[ English | Vietnamese ]
Viết bởi Elizabeth Ruth Skoglund, M.A., M.F.T
Trong những năm học đại học cử nhân tôi đồng thời vừa học lấy một bằng cấp đại học vừa học cùng một khoản lượng bài vở của một năm ở viện thần học. Tôi đã giữ những việc làm bán giờ, dạy trường Chúa Nhật, hẹn hò với người bạn trai bền lâu của tôi nhiều lần trong tuần và hướng dẫn tổ chức địa phương của một Hội Thông Công Cơ Đốc. Tôi đi nhà thờ bấr cứ lúc nào cửa mở và lái xe chở những cụ lão thành tới đó vào mỗi sáng Chủ Nhật. Tôi cũng đã thanh toán ra trường một học kỳ sớm hơn. Mặc dù tôi đã không đặt để mình vào trong triết lý tổng quát của đời sống của Edna St. Vincent Millay, một bài thơ bà đã viết rất thích hợp với tôi và dù sao đã thúc giục tôi:
" Ngọn nến tôi cháy ở hai đầu.
Nó sẽ không kéo dài qua đêm;
Nhưng a, những kẻ thù nghịch tôi ơi,
Và ồ, những bạn hữu tôi ơi,
Nó ban phát một ánh sáng thật đáng thương!"1
Với tất cả lý tưởng trẻ trung của tôi, tuy nhiên, tôi nghĩ tôi thành thật đã cảm thấy rằng ngọn nến của tôi sẽ kéo dài qua đêm. Sau rốt, nếu tôi đã kiệt sức, phải chăng tôi đang kiệt sức cho Chúa?
Dần dần cơ thể tôi đã bắt đầu phủ nhận sự tự cho rằng tôi có thể bằng cách nào đó đi bộ trên nước. Tôi đã bắt đầu kinh nghiệm sự mệt mõi sâu xa, lẩn lộn đôi lúc với những cảm giác lo lắng hay buồn chán. Nó hơn là đơn thuần loại mệt mõi hàng ngày của bạn. Nó đã trở thành một hình thức của sự đau đớn. Sự chửa lành kỳ diệu của một buổi tối ngủ ngon đã không còn hiệu quả nữa.
Trong khi tôi hoảng hốt sợ rằng cảm giác này sẽ không bao giờ biến mất, tôi chỉ đẩy mạnh hơn, cố gắng bằng những phương cách không hợp lý để chứng tỏ rằng mình còn ok. Vì tôi cảm thấy rằng Chúa đã gọi tôi thực hành tất cả những hoạt động này, tôi cảm thấy sự thất bại của tôi không giữ vững tỏ lộ sự yếu đuối về phần tôi, hay ít nhất cũng là một sự thiếu đức tin trong việc sử dụng sức mạnh của Chúa. Tôi đang kinh nghiệm những gì mà những người làm việc trong ngành y tế thời nay gọi là "kiệt sức" -- một tình trạng mòn mõi về cảm xúc tinh thần và thể chất.
"Sự kiệt sức" là gì?
Sự kiệt sức là một từ thông dụng đương thời mà một cách đơn giản nói lại một tình trạng mà đã luôn luôn là một nan đề cho những ai mà có quá nhiều chuyện để làm và quá ít thời gian để làm những chuyện đó.
Đôi lúc từ "kiệt sức" đã trở nên quá lạm dụng đến nỗi ý nghĩa của nó đã trở nên mờ nhạt. Nó trở nên có đủ thứ nghĩa từ làm việc quá mức tới lười biếng và chán chường. Tôi đã có những người hỏi tôi cho lời khuyên nhủ chỉ mới sau hai ngày bắt đầu một công việc làm và phàn nàn về kiệt sức. Bây giờ, thật là có thể xảy ra khi bạn cảm thấy rằng bạn có một việc làm không thích hợp sau hai ngày bắt đầu, nhưng thực sự bị kiệt sức thì không thể có được!
"Ngọn nến tôi cháy ở hai đầu.
Nó sẽ không kéo dài qua đêm;
Nhưng a, những kẻ thù nghịch tôi ơi,
Và ồ, những bạn hữu tôi ơi,
Nó ban phát một ánh sáng thật đáng thương!"1
Sống mản tính ở dây cao thế, liên tục đẩy chính mình tới giới hạn và cố gắng làm mọi việc, là những mô tả thích hợp hơn đối với tôi về những gì mà thông thường được gọi là bị kiệt sức. Dù chúng ta gọi nó là gì đi nữa, tuy nhiên, không ai trong chúng ta được trang bị để đương đầu với sự sống liên tục trên đường cao tốc. Không một ai trong chúng ta có thể làm hết mọi việc. Chúng ta phải tự quyết định lấy những quyết định khó khăn. Chúng ta phải chọn những việc ưu tiên.
Có nhiều người cao cả kinh nghiệm sự kiệt sức không?
Chắc chắn tôi đã có những người đồng hành trong sự dấn thân của tôi kiệt sức cho Chúa. Tôi đã gặp những người như Gladys Aylward, người mà bởi vì tầm vóc nhỏ nhắn của bà ta bị gán cho là người đàn bà nhỏ, và người mà, khi bà bị từ chối bởi toàn ban truyền giáo thời bấy giờ, đã tự lấy tiền tiết kiệm hạn hữu của mình và đi qua Trung Quốc bằng cách lâu và rẻ tiền hơn -- Đường Xe Lữa Xuyên Siberia. Với sự tốn kém cá nhân lớn, bà đã làm một việc đáng ghi nhận trong sự cứu giúp những trẻ em trong tình trạng chiến tranh ở bắc phần Trung Quốc. Sự bỏ mình rõ ràng cho Chúa của bà là một yếu tố tạo hình trong đời sống của tôi. Tôi cũng đã đọc nhiều những tiểu sữ của những người đàn ông và phụ nữ mà đã phục vụ Chúa với sức mạnh của Hercule, và tôi đã rút ra điều an ủi từ sự tận hiến của họ.
Một trong những người mà tôi đã đọc về là vị tuyên giáo vàø nhà giảng đạo Peter Marshall. Ông đã tự thúc đẩy mình ngày và đêm, chịu đựng một cơn đau tim lớn, và rồi trở lại làm việc ở cùng một mức độ cho đến khi cơn đau tim thứ hai đã giết chết ông trước khi ông được 50 tuổi. Dù vậy không ai tranh cải về tác động của công việc của đời sống ông. Ông đã thành đạt nhiều trước khi ông được 50 tuổi nhiều hơn so với hầu hết những người khác trong suốt đời sống lâu dài hơn của họ.
Tương tự là có thật cho J.B.Phillips. Trong Người Chữa Lành Bị Thương, một quyễn sách nói về người diễn dịch Kinh Thánh đã quá cố, chúng ta đọc một ghi nhận đau đớn về việc làm sao ông đã kiệt sức cho Chúa. Những triệu chứng của sự kiệt sức xuyên thấm một lá thơ mà ông đã viết: "Tôi có thể một cách khó khăn chịu đựng những ngày, nhưng thực tình tôi sợ những đêm dài. Phần thứ nhì của hầu hết mọi đêm của đời tôi bị bắn xuyên qua với sự đau đớn tâm thần, sự sợ hãi và kinh khủng như vậy mà tôi thường xuyên phải tự đánh thức mình để phục hồi một sự cân bằng nào đó."
Nguyên do của sự kiệt sức của ông thì rõ như là sự kiệt sức chính nó và được giải thích trong Người Chữa Lành Bị Thương:
Khi J. B. Phillips lần đầu tiên đi Swanage, ông đã nhận một chương trình cho chính ông mà đã đạt tới mức của kỳ vọng của ông làm một người tuyệt hảo. Lúc đầu mỗi một lời mời được đón nhận như là một thách thức, như là một lời kêu gọi từ Chúa. Nhưng khi những lời mời lên đến 300 trong một năm, lý thuyết đó trở nên vô lý. Thậm chí dưới sự kiềm chế, ông có một chương trình to tướng viết sách, diển thuyết, hội họp, phát thanh, thăm viếng tới các thành phố, tỉnh lỵ trong nước Mỹ và khắp Vương Quốc Anh. Từ 1955 tới 1961 ông đã duy trì chương trình độc hại và sau cùng, khi ông 55 tuổi, ông bể vở. Như lời một vị bác sĩ nói, ông đã bị mút ráu. Ông đã cảm thấy tất cả những quyền năng sáng tạo của ông đang giuột khỏi. . .
Thậm chí Bác Sĩ Phillips tự mình đã nhận ra những triệu chứng của sự kiệt sức. Trong một lá thơ ông đã viết: "Hầu hết cuộc đời tôi tôi đã làm việc cực lực, có thể là quá cực nhọc, đến nỗi tôi bây giờ không thể nghỉ ngơi được." Và như là một giải pháp: "Tôi có một cảm giác đáng tin rằng nếu tôi có thể nghỉ thậm chí chỉ một vài ngày, tự nhiên thân thể tôi có thể rất nhanh chóng phục hồi tôi trở lại sức khỏe và tinh thần bình thường."
Có thật cần thiết "bị kiệt sức" để làm xong việc không?
Không cần tranh cải gì rằng Chúa sử dụng những người như Peter Marshall và J. B. Phillips trong những cách bất thường như vậy. Vấn đề là cái tác động của đời sống họ đã được bồi bổ hay giảm xút đi bởi sự kiệt sức của họ cho Chúa?
Tôi thoạt hỏi câu hỏi này về chính mình khi tôi mệt mõi bước vào lực lượng làm việc và đã có một trong những tia sáng thực sự đầu tiên rằng kiệt sức cho Chúa có thể không là ước muốn của Chúa đối với tôi. Tôi đang đọc tiểu sử của người con dâu của Hudson Taylor, Geraldine Taylor. Bà là một sử gia của nổ lực truyền giáo lớn đó, Sứ Mạng Nội Địa Trung Hoa (SMNĐTH), bây giờ được gọi là Thông Công Truyền Giáo Hải Ngoại. SMNĐTH hình thành lớn mạnh trong lịch sử truyền giáo Cơ-đốc vì nó là sự cố công đầu tiên đi tới tất cả nội địa Trung Hoa cho Đấng Christ. Bởi vì dì tôi đã từng là một giáo sĩ với SMNĐTH, tôi đã đọc những sách nói về người sáng lập ra nó, Hudson Taylor, từ khi tôi còn nhỏ.
Nhưng khi tôi đọc một lá thơ từ cha của Geraldine Tay lor viết cho con gái ông, sự bước tiến của tôi với vấn đề truyền giáo -- và cách sống của tôi -- được đặt ra nghi vấn:
"Làm sao tôi hiểu rõ rằng sự suy thoái thần kinh mà con đã và đang chịu đựng. Hãy coi đó là một sự cảnh cáo. Có một giới hạn mà con không nên cố gắng vượt qua trong những lao lực kiệt sức. Không dễ để mà sửa nó, nhưng kinh nghiệm cho thấy rõ ràng nó ở đâu. Ba đã vược qua nó lắm lúc, khi tất cả các nền tảng của đời sống dường như biến mất. Ba không thể giải bày ý nghĩa của nó, và hy vọng rằng con sẽ không bao giờ biết. Hầu hết mọi người không có một khái niệm sự mõng manh như thế nào của các nền đá mà giữ họ trên bờ vực sâu, nơi mà những sự thưởng thích quan tâm của đời sống không còn tồn tại. Hãy học đáp lời Không" với những lời mời hay những tiếng kêu gọi cho những lao lực mà phá hủy quyền năng làm việc và khả năng phục vụ."
"Là Cơ Đốc Nhân, chúng ta được gọi để quân bình, không phải để làm mất thăng bằng, ngay cả trong lảnh vực của công việc chúng ta làm cho Chúa."
Lá thư riêng tư này từ một người cha cho con gái của ông là sự bắt đầu cho sự nhận thức của tôi rằng là Cơ-đốc nhân, chúng ta được gọi để quân bình, không phải để làm mất thăng bằng, ngay cả trong lảnh vực của công việc chúng ta làm cho Chúa -- có lẽ đặc biệt là trong công việc của chúng ta cho Ngài. Chúa đáng được không những lòng nhiệt thành và sự cố gắng thúc đẩy, mà còn chất lượng của một công việc được làm với sự chăm sóc và quân bình.
Chúa có bao giờ gọi chúng ta kiệt sức cho Ngài không?
Nhiều giáo điều Kinh Thánh có những trường hợp ngoại lệ. Có những lúc khi chúng ta có thể được gọi để tạm thời sống trên dây cao thế. Phierơ, sau hết, đã có lần được bảo đi bộ trên nước một cách cụ thể. Nhưng sự kiện vẫn là ông ta chỉ bền giữ được miễn là ông giữ mắt mình vào Đấng Christ, và không Phierơ hay cũng không ai khác mà chúng ta biết đã được bảo làm chuyện đó lần nữa. "kiệt sức cho Chúa" trong bất cứ một chiều dài của thời gian không phải là một mệnh lệnh mà nhiều người trong chúng ta nhận lảnh trong suốt cả đời của mình, nhưng nó có thể xảy ra. Cũng quan trọng, tuy nhiên, để mà nhấn mạnh lại rằng một mệnh lệnh như vậy thì hiếm có và rằng thật là sống còn nên biết rằng sự ra lệnh thực sự đến từ Chúa và không phải từ chính chúng ta. Một cách để xác chứng những gì chúng ta cảm nhận là sự hướng dẫn từ Chúa là hãy hỏi gia đình chúng ta và những người mà biết chúng ta nhiều nhất. Một cách khác là hãy nhìn kỹ và những động cơ có tiềm ẩn bị dấu kín của chúng ta.
Trong những tháng sau cùng của Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai một nhà ngoại giao Thụy Điển trẻ tuổi tên là Raoul Wallenberg được gởi đi Hungary để cứu nhóm người Do Thái sau cùng còn sống ở Aâu Châu vào cuối chiến tranh. Vào ngày 9 tháng Bảy năm 1944, Wallenberg rời đi Budapest. Vào cuối tháng Giêng năm 1945, ông và một số đồng nghiệp đã cứu hàng ngàn người Do Thái khỏi chết bởi tay Nazis. Chính ông đã bị bắt làm tù binh bởi Liên Hiệp Xô-Viết, bị bắt bởi chính những quân lực mà đã đến để giải phóng chính những người mà Wallenberg đã anh dũng cứu vớt khỏi tay Nazis. Tại sao ông bị bắt chỉ có thể là một vấn đề để khảo xét. Trong năm 2000 ông bị chính thức coi là đã bị giết chết trong hệ thống nhà tù Xô-Viết thời bấy giờ.
Trong bảy tháng cứu "người DoThái của ông", như là họ được nhắc đến, Wallenberg đã làm việc ngày và đêm tranh thủ với thời gian. Tên phủ thủ Nazi tên là Adolf Eichmann đã thề rằng, thậm chí đối diện trước sự thất bại của Hitler trong việc hoàn tất cuộc diệt chủng người Do Thái ở Aâu Châu; và "con chó Do Thái Wallenberg" đã trở thành kẻ thù lớn nhất của Eichmann. Chỉ bởi hành động nhanh chóng, những hành vi thông minh lừa lọc và hàng giờ làm việc kiệt lực mà Eichmann và guồng máy Nazis mới có thể bị đánh bại. Ngay trước khi ông bị bắt bởi những người Nga, Wallenberg được mô tả là "xanh xao và mòn mõi." Cuộc sống của sự kiệt sức đang tỏ rõ.
Trong cuộc đối thoại sau cùng với Wallenberg, khi sự trả thù của Đức Quốc Xã đối với Wallenberg gia tăng, người cùng làm và bạn của ông, Per Anger đã nài nỉ ông đi trốn và tự cứu chính mình. Nhưng Wallenberg đã trả lời rằng ông không thể rời bỏ cho đến khi ông đã làm xong mọi việc có thể được để cứu những người Do Thái còn lại và để giúp phục hồi họ trở lại cuộc sống bình thường. Không một người có lý trí có thể coi thường một hành quyết như vậy dưới những tình trạng của những tháng kết cuộc khó khăn đó của Đệ Nhị Thế Chíến. Đối với tôi, tấm gương của Raoul Wallenberg thật rõ ràng là một ngoại lệ cho một đời sống được sống trong sự tiết độ và thăng bằng. Đơn giản không có cách nào khác.
Tuy nhiên cho hầu hết chúng ta trong hầu hết mọi lúc, sự kiệt sức chỉ tổn hại đến chất lượng của công việc và giảm xút số lượng mà thôi. Cách đây một thời gian lâu Samuel Rutherford đã viết những lời mà đã ghi khắc trong tiềm ức của tôi: "Có tất cả ngoại trừ một lượng linh lực nào đó trong bất cứ người nào. Trải nó ra trên một bề mặt rộng, dòng nước sẽ nông cạn và mõi mòn; giới hạn dòng kinh lại và nó trở thành một lực đẩy." Cố gắng làm hết mọi chuyện sẽ làm cho đời sống của chúng ta thành những dòng nước trải rộng, nông cạn và mõi mòn. Tập trung những năng lực của chúng ta, trái lại, có thể giúp chúng ta thành tựu những việc lớn.
Chúa là vô hạn. Chúng ta thì không. Ngài không bao giờ có ý định chúng ta là [vô hạn]. Ngài có thể đi bộ trên mặt nước. Chúng ta không thể. Khi chúng ta cố gắng vượt quá những gì Chúa đã đòi hỏi chúng ta làm, chúng ta có thể trở nên phân vân khó hiểu bởi sự thiếu giúp đở của Chúa khi chúng ta bắt đầu chìm. Chúng ta quên rằng Chúa chỉ hứa sự hổ trợ của Ngài cho những gì mà Ngài bảo chúng ta làm. Công việc của Ngài nhận sự chu cấp của Ngài và không gì nữa hết. Chúng ta không thể làm hết.
Sự khác nhau giữa sự đổ ra cho Chúa và sự kiệt sức?
Có một sự khác nhau giữa sự kiệt sức cho Chúa và sự đổ ra cho Chúa. Đời sống của Đấng Christ có quân bình. Ngài đã không bị thất vọng hay vội vả. Tuy nhiên Ngài đến trái đất này để ban cho hết những gì thuộc về Ngài. Trong hành động cứu chuộc của Ngài trên thập tự giá Ngài đã ban cho điều tối hậu trong sự vâng lời và sự hy sinh. Ngày đã đổ tuôn ra.
Những biến cố thế giới nào đó tồn tại lâu dài nhờ tác động của chúng. Trong những năm 1950 thế giới bị nắm giữ bởi câu chuyện của năm vị giáo sĩ đã bị giết chết trên một bãi biển cô đơn ở Ecuador sau một nổ lực để đạt tới những người Aán Độ Auca cho Đấng Christ. Những hình ảnh và câu chuyện được đăng lên trang bìa của những tạp chí lớn như là tạp chí Đời Sống. Tôi được nghe tận tai những chi tiết về những cái chết bi thảm bởi vì những thân nhân của một nạn nhân tham dự ở hội thánh tôi. Câu chuyện về những hy sinh sẳn lòng cho Chúa của những vị giáo sĩ này đã khêu gợi sâu đậm trong tôi cái lý tưởng trẻ trung của riêng tôi. Khi những năm trôi qua, những gì đã xảy ra ở đó đã trở thành một ký ức hầu như bị lãng quên đối với tôi. Rồi cách đây không lâu, khi tôi đang lục qua những quyển sách cũ, tôi đã tìm thấy hai quyển mà tôi cảm thấy thúc giục phải đọc lại. Một quyển được viết về vị hành gia của hoạch định Auca, Nate Saint; quyển kia là một tiểu sử của Jim Elliott. Khi tôi đọc, những ký ức và cảm xúc đã trở lại, những sự mâu thuẩn cũng trổi dậy trước tôi một lần nữa.
Đây là năm người thanh niên sáng suốt, có học vấn, "bỏ phí", một vài người có lẽ nói vậy, trong một nổ lực để với tới một bộ lạc mù chữ. Sự sáng suốt đổ tuôn ra trên sự dốt nát. Đây có phải là sự kiệt sức hay một cái gì khác?
Trước khi ông đi Ecuador, Nate Saint trải qua một thời gian làm việc quá sức mà sau đó ông đã viết một phong thư về những bài học mà ông đã học được. Một trong những điểm, được liệt kê một cách thẳng thắn và đơn giản, là "làm việc quá mức là tội lỗi." Ông rõ ràng đã không tin sự kiệt sức là một nguyên tắc của đời sống. Tuy vậy không ai trong năm người đàn ông có liên quan này đã bỏ qua một điều có thể xảy ra là họ có thể chết, và chết không được coi là một giá quá cao cho việc giang tới bộ lạc này. Họ đã sẳn sàng đổ tuôn ra, nhưng không để bị kiệt sức.
Những gì gây ra sự kiệt sức?
1. Chỉ trong sự sống mỗi ngày, có nhiều lãnh vực tiềm tàng cho sự kiệt sức. Có quá nhiều lớp học để học bài, quá nhiều chuyến đi cho công việc, quá nhiều đòi hỏi từ những cha mẹ già và quá nhiều những nhu cầu từ trẻ con mà có những sinh hoạt từ Boy Scouts tới Đội banh trẻ nhỏ và những đường giao báo. Thêm vào những điều này những bệnh hoạn trong gia đình, những nhu cầu tài chánh, những nan đề trong việc làm, những trẻ con hư, những sửa chữa nhà cửa và vân vân. Bất cứ những điều này, khi thêm vào việc trả tiền ngân phiếu và giử gìn nhà cửa, có thể hoàn toàn tiêu thụ hết thời gian và năng lực của những ai có trách nhiệm với chúng.
2. Dù chúng ta có dự tính đời sống hàng ngày của mình giỏi thế nào đi nữa, có những điều mà tôi thích gọi là "những cú đấm từ sao hỏa." Chúng ta không tạo ra chúng bởi những lựa chọn xấu; chúng ta không thể tránh né chúng, chúng nó chỉ xảy ra. Những điều đó bao gồm cái chết của một người phối ngẫu, sự mất mát nhà cửa hay một việc làm, những sự thay đổi về tài chánh, những tai họa thiên nhiên, và những căn bệnh mản tính. Bởi vì chúng ta không bao giờ biết được chuyện gì không ngờ được sẽ xảy ra, thật là tốt để có những mạng lưới an toàn để tránh phải sống trên rìa của sự kiệt sức. Như một người khôn ngoan đã nói với tôi: "Đừng lấp đầy thời khóa biểu của bạn đến nỗi bạn không thể xử lý một chuyện gì đơn giản như là sửa một cái vòi nước bị hư."
"Đừng lấp đầy thời khóa biểu của bạn đến nỗi bạn không thể xử lý một chuyện gì đơn giản như là sửa một cái vòi nước bị hư."
3. Nhiều người trong chúng ta ước ao làm những việc vượt quá những nhu cầu của đời sống hàng ngày, mà mở cửa cho chúng ta đến những tiềm năng bị kiệt sức. Chúng ta có thể dự phần vào những quan tâm như nạn đói trên thế giới, truyền giáo tới những người không được biết tới, những chính trị tổng thống, bệnh AIDS, phá thai và những vấn đề xã hội khác -- mỗi một điều đó có tiềm năng tiêu thụ một lượng bằng sư tử số thời gian của chúng ta. Những sở thích, thể dục thể chất và chỉ những vui đùa đơn thuần có thể trở nên dường như không thể có được khi được thêm vào tất cả những nhu cầu khác này mà đa số chúng ta đối diện.
4. Đôi khi chúng ta cảm thấy nếu những gì chúng ta đang làm thích hợp vào một thời khóa biểu gọn gàng, thì chúng ta đang làm đúng. Theo cách này chúng ta lừa gạt chính mình vào trong cách suy nghĩ rằng chúng ta có thể làm hết mọi việc. Tôi đã hoàn thành một lượng quá tải trong lúc học đại học với sự giúp đở của nhiều ảo tưởng. Tôi sắp xếp những lớp học của tôi ở trường đại học vào Thứ Hai, Thứ Tư và Thứ Sáu. Tôi học ở viện thần học vào Thứ Ba và Thứ Năm. Công việc làm của tôi rơi vào giữa các giờ học trong những giờ mà tôi gọi là thời gian dư thừa. Hội thánh và hẹn hò là những giải trí cần thiết, tôi đã lý luận. Tuy nhiên, dự định đã không thành. Ở tận gốc rễ của những vấn đề của tôi là thái độ là nếu nó có vẽ tốt trên một thời khóa biểu được thảo ra, nó sẽ thành đạt.
Một vấn đề với thời khoá biểu của tôi là nó không cho phép đủ thì giờ để nghỉ ngơi. Nó tính những sinh hoạt như dạy trẻ em là giải trí, khi thực tế đó là làm việc. Nó không dự phòng cho những lúc kẹt xe, những cơn cúm, những cú điện thoại, nấu nướng, sửa xe, những bài vở thêm vào ở học đường, những sự giúp đở cho những bạn bè, hay thậm chí chỉ thời giờ để được rảnh.
5. Nhiều người chỉ không thể trả lời không. Đối với những người khác, một thời khóa biểu quá bận rộn dường như chứng tỏ sự thành công hay được cần đến. Đối với họ, sự kiệt sức trở thành một biểu tượng vị thế. Đối với tất cả những người này, sống trên tầm cao thế liên hệ, ít ra một phần, đến sự thiếu tự trọng và những nan đề với sự đặt để giới hạn, vì những người có lòng an ninh có khuynh hướng thực tế hơn về khả năng của họ và có thể đặt ra giới hạn tốt hơn. Theo cách này, quan điểm căn bản của chúng ta về chính mình, cũng như những yếu tố cá nhân khác như là một thời kỳ niên thiếu tốt hay xấu, những ảnh hưởng di truyền, và chúng ta có phát triển một tính khôi hài hay không, sẽ ảnh hưởng đến sự dễ dàng cho chúng ta đặt ra giới hạn.
6. Cố gắng để giành sự chấp thuận và công nhận là một nguyên do thông thường của sự kiệt sức. Một người phụ nữ trẻ mà cảm thấy thiếu sót có thể sẽ trả lời yes cho mọi lời yêu cầu nướng bánh ở nhà thờ và làm những nhiệm vụ ngoại thường ở trường chỉ vì cô ta muốn được những lời khen ngợi theo sau. Một đứa trẻ mà không nhận đủ sự xác chứng ở nhà có thể cố gắng quá mức ở trường, cố gắng đạt được điểm cao và tham gia vào quá nhiều sinh hoạt ở trường chỉ để được để ý tới và công nhận. Quá nhiều thời gian ở sở làm, hay quá nhiều tiệc tùng ăn uống, hay quá nhiều con số của bất kỳ những sinh hoạt tốt, có thể sinh ra sự kiệt sức chỉ vì chúng ta cố gắng chứng tỏ sự hoàn hảo của chúng ta.
"Quá nhiều thời gian ở sở làm, hay quá nhiều tiệc tùng ăn uống, hay quá nhiều con số của bất kỳ những sinh hoạt tốt, có thể sinh ra sự kiệt sức chỉ vì chúng ta cố gắng chứng tỏ sự hoàn hảo của chúng ta."
7. Một vài người coi Chúa như là một vị phân công nghiêm tính, đòi hỏi quá nhiều những hoạt động. Những người này cảm thấy rằng họ đang thực sự kiệt sức cho Chúa. Mâu thuẩn thay, thay vì coi Chúa như là một động lực cho sự kiệt sức, chúng thường cần những hướng dẫn thiên thượng để phân biệt khi nào trả lời không. Nó có thể đòi hỏi một sức mạnh thiên thượng để nói ra từ không.
Bước vào trong lối suy nghĩ này là cái mà tâm lý gia Rollo May đã gọi là Sự Phức Tạp của Đấng Messiah. Những người tốt thường cảm thấy rằng một nhu cầu tạo thành một sự kêu gọi. Nếu có một nhu cầu thiết thực, họ phải đáp ứng nó. Bên dưới tinh thần này là ý tưởng rằng nếu tôi không làm điều đó, không ai sẽ làm. Nhưng cách lý luận này có khuynh hướng phản ánh những cảm xúc thời niên thiếu của sự thấp hèn như là chứng tỏ ý muốn của Chúa. Những người tốt cần đối diện những nhu cầu xung quanh họ bằng cách hỏi, "Đây có phải là một nhu cầu mà tôi được chỉ định để đáp ứng không?"
8. Đôi khi khi chúng ta thực hiện ý chỉ của Chúa, chúng ta tìm thấy chính mình trong những nơi nguy hiểm đang xảy ra hay ít ra trong những hoàn cảnh mà cân bằng với lại sự nghỉ ngơi và hồi phục. Những cơ nguyên gây ra sự căng thẳng có thể cuối cùng dẫn tới sự kiệt sức nếu chúng nó đủ nghiêm trọng hay nếu chúng nó kéo dài. Ví dụ như, một giáo sĩ sống trong một đất nước đang trãi qua một cuộc cách mạng hoặc một thầy giáo ở Hoa Kỳ làm việc trong một nội thành đang sinh hoạt dưới một sự đe dọa liên tục của sự hung bạo
Có bằng chứng ngày càng lớn mạnh rằng căng thẳng kéo dài có thể gây ra tai hại lớn.
Có bằng chứng ngày càng lớn mạnh rằng căng thẳng kéo dài có thể gây ra tai hại lớn. Mâu thuẩn thay, ngay cả sự trông chờ một nguy hiểm hay "lỡ" chuyện gì xảy ra trong tương lai có thể gây ra cùng những tai hại về thể chất như là sự căng thẳng mà được tạo nên từ những biến cố thực sự. Liên tục đề phòng cho đời sống của bạn, sợ sự tấn công thể xác bất cứ khi nào bạn đi ra ngoài đường phố, có thể gây ra cơ chế phòng thủ về mặc sinh hóa mà, nếu được tạo ra ở một mức độ liên tục, có hại về mặt tinh thần lẩn thể xác.
Theo nghiên cứu gần đây chất hóc-môn chống lại sự căng thẳng, cor-ti-sôn, được tạo ra để cho chúng ta tăng cao năng lực trong lúc căng thẳng. Bởi vì những cơ nguyên gây ra sự căng thẳng ngày nay thường không đòi hỏi những đáp ứng về thể chất như chạy trốn khỏi một kẻ thù, cor-ti-sôn chỉ ngồi đó. Nếu chúng ta thêm và đó một tình thế căng thẳng mản tính như chúng ta vừa mới đề cập đến, những mức độ cor-ti-sôn cao có thể ảnh hưởng hệ thống đề kháng và làm cho chúng ta yếu đuối và dễ bị lở loét (bao tử) và hàng loạt các bệnh khác nữa.
Bác sĩ Pamela Peeke trong cuốn sách xuất sắc của bà, Chống Mỡ Sau Tuổi Bốn Mươi, đề cập tới một tác phẩm bởi Robert Sapolsky, Ph.D., Tại Sao Ngựa Rằn Không Bị Loét Bao Tử. "Động vật có vú," Sapolsky đặt giả thuyết, "không bị lở loét dạ dày là vì bình thường chúng không chất chứa sự căng thẳng mản tính." Đó là điều mà chúng ta con người làm luôn mọi lúc.
"Hãy tưởng tượng một con ngựa rằn trên Đồng Serengeti. Nó đang ăn cỏ với những con ngựa rằn khác dưới mặt trời giữa trưa, thưởng thức những ngọn cỏ ngon ngọt. Qua kinh nghiệm, con ngựa rằn này biết rằng chắc có một con sư tử ngoài kia nơi nào đó. Nó biết đủ rằng không nên lại gần lãnh thổ nhà của sư tử. Thay vì vậy, nó sống trong hiện tại, thưởng thức cỏ ngon, không căng thẳng lo lắng con sư tử đang ở đâu và chỉ đương đầu với vấn đề chỉ nếu con sư tử thực sự lộ diện.
"Chúng ta con người, trái lại, thường làm thêm nghề nghiệp thứ nhì vì cứ tự hỏi con sư tử đang ở đâu."
2. Trên mức độ đơn giản nhất, thật là sống còn mà có thể trả lời không. Không là một trong những từ chúng ta học nói từ khi còn trẻ con, và nó có lẽ là từ đầu tiên mà chúng ta được dạy đừng nên nói. Thật là khó nói không đối với những công việc mà chúng ta ao ước muốn làm và khi mà những người khác thúc đẩy chúng ta. Là một người cố vấn gia đình tôi nghe đủ loại lý do để mà không trả lời không. "Không có ai khác làm việc đó." "Tôi thích nó, vì thế nó không chiếm mất nhiều thời gian của tôi." (Câu mà cá nhân tôi thích nhất!) "Tôi luôn cảm thấy nếu ai đó nhờ tôi làm gì, thì đó là cách mà Chúa đang dẩn dắt tôi." Tôi có khả năng tốt nhất cho công việc này, và vì thế tôi cảm thấy tôi nên làm nó."
Đây chỉ là một vài trong những lý do khéo léo, thanh cao hơn để không trả lời không và kiệt sức cho Chúa. Những lý do ít-thường-được-nói-ra, nhưng đôi khi thành thật hơn, là: "Tôi không có can đảm để trả lời không đối với người khác hay đối với chính tôi", và "tôi thích nghĩ rằng mình quan trọng đến nỗi không ai khác có thể làm được công việc."
"Khi tôi khám phá rằng kiệt sức không phải là ý muốn của Chúa cho đời sống tôi, một trong những vấn đề của tôi là, "Làm sao tôi trả lời không?"
Làm sao tôi trả lời không? Theo bản tánh tự nhiên tôi gặp phải nhiều khó khăn trả lời không. Trong nhiều năm tôi bước tới bằng cách chìu lòng người khác và làm hầu hềt mọi việc họ yêu cầu tôi. Khi tôi khám phá ra kiệt sức không phải là ý muốn của Chúa cho đời sống tôi, một trong những vấn đề của tôi là, "Làm sao tôi trả lời không?"
Tôi nhanh chóng học được rằng tôi có thể đợi người ta bằng lòng tôi trả lời không. Tôi không thể đợi sự cho phép của họ hay đợi người khác làm nhiệm vụ đó thế cho tôi. Tôi chỉ đơn giản phải nói không, dù cho bất cứ ai ngoại trừ Chúa chính Ngài hiểu.
Vào lúc này trong đời sống của tôi, phòng mạch riêng của tôi và công việc viết văn của tôi là hai ưu tiên lớn của tôi. Chúa đã gọi tôi làm những công việc này. Đôi khi diển thuyết trước công chúng có thể trở thành một phần của những công việc này. Nhưng tôi đã chọn nó làm ưu tiên thứ ba của tôi. Nếu không thì tôi sẽ bắt đầu trở nên quá mệt, bị virus cách dễ dàng và nói chung thấy chất lượng công việc của mình đi xuống. Ngày mà tôi bắt đầu trả lời "không" cho những lời mời diển thuyết là sự bắt đầu của một diễn đàn mới mẽ hoàn toàn của sự thăng bằng trong công việc của tôi.
Tôi hầu như quên về trở ngại đó cho đến khi gần đây khi người nào đó cố gắng thuyết phục tôi rằng tôi nên lên các chương trình nói chuyện trên radio. Trong bực dọc bà ta cuối cùng nói: "Chị không thể đi lên trong đời trả lời không!"
Tôi sững sốt một giây lát với sự cộc lốc của câu trả lời của bà ta. Rồi tôi thích thú. Không giống con người cũ của tôi chút nào, tôi nghĩ. Và tôi hân hoan trong sự xác chứng nhỏ (nhưng đối với tôi có ý nghĩa) này rằng tôi đã thực sự học trả lời không.
" Thường vấn đề của chúng ta không lắm phải trong sự lựa chọn giữa điều tốt và điều xấu (mà thường thường rất hiển nhiên) nhưng giữa điều tốt và điều tốt nhất. "
3. Dành thời gian để trả lời có. Đừng trả lời được ngay tức khắc. Có những lúc, dĩ nhiên, khi bạn trả lời có. Một cơ hội mà quá tốt để bỏ qua sẽ đến với bạn. Hay có lẽ bạn sẽ tìm thấy Chúa đang dẫn dắt bạn trong những chiều hướng mới.
Nhưng thật vẫn khó để biết được khi chúng ta đặt trên mình quá nhiều, thậm chí sau khi chúng ta đã trả lời không. Thường khi tôi được yêu cầu làm việc gì, tôi xin có thời gian để suy nghĩ và quyết định. Tôi không muốn trả lời không ngay tức thì bởi vì tôi muốn cho Chúa cơ hội để chỉ cho tôi nếu trả lời được là đúng.
Thường nan đề của chúng ta lắm không phải là trong việc chọn giữa cái tốt và cái xấu (mà thường thường rất hiển nhiên) nhưng giữa cái tốt và cái tốt nhất.
Tôi có thể trả lời, lấy ví dụ, bằng cách nói, "Nhiều trong những gì bạn đang nói nghe có vẽ hấp dẫn lắm cho tôi. Nhưng tôi cần thời gian để xem nếu đây thực sự là một ưu tiên mà Chúa muốn tôi nhận lảnh." Thường nan đề của chúng ta lắm không phải là trong việc chọn giữa cái tốt và cái xấu (mà thường thường rất hiển nhiên) nhưng giữa cái tốt và cái tốt nhất.
4. Đặt thời khóa biểu cho sự giải trí và sự phục hồi của bạn. Để tránh một thời khóa biểu mà trông có vẻ dễ dàng trên giấy tờ nhưng không thực hiện được trong thực tế, chúng ta cần viết ra những nhu cầu giải trí và nghỉ ngơi vào trong thời khóa biểu của chúng ta với sự suy nghĩ cẩn trọng như khi chúng ta làm bất cứ những việc gì khác. Vì thế chắc chắn dự định chương trình giải trí của bạn và giữ lấy nó. Chỉ có ngày Chúa Nhật làm một ngày không có làm việc là một sự bắt đầu tốt. Vào ngày đó chuẩn bị thức ăn trước hay là đi ra ngoài ăn. Để dành vài giờ không dự tính trước vào buổi chiều. Dự tính những ngày nghỉ, dành thì giờ dẩn chó đi bộ, dành vài buổi chiều với các con cái, dành thì giờ đọc sách.
Dành một ngày nghỉ mỗi tháng để đi ra bãi biển, ăn trưa với một người bạn, hay thực hiện cuốn sách lưu bút mà đã từ lâu bị bỏ quên cũng có thể giúp bạn phục hồi. Một ngày cuối tuần thỉnh thoảng để đi xa và một kỳ vacation hàng năm là những liều thuốc lớn để phòng ngừa sự kiệt sức. Vị giảng đạo lớn Charles Haddon Spurgeon có lần nói rằng nghỉ một kỳ vacation là một sự bắt buộc từ Chúa. Ông biết quá rõ cách mà sự mệt mõi và làm việc quá tải có thể phá hũy sự hửu ích của một người cho Chúa.
5. Dự phòng thời gian cho những chuyện không ngờ được. Mọi việc từ chết chóc, động đất, lụt lội và bệnh hoạn cho tới kẹt xe, nghẻn đường cống và chó đi lạc lấy mất đi thời gian khỏi thời khóa biểu hoàn hảo của bạn. Nếu không có một "khoảng trống", những biến cố như vậy sẽ biến một thời khóa biểu ngăn nắp trở nên xáo trộn.
6. Dành thời gian để phục hồi. Cách đây không lâu một người nào đó trở về từ đám tang của một người thân đã nói về người vợ còn sống xót: "Bây giờ chị ta sẽ chỉ phải tiếp tục. Chuyện đó đã qua rồi." Trong một trường hợp khác một người đàn ông lớn tuổi đã tìm đến sự giúp đở của tâm lý gia bởi vì "ông đã mất quá nhiều thời gian" để vượt qua cái chết của cha ông mà đã chết hai tuần trước đó!
Một vài thống kê cho biết phải có ít nhất hai năm để phục hồi từ cái chết của một người phối ngẫu, sáu năm từ cái chết của một người con.
Sự tang thương, mất mát, thảm đau: đây là những việc xảy ra trong đời mà có ảnh hưởng lâu dài. Một vài thống kê cho biết phải có ít nhất hai năm để phục hồi từ cái chết của một người phối ngẫu, sáu năm từ cái chết của một người con. Con người ta khác nhau, những hoàn cảnh khác nhau. Nhưng an toàn để nói rằng trong trường hợp chết chóc, sự tang thương chỉ bắt đầu sau đám tang. Thời gian thì cần thiết để hồi phục từ những biến cố này trong đời sống của chúng ta mà thực sự không phải do chúng ta tự tạo ra nhưng đến từ những căng thẳng bên ngoài. Nếu đời sống chúng ta đã quá bận rộn, thật là khó hơn để mà dành thì giờ cần thiết cho những sự hồi phục không ngờ trước được.
7. Coi chừng những sự trông mong của những người khác. Khi tôi đang sống trên dây cao thế trong những ngày đại học, những người mà tôi kính trọng cho tôi những dụng ý lẩn lộn giữa sự thỏa thuận và sự không vừa ý. Họ sẽ bảo tôi "chậm lại" hay cảnh cáo tôi đã nhận lấy quá nhiều trách nhiệm. Nhưng rồi trong một cái thở, họ lại khen ngợi tôi vì tất cả những gì tôi đang làm. Hay, tệ hơn, họ thêm vào cái thời khóa biểu đã quá tải của tôi bằng sự yêu cầu tôi làm một việc khác. Một việc khác đáng làm, dĩ nhiên! Tuy vậy cái sứ điệp lấn lướt mà đi xuyên suốt là luôn luôn sự thỏa thuận, không phải sự bất đồng.
Tôi đã thấy những người bạn mà đã dấn thân kiệt sức sẽ, dĩ nhiên thúc giục tôi kiệt sức với họ! Họ có thể thậm chí cố gắng làm cho tôi cảm thấy tội lỗi nếu tôi không tham gia vào những sinh hoạt mà tự chúng là tốt lành, nhưng mà có thể thêm vào một gánh nặng quá lớn trên một thời khóa biểu đã quá tải của tôi. Trong quá trình tôi đã khám phá rằng lời khuyên của ngay cả những người bạn trong Chúa cũng chỉ có hiệu lực như chính quan điểm riêng của họ về sự kiệt sức.
8. Coi chừng những dấu hiệu cảnh cáo của thân thể. Một cách để biết nếu chúng ta đang làm quá nhiều là bằng cách để ý tới sự phản ứng của thân thể chúng ta. Ngủ gục ở tay lái, ngủ gật trong nhà thờ, không thể tập trung hay có những thói quen ngủ hay những hoạt động cơ thể thay đổi (như là bệnh mất ngủ, cao huyết áp, đau khớp hoặc nhức đầu thường xuyên), có thể tất cả là những triệu chứng của một thời khóa biểu mà bị ép quá nhiều.
" Một vài thống kê cho thấy rằng phải mất khoảng hai năm để hồi tỉnh sau cái chết của một người phối ngẫu, sáu năm sau cái chết của một người con. "
Cũng thật là nguy hiểm khi so sánh một người với một người khác. Lấy ví dụ, làm việc và suy nghĩ nhanh chóng và với sự căng thẳng lớn. Vì thế tôi làm nhiều trong ít thời gian hơn một số người làm trong một khoảng thời gian lâu hơn; nhưng tôi cũng mệt nhanh chóng hơn. Tôi phải ngừng nghỉ khi đến lúc cho tôi nghỉ, không khi đến lúc cho người khác.
Một vài người có thể ngồi trên một khúc gỗ lo lắng trong một thời gian ngắn và mệt mõi hơn một người lao động chân tay trên cánh đồng. "Hãy học lắng nghe cơ thể của bạn," một người khôn ngoan có lần nói với tôi, và lời khuyên của ông đã tạo một sự khác biệt trong cách tôi cảm giác và, một cách tối hậu, trong kết quả tôi tạo ra.
9. Giữ tập trung. Cuối cùng, một trong những cách chắc chắn nhất mà tôi biết để tránh cái hố sâu của sự kiệt sức là giữ tập trung vào Chúa. Công việc tốt không tầm thường được hoàn tất trong sự bận rộn. Nếu, qua sự cầu nguyện, học Kinh Thánh và sự nhắn nhủ bên trong của Đức Thánh Linh trong chúng ta, chúng ta thực sự dâng đời sống mình, không những chỉ cho công việc Chúa cho chúng ta mà còn cho thời khóa biểu của Chúa, chúng ta sẽ tìm thấy chính mình sống những đời sống cân đối. Một đời sống sống cho Chúa trong cách này sẽ không thiếu sự cân bằng của Chúa hay sự chu cấp của Ngài.
10. Nhận biết nhu cầu được giúp đở về tâm lý. Điều này là đặc biệt quan trọng sau khi chịu phải một tổn thương lớn như là một sự hành hung trên đường phố hay một cơn lốc xoáy hủy hoại. Những dấu hiệu của Bệnh Căng Thẳng Sau Tổn Thương bao gồm những thay đổi liên tục trong cách ăn ngủ, những ký ức tái hiện, sự thiếu quan tâm, những cảm giác bị tách rời, sự không cân bằng và sự quá cảnh giác. Tình trạng này đòi hỏi thuốc trị và cố vấn. Đừng chịu khổ một cách không cần thiết.
Cho hầu hết chúng ta mà đang vật lộn để sống một đời sống cân đối, thật là có sự dạy dỗ cũng như làm cho khiêm nhường khi nhớ đến những lời của Peter Marshall sau cơn đau tim lần đầu của ông. Như được nói đến trong quyển sách, Một Người Đàn Ông Tên Peter, viết bởi Catherine Marshall: "À, Peter," một người bạn đã hỏi, "Tôi tò mò muốn biết một điều. Anh đã học được gì trong khi bệnh?"
"Anh có thực sự muốn biết không? Peter trả lời tức khắc. "Tôi đã học được rằng Vương Quốc của Chúa tiếp tục đi lên không có Peter Marshall."
1. Edna St. Vincent Millay, Lời Nhạc Chọn Lọc (New York: Nhà Aán Washington Square, 1959). In lại bởi sự cho phép. Elizabeth Barnett, Literacy Executor.
Elizabeth Ruth Skoglund, M.A., M.F.T. là một vị cố vấn, nhà giáo, và nhà văn. Cô là tác giả của hơn 27 sách, chủ đề bao gồm tự giúp đở về tâm lý và luân lý sinh học, tới tiểu sử của những vị cao cả. Quyển sách gần đây của cô là Những Ngày Sáng, Những Đêm Tối: Với Charles Spurgeion trong Chiến Thắng Trên Nỗi Đau Tình Cảm. Cô cũng đã viết một bài báo riêng và góp mặt thường xuyên trên những chương trình nói chuyện trên radio. Trong 28 năm qua cô đã duy trì một phòng mạch cố vấn tâm lý tư ở Burbank, CA. http://elizabethskoglund.com
© 2004 Narramore Christian Foundation. Used by permission.