[ English | Vietnamese ]
Chắc chắn bạn đã nghe câu chuyện người thợ xây xin thời gian nghỉ việc với lý do như sau: "Khi tôi tới căn nhà, tôi thấy cơn bão lốc đã tốc ngã những viên gạch trên cao, vì thế tôi leo lên nóc nhà và dựng lên một cây xà-ngang với cái ròng rọc và kéo lên một hai thùng đầy gạch tới đỉnh của căn nhà."
"Khi tôi leo xuống, và bám theo đường dây, tôi bắt đầu thả nó ra. Không may, thùng gạch nặng hơn tôi và trước khi mà tôi biết chuyện gì đang xảy ra, cái thùng đã bắt đầu rơi xuống, giựt tôi đi lên. Tôi đã quyết định bám lấy vì lúc đó tôi đã lên quá xa khỏi mặt đất không thểø nhảy xuống được."
Khoảng nữa đường lên, tôi gặp phải cái thùng gạch đang rơi xuống nhanh. Tôi bị đụng mạnh vào vai. Tôi tiếp tục lên trên, đụng đầu vào trong trụ và ngón tay tôi bị vấu vào và kẹt trong cái ròng rọc.
Khi thùng gạch đụng đất mạnh, nó vở tung đáy, làm cho gạch văng ra tứ tán. Bây giờ tôi nặng hơn cái thùng, vì thế tôi bắt đầu đi xuống với tốc độ nhanh. Nữa chừng xuống tôi đụng phải cái thùng đi lên -- nhanh -- và bị nhiều tổn thương nơi cằm tôi. Khi tôi đụng tới đất, tôi rơi vào đống gạch vụn, bị nhiều vết cắt và bằm dập đau đớn.
Vào lúc này tôi chắc đã mất trí vì tôi đã thả dây ra khỏi tay mình. Cái thùng rơi xuống nhanh, đập vào đầu tôi một lần nữa, làm tôi phải vào nằm viện. Tôi thành kính xin nghỉ phép bệnh."
Mỗi người đều gặp kỳ khi những sự việc xảy ra sai lạc. Nhưng khi khó khăn đến, không phải chuyện xảy đến cho chúng ta, nhưng cách chúng ta phản ứng lại, mới là điều quan trọng. Khó khăn phá hũy một vài người. Một vài người khác được gây dựng lên bởi khó khăn. Điều khác nhau nằm trong thái độ của chúng ta, nhìn nhận thực tế, chấp nhận nó, và việc chúng ta làm để giải quyết các vấn đề.
"Thái độ quan trọng hơn khả năng."
Thái độ. Nếu chúng ta đáp ứng với những khó khăn xảy đến cho mình một cách tích cực, quyết tâm nhờ Chúa giúp đỡ để khắc phục, chúng ta sẽ khắc phục được. Nếu chúng ta phản ứng cách tiêu cực với thái độ bị đánh bại, chúng ta sẽ bị bầm dập, bất kể chúng ta có thông minh tới đâu.
Như Zig Ziglar nói trong quyển sách của ông, See You at the Top (Hẹn gặp anh ở trên đỉnh), "Thái độ quan trọng hơn khả năng rất nhiều . . . Bất kể tràn ngập bằng chứng mà chứng minh cho tầm quan trọng của một thái độ tinh thần đúng đắn, toàn bộ hệ thống giáo dục từ lớp vườn trẻ cho đến bậc đại học hầu như bỏ lơ yếu tố sống còn này trong đời sống chúng ta. Chín mươi phần trăm của công cuộc giáo dục của chúng ta hướng về thu thập dữ kiện và chỉ 10% của công cuộc đào tạo hướng về "những tình cảm" -- hay các thái độ.
"Những con số này thực sự khó tin khi chúng ta nhận biết rằng phần não "suy nghĩ" chỉ lớn bằng 10% của phần não "suy cảm" của chúng ta. Một nghiên cứu bởi Đại Học Harvard cho thấy 85% lý do của thành công, những thành đạt, thăng chức, v.v. . . là do thái độ của chúng ta và chỉ 15% là do khả năng chuyên môn của chúng ta."
Ziglar cũng chỉ ra rằng, William James, cha đẻ của nền tâm lý học Hoa Kỳ, đã nói rằng khám phá quan trọng nhất trong thời chúng ta là chúng ta có thể thay đổi đời sống mình bằng cách thay đổi những thái độ của mình.
Nhìn nhận thực tế cũng rất cốt yếu trong việc quyết định kết quả cho những vấn đề của một người.
Một người bạn bác sĩ của tôi nói về một gia đình có một người mẹ bị gãy tay. Người chồng và người con trai phải buộc bà đi bác sĩ và nắm giữ lấy bà trong khi bác sĩ băng bột cánh tay bà đã bị gãy cách trầm trọng.
"Không có gì hư với cánh tay của tôi, bác sĩ ơi. Nó hoàn toàn bình thường," bà nằn nì.
"Tôi biết," ông bác sĩ nói khi đặt cánh tay gãy vào chổ. Vài tuần sau người đàn bà trở lại để tháo băng và cánh tay đã lành.
"Thấy không," người đàn bà nói, "Tôi đã bảo ông rằng không có gì gãy hết mà"
Người đàn bà này có một nhận thức tín ngưởng chắc chắn đã dẫn bà đến chổ tin rằng không có gì sai với bà. May mắn thay, gia đình bà thực tế hơn. Chúng ta cũng cần phải thực tế với những vấn đề của chúng ta nếu chúng ta muốn giải quyết chúng.
Chấp nhận. Hơn nữa, dù gì xảy ra chúng ta cần phải chấp nhận nó. Không có ích chi khi chúng ta than thở: "Ước gì ."
Cách đây vài năm, một thành viên trong gia đình bị tai biến mạch máu não và bị tê liệt một phần bên trái. Học đi, đọc và viết trở lại càng nhiều càng tốt rất là chậm chạp và khó khăn cách đau đớn.
"Chúng ta có thể thay đổi đời sống mình bằng cách thay đổi những thái độ của chúng ta."
Các bác sĩ cảm thấy rằng tai biến mạch máu não đó có thể tránh khỏi vì thế rất dễ dàng bị thử thách để bộc phát ra: "Phải chi chúng ta biết trước"
Tuy nhiên, thật là vô ích khi nói rằng, "Phải chi. . ." Gia đình chúng tôi không thể trở lại và làm cách khác hơn. Chúng tôi phải chấp nhận thực tế của việc xảy ra, nhận lấy những gì còn lại và tiếp tục đi tới.
"Bạn làm gì và làm sao để đối đầu?" -- người ta thường hỏi khi chuyện xảy ra sai lạc trong đời sống của tôi.
Trước tiên. Bày tỏ những xúc cảm. Một điều, tôi học được là không chối bỏ những cảm giác của mình, vì thế khi tôi tổn thương, tôi khóc. Chúa không những chỉ cho chúng ta tiếng cười để bày tỏ niềm vui mà còn những giọt nước mắt để bộc lộ nỗi đau buồn nữa. Khóc có một tác dụng chữa lành. Nó làm êm ấm hồn linh. Hơn nữa, khi tôi thất vọng, tôi chia xẻ những cảm xúc với một người bạn. Hay nếu tôi giận dữ, tôi chia xẻ những cảm xúc của mình với người mà tôi đang giận hay viết ra những cảm xúc trên giấy rồi quăng chúng đi.
Thứ nhì. Hãy cảm tạ. Tôi luôn luôn nhấn mạnh việc cảm tạ Chúa vì những điều tốt xảy ra trong đời sống tôi vượt quá một số ít khó khăn cho tôi.
Thứ ba. Tin cậy Chúa. Tôi đã học tin cậy Chúa -- không phải lúc nào cũng không có nghi ngờ hay khó hiểu. Không phải lúc nào tôi cũng hiểu tại sao chuyện xấu xảy ra. Tuy nhiên, có một điều tôi hiểu, trong khi Satan và những quyền lực của ma quỷ muốn dùng những hoàn cảnh của tôi để thử tôi và phá hoại tôi, Chúa muốn sử dụng những hoàn cảnh đó để thêm sức mạnh cho tôi. Sự lựa chọn là do tôi.
Những lúc duy nhất trong đời tôi khi tôi trưởng thành là lúc khó khăn xảy ra. Ai muốn thay đổi khi mọi sự tốt đẹp xảy ra? Cũng vậy, nếu có chất lượng gì trong những bài viết của tôi và những công việc khác, nó phát sinh từ những vật lộn của đời sống.
Trong khi tôi không tin vào những sửa chữa nhanh chóng hay những giải quyết đơn giản hóa cho những vấn đề phức tạp của đời sống, tôi biết rằng Chúa dạy chúng ta nhiều bài học qua những kỳ khó khăn và thử thách -- nếu chúng ta để cho Ngài. Bất chấp những biến chuyển bên ngoài, tôi cũng tin rằng "mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến [và tin vào] Đức Chúa Trời" 1 -- cho dù là đến sau rốt!
Bạn có chấp nhận những khó khăn như là những cơ hội để trưởng thành và cầu xin Chúa chỉ cho bạn những gì Ngài muốn bạn học hỏi qua chúng không? Nếu vậy, đời sống bạn sẽ được dồi giàu thêm bội phần.
1. Xem Rô-ma 8:28
© 2003 ACTS International. Used by permission.