ra (khỏi cô đơn). Hãy đáp lời những người khác bằng cách tỏ ra chăm sóc, quan tâm đến những gì bạn nghe. Trái với những gì bạn suy nghĩ nhiều nhất, bạn không cần phải hứng thú để được nhiều người mến chuộng; Bạn cần phải quan tâm.
  4. Hãy nhảy ra khỏi tình trạng từ chối. Thỉnh thoảng mọi người cảm thấy bị khướt từ hay bị ruồng bỏ. Điều quan trọng là cách bạn giải quyết tình trạng từ chối. Những ai đáng tin tưởng và an tâm về mặt xã hội thì không từ chối bản thân mình. Họ nhận thức rằng sự từ chối là do hiểu lầm, do những vấn đề của người khác hay tính tình không hợp nhau. Họ học từ kinh nghiệm, từ những bước nhảy ra khỏi, và rồi lại cố gắng - với những người mà họ đã gặp hay với người mới.
  5. Hãy kiềm chế những cảm xúc của bạn. Không ai thích bị rơi phịch xuống. Đừng nói dông dài về những vấn đề của bạn và đừng phản ứng qúa mức với những tình huống phô trương cảm xúc của mình. Hãy suy nghĩ về những gì bạn sẽ nói trước khi nói ra. Khi diễn tả những cảm xúc của mình, hãy suy nghĩ về những gì bạn cảm nhận và nói rõ ràng, "Khi điều đó xảy ra, tôi cảm thấy"
  6. Đừng đồn ra những bất đồng ý kiến. Trong bất cứ mối quan hệ nào cũng không tránh khỏi bất đồng ý kiến và xung đột. Hãy giải quyết những mối xung đột đang tăng bằng cách gây dựng những cảm xúc của người khác, xin lỗi vì những sai trái của bạn, và thương lượng cách giải quyết vấn đề.
  7. Hãy diễn tả tính hài hước của bạn. Mọi người đều thích cười. Hãy chia xẻ những câu nói đùa hay câu chuyện vui và cố tìm cách gây hài trong những tình huống nói chuyện.


By Dr. Bill Gaultiere
Do Lê Ái Huệ chuyển ngữ

© 2001 NewHopeNow.org. Used by permission.