[ English | Vietnamese ]
"Sự xét nghiệm của bạn cho biết rằng bạn có sự giận dữ chôn vùi," người khuyên bảo đã nói với bệnh nhân của ông. "Bạn nghĩ rằng điều này có thể là có thật không?" ông hỏi.
"Tôi! Giận dữ? Chắc chắn là không," người bệnh nhân trả lời. "Tôi sẽ đánh vào mũi của ông bởi vì ông nói điều đó!"
Khi nó đến cơn giận dữ, mọi người chúng ta đều có một con cọp bên trong. Nhiều lần nó cho sự can đảm và động cơ thúc đẩy lớn. Vào những lần khác, chúng ta quá sợ rằng nó sẽ vượt qua sự kiềm chế nên chúng ta chôn vùi nó để không ai, gồm chính bản thân chúng ta, sẽ không bao giờ biết rằng nó tồn tại.
Nhiều người trong chúng ta đã được dạy rằng sự giận dữ là xấu và biểu hiện nó ra là không trưởng thành. Người trưởng thành, tuy vậy, sẽ không từ chối sự giận dữ của anh ta. Anh đã học để diễn tả nó trong những cách thích đáng.
Mặc dù vài người không bao giờ cho thấy cơn giận của họ, mọi người đều giận lúc nào đó. Sự giận dữ là một cảm giác cho-bởi-Thượng-Đế và không phải là đúng hay là sai. Nó là cái gì mà chúng làm với nó thì điều đó mới có giá trị.
Trong thực tế, có nhiều điều mà chúng ta nên giận dữ, như là sự không công bằng xã hội, hà hiếp trẻ con, tôn giáo tham lam và còn theo chủ nghĩa hợp pháp mà làm ra những luật lệ có tầm quan trọng hơn là con người.
Chúa Giê-xu rất tức giận với những người tín ngưỡng trong thời của Ngài bởi vì chính lý do này. Khi Ngài đã chữa lành một người đàn ông vào ngày Sa-bát (Sabbath), những người Pha-ri-si đã giận dữ và họ tìm để giết Ngài. Đối với họ, những lễ nghi tín ngưỡng là quan trọng hơn sự cần thiết của con người. Chúng ta đọc rằng Chúa Giê-xu "đã nhìn xung quanh vào họ trong sự giận dữ đau buồn vì những tấm lòng cứng cỏi của họ." 1
Cũng hãy suy nghĩ về Florence Nightingale. Cô ta rất căm giận về những điều kiện thậm tệ mà những quân lính bị thương chịu đựng trong Chiến tranh Crimean. Cô đã dùng cơn giận dữ của cô cách sáng tạo để mang lại những thay đổi lớn về chăm-sóc điều-dưỡng.
Một trong những chuyện xấu nhất mà chúng ta có thể làm với cơn giận dữ của chúng ta là đè nén và từ chối nó. Cơn giận dữ bị đè nén trong quá trình lâu dài sẽ chuyển hoá ra sự hận thù và ô-nhiểm mọi việc mà chúng ta làm.
Sự hận thù thể hiện nó trong nhiều cách: sự tiêu cực, thái độ chỉ trích, cằn nhằn, mỉa mai, nói chuyện tầm phào, oán giận, thù ghét, đóng cửa mạnh, la lối, đỗ lỗi lên con cái, đá con mèo, lái xe xông xáo, la lối "tôi đau khổ!" như trẻ con, nổi loạn, từ chối sinh lý trong hôn nhân, cư xử lầm đường (ví dụ như, những người mại dâm, thường giận cha của họ), hạ người ta xuống, đi trể liên tục, thụ động, sự thu hồi, cơn thịnh nộ, và có khi còn là tội phạm. Cái danh sách này thì không chấm dứt.
Cơn giận dữ bị đè nén hay sự thù hận, khi đã gây ra, có thể có những kết qủa tai họa. Theo Tờ Thông-báo, trong một năm, 80 phần trăm của những nạn nhân bị giết trong một tiểu bang đã bị giết bởi những thành viên trong gia đình hay những người bạn thân thiết. Hầu hết những sự tấn công tai họa này là những kết quả của những cuộc cãi nhau trong những hoàn cảnh mỗi ngày.
Hay là, như Bác sĩ Cecil Osborne giải thích trong cuốn sách của ông, cơn giận bị đè nén dần dần hiện ra trong "dạng của vài căn bệnh thần kinh: những ung nhọt, bệnh suyễn, chứng viêm khớp, chứng viêm ruột kết, chứng viêm da, những sự phiền não về tim hay bất cứ một tỷ lệ của cái khác."2
Hơn nữa, có thể không có hủy hoại nhiều với những quan hệ cá nhân hơn cơn giận chôn vùi hay hận thù.
Sự hận thù tấn công người ta. Sự giận dữ lành mạnh thì trực tiếp chống lại sự-làm-việc-sai, được liên kết với tình yêu, và vừa đúng với sự giận dữ cho hoàn cảnh được đưa ra. Một câu hỏi có ích để hỏi chính bạn nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể hành động quá mức là: "Tôi có nên giận dữ như vậy không?"
Người mà hành động quá mức với những hoàn cảnh thường có nhiều giận dữ bị đè nén. Hoàn cảnh ngay lập tức mà đem ra sự giận dữ đột ngột thì không gây ra nó. Nó gây ra cái gì mà đã có sẵn ở đó.
Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta rằng "Kẻ nào chậm nóng giận thì có thông sáng lớn; Nhưng ai hay nóng-nảy thì tôn lên sự điên-cuồng."3 Đây không phải là một lý do cho sự từ chối sự giận dữ của một người, như sự từ chối có thể dại dột và hủy hoại giống như nhau.
Người mau nóng giận thường hành động quá mức, là một dấu của sự giận dữ chưa giải quyết.
Kinh Thánh cũng khuyên rằng: "Vậy hãy từ-bỏ những cảm giác của điều độc ác [giận dữ]. Đừng chỉ giả bộ làm người tốt! Từ bỏ tính không trung-thực."4 Cũng vậy, "Ví bằng anh em đương cơn giận, thì chớ phạm tội bằng cách nuôi dưỡng mối hận thù của mình; Chớ căm giận cho đến khi mặt trời lặn - vượt qua nó cách nhanh chóng; bởi vì khi anh em giận dữ, thì anh em cho Ma-quỷ chổ đứng hùng mạnh."5
Khi đó làm thế nào bạn giải quyết cơn giận dữ?
Thứ nhất, hãy thật thà và thú nhận bạn đang cảm thấy thế nào.
Thứ nhì, hãy chấp nhận chính bạn như một người bình thường mà đôi khi có những cảm giác giận dữ.
Thứ ba, hãy quyết định để giải quyết những cảm giác của bạn ngay trong ngày đó.
Thứ tư, diễn đạt cảm giác của bạn một cách sáng tạo - có thể cho một người bạn thông hiểu đầu tiên hay cho một sự thay thế "tưởng tượng", và nơi nào cần thiết, cho người mà bạn đang giận với. Việc này không phải là một lý do để la mắng như tát nước vào những người khác. Mục đích luôn nên là để "nói sự thật trong tình yêu thương."6
Khi diễn đạt cơn giận, chúng ta cần nói lên cảm giác. Nói về cơn giận không giải quyết nó. Cảm giác cần được phóng thích - không như một sự tấn công hay như sự đổ lỗi, nhưng như một sự thú lỗi và diễn đạt của cảm giác chúng ta như vấn đề của chúng ta. Khi việc này làm xong, cơn giận sẽ tiêu mòn.
Nó thì không là có thật hay có ích lợi để nói rằng, "Bạn làm tôi giận." Đây là sự đổ lỗi vào người kia cho hành động của bạn vào đưa anh ấy hay cô ấy vào thế phòng thủ. Nó thì có ích lợi hơn để nói rằng, "Tôi cần nói chuyện với bạn về chuyện này và chyện nọ. Tôi cảm thấy rất tức giận về việc này. Tôi biết cơn giận dữ của tôi là vấn đề của tôi và tôi có thể đã phản ứng quá mức, nhưng tôi cần nói chuyện với bạn về vấn đề này." Đó là, dùng thông điệp "Tôi", không phải thông điệp "Bạn".
Cơn giận có thể cũng được diễn đạt bằng cách viết, như David đã làm trong sách Thi-thiên.7 Tôi đã làm việc này nhiều lần, sau việc đó tôi đã xé mãnh giấy. Khi cần thiết, tôi viết lại những cảm giác đó và đã chia xẻ chúng một cách cá nhân với người kia hay những người mà có tham dự vào.
Giải quyết những quan hệ thì rất quan trọng. Đấng Christ nhắc nhở chúng ta rằng nếu chúng ta có bất cứ mâu thuẩn nào với một người khác, thì chúng ta nên đặt để đúng những sự việc trước khi mang những món quà của chúng ta tới Thượng Đế.8
Thứ năm, trước khi diễn đạt cơn giận, hãy kiểm soát để coi nếu bạn đang cảm thấy sợ hay đe dọa, bởi vì cơn giận thường được dùng như một sự phòng thủ chống lại cảm giác sợ sệt. Nếu nổi lo sợ là một vấn đề, thì hãy nói về điều đó.
Cuối cùng, khi bạn đã chia xẻ cơn giận của bạn, hãy tha thứ. Cho sức khoẻ thể xác, tinh thần và tâm linh thì chúng ta cần liên lạc với tất cả những cảm giác của chúng ta (tích cực và tiêu cực), xử dụng và diễn đạt chúng bằng nhiều cách sáng tạo. Điều này, cũng, là một cách của tình yêu thương, bởi vì cơn giận chưa giải quyết sẽ chuyển ra sự hận thù và xây nên những chướng ngại giữa những người bạn, những người thân yêu và Thượng Đế nữa, và ngăn chặn tình yêu.
1. Mác 3:5. 2. Cecil Osborne. Nghệ Thuật của Sự Hiểu Biết Chính Bản Thân, Grand Rapids: Nhà xuất bản Zondervan, 1967, p.61. 3. Châm-ngôn 14:29. 4. 1 Phi-e-rơ 2:1. 5. Ê-phê-sô 4:26-27. 6. Ê-phê-sô 4:15. 7. Xem Thi-thiên 109. 8. Xem Mác 11:25
Quyền sao chép © 2001 bởi Dick Innes
Dịch bởi D. Ngô
© 2002 ACTS International. Used by permission.