Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 15

Sự Chiến Thắng Qua Nỗi Lo Lắng

[ English | Vietnamese ]

Đó là một buổi sáng Thứ Hai. Ngày cuối tuần thì đã hết. Cái đồng hồ báo động la om sòm tiếng la chói tai ghê gớm của nó và bất thình lình bạn lại lao đầu vào trong thế giới của thực tế. Đầu tiên là bạn tranh đấu để rời khỏi giường, sau đó lại hối hả đi học hay đi làm cho đúng giờ, và rồi tới sự căng thẳng cố gắng để vật lộn vời tất cả, dường như những trách nhiệm không chấm dứt.

Đây có phải là thế nào tuần lễ của bạn bắt đầu không? Và có phải những áp bức này là nhẹ so sánh với những chuyện mà bạn đối diện như ngày và tuần trôi qua không?

Chúng ta sống trong một thế giới mà căng thẳng và lo lắng luôn tăng lên với những áp lực của trường học, việc làm, gia đinh, tài chánh và xã hội.

Sự lo lắng hay lo âu là một vấn đề lớn của xã hội đương thời. Trong những số lượng quá mức nó có thể làm bạn gục ngã trong cuộc sống của bạn.

Nhiều người thích nghĩ rằng những sự việc không làm phiền họ. "Không có vấn đề gì," họ nói như khi họ để một sự can đảm phía trước và với lấy thuốc trị đau nhức (aspirin) hay một chai rượu để làm chết đi nổi sợ hãi của họ.

Tuy nhiên, nó không thể làm chết đi sự lo âu bên trong. Nó sẽ bọc lộ chính nó bằng nhiều cách.

Ví dụ như, George rút lui khi anh ta tức giận, đau lòng, hay khó chịu. Susan nói cách không dứt để che đậy sự lo âu của cô ta. Bill thì trói buộc với thuốc lá để tránh sự đối mặt với những vấn đề của anh ta. Harry tấn công khi anh cảm thấy bị đe dọa. Jack chế ngự và vui mừng những sự trì hoãn. Dennis là một người luôn phàn nàn. Joan là một người tham ăn uống, Fred làmmột người nghiện rượu, Tom là một người ham làm, và Frank là một người đam mê cờ bạc - tất cả đều do bởi sự lo lắng và sự lo âu chưa được giải quyết.

Sự lo âu cũng có thể biểu hiện chính nó bằng cách thể xác. Cà lâm, những cơn đau bụng, bệnh cao máu, chứng co giật, những dị ứng, những ung nhọt, bồn chồn lo lắng, những cái nhứt đầu căng thẳng - tất cả được gọi bởi những bác sĩ như là những triệu chứng của sự lo âu và lo lắng.

Đúng vậy, sớm hay muộn gì thì sự lo âu sẽ chiến thắng. Khi một người không thể nói ra những lo lắng của anh ta, thì anh ta sẽ hành động trên chúng bằng cách này hay cách khác.


"Một thái độ bình-tịnh làm dài cuộc đời một người đàn ông."

Vào thời xa xưa Kinh Thánh đã chỉ ra rằng "Một thái độ bình-tịnh làm dài cuộc đời một người đàn ông." 1 Chính Chúa Giê-xu nói, "Đừng lo lắng về việc gì - thức ăn, thức uốn, và quần áo đừng lo âu về ngày mai. Chúa sẽ lo lắng cho bạn ngày mai nữa. Sống ngày nào hay ngày nấy." 2 Và Thánh Phao-lô đã viết, "Đừng lo lắng bất cứ điều gì; thay vào đó, hãy cầu xin mọi điều; trình bày cho Chúa những nhu cầu của bạn và đừng quên cám ơn cho những lời đáp của Ngài. Nếu bạn làm điều này thì bạn sẽ kinh nghiệm được sự bình an của Đức Chúa Trời, mà tuyệt vời đến nổi vượt quá mọi sự hiểu biết của sự suy nghĩ con người. Sự bình an của Ngài sẽ giữ những ý tưởng và những tấm lòng của bạn yên nghỉ khi bạn tin vào Đức Chúa Giê-xu Christ." 3

Tuy nhiên, một bên thì biết về sự bình an của Thượng Đề còn mặt khác thì kinh nghiệm về nó. Nó sẽ bắt đầu với khả năng để thấy và chấp nhận những sự sợ hãi của bạn, bằng cách đối diện và giải quyết chúng, và bằng cách học hỏi để giao chúng cho Thượng Đế - và không mang chúng trở lại.

Những nguyên nhân phía sau sự lo lắng có thể rất nhiều và đa dạng. Sau đây là vài nguyên nhân chính với những lời khuyên hữu ích cho sự chiến thắng qua chúng.

Đầu tiên: Nếu sự lo âu là hoàn cảnh - đó là, được gây ra bởi những hoàn cảnh bất lợi hay quá nhiều công việc, tôi tìm nó giúp ích để liệt kê tất cả những lo lắng trên giấy tờ. Việc này là phân nữa của cuộc tranh đấu. Tôi khi đó loại bỏ những vấn đề ít quan trọng nhất, giải quyết những việc mà tôi có thể làm điều gì về nó, và học hỏi để chấp nhận những việc mà tôi không thể thay đổi và ngừng sự lo lắng về chúng.

Thứ nhì: Nếu vấn đề bị đè nén, những cảm giác bị giam cầm, như là sự phẫn uất, đau lòng hay tức giận, những cảm giác này cần được bày tỏ trong những phương cách lành mạnh. Nếu bạn đang ấp ủ một mối hận thù, bạn cần đặt để những sự việc đúng đắn với người có liên quan và tha thứ chúng. 4 Vài cảm giác có thể được thố lộ ra với một người bạn tin cậy hay một cố vấn khuyên bảo. Hay, nếu nó có thể giúp ích, hãy lái xe đi ra ngoài với những cánh cửa sổ xe của bạn đóng lại và la lớn những cảm giác của bạn ra, hãy đi vào phòng ngủ và la thét chúng ra, hay viết chúng xuống như David thường làm trong sách Thi-thiên.

Vào một đêm nọ, khi tôi đang lo lắng và khôn thể ngủ được, tôi đã thức dậy và đánh máy một bức thư cho Thượng Đế để chia xẻ tất cả những cảm xúc của tôi với Ngài. Trong vòng khoảng nữa giờ, tôi đã phóng thích những cảm xúc bị giam cấm của tôi. Tôi khi đó đã đọc lại cho Thượng Đế nghe, đã xé đi tờ giấy, đã trở lại ngủ, và đã đi vào giấc ngủ liền ngay sau đó.

Một bài thể dục thân thể tốt cũng giúp ích khi bạn đang cảm thấy lo lắng hay lo âu.

Thứ Ba: Nếu sự lo lắng của bạn được gây ra bởi những nhu cầu cảm xúc hay nhu cau tinh thần không thỏa mãn, bạn có thể sửa chữa điều này bằng cách lớn lên trong mối quan hệ với Thượng Đế và với những người khác - cả hai đều là những chìa khóa tới cuộc đời sống còn và không còn lo lắng. Một nhóm của sự lớn lên tinh thần hay một nhóm của 12-bước hồi phục tốt thì có thể là một sự giúp đở lớn cho việc này. Khi bạn mở rộng tới những người khác và tới Thượng Đế, và cảm nhận được tình yêu và sự chấp nhận của họ, thì bạn có thể từ từ thay đổi những cảm xúc của sự sợ hãi, tội lỗi, tức giận, không thích ứng, sự lo âu, và sự lo lắng bởi những cảm xúc của hy vọng, vững tin, bình an, và tình yêu thương.


"Tình yêu thương trọn vẹn thì cắt-bỏ đi sự sợ-hãi."

>"Tình yêu thương trọn vẹn thì cắt-bỏ đi sự sợ-hãi," 5 Thánh-đồ Phao-lô viết trong Kinh Thánh. Vì thế chúng ta cần cầu xin Thượng Đế không những giúp chúng ta vượt qua sự sợ-hãi của chúng ta, mà còn làm đầy chúng ta với tình yêu thương. Chúng ta càng yêu và tin và Thượng đế bao nhiêu, thì chúng ta càng ít sợ hãi con người và những hoàn cảnh bấy nhiêu.

Mỗi ngày, hãy hình dung chính bạn mở ra với Thượng Đế và được làm đầy với tình yêu thương, sự vui mừng, và sự tha thứ của Ngài. Vào năm 1929, ông vua thương mại J.C. Penny đã bị đưa vào bệnh viện bởi vì sự lo âu nghiêm trọng của ông. Vài một đêm nọ, ông ta chắc chắn rằng ông đang chết, vì vậy ông đã viết những lá thư tạm biệt cho vợ và con trai của ông.

Nhưng ông ta đã sống sót vào đêm đó, và nghe tiếng hát trong nhà thờ vào buổi sáng hôm sau, đã cảm thấy quyến rủ để đi vào trong đó. Một nhóm người đang hát, "Thượng Đế sẽ lo lắng cho bạn," sau đó tiếp theo là việc đọc Kinh Thánh và cầu nguyện.

Penny nói, "Bất thình lình việc gì đó đã xảy ra. Tôi không thể giải thích nó được. Nó là một sự thần diệu. Tôi đã cảm thấy như nếu tôi được nâng lên trong chốc lát ra khỏi sự tối tăm của ngục tối để vào vùng ánh sáng mặt trời chói loà ấm cúng. Tôi đã cảm thấy như là tôi được chuyển từ địa ngục tới thiên đàng. Tôi đã cảm thấy quyền năng của Thượng Đế như tôi chưa bao giờ cảm nhận được nó trước đây.

"Tôi đã nhận biết khi đó rằng tôi một mình đã có trách nhiệm cho những vấn đề khó khăn của tôi. Tôi đã biết rằng Thượng Đế với tình yêu thương của Ngài đã ở đó để giúp tôi. Từ ngày đó cho đến nay, cuộc đời của tôi đã được tự do khỏi sự lo lắng. Những giây phút vinh dự và sâu sắc nhất của cuộc đời tôi là những việc làm tôi đã làm trong nhà thờ đó vào buổi sáng đó." 6

Một nguyên nhân hay nhiều nguyên nhân của sự lo âu hay lo lắng luôn nằm trong chính chúng ta. Vào lúc tốt nhất, chúng được thể hiện bởi những hoàn cảnh bên ngoài. Chỉ khi chúng ta thừa nhận và giải quyết những nguyên nhân này, thì chúng ta tự do khỏi những lo lắng và những lo âu của chúng ta cho Thượng Đế và kinh nghiệm được sự bình an của Ngài.

Hoặc là sự bình an này đến ngay liền hay nó đến qua một thời gian, điều này không có vấn đề gì. Sự thật quan trọng đáng nhớ là Thượng Đế luôn luôn ở đó. Tình yêu thương và quyền năng của Ngài là bất biến và luôn sẵn sàng cho tất cả chúng ta. Khi chúng ta tìm kiếm Ngài qua đám sương mù của sự lo lắng và những cảm xúc tổn thương của chúng ta, chúng ta khám phá ra rằng Ngài đang đợi chờ để giúp chúng ta nếu chúng ta đáp lại tình yêu thương của Ngài và cho Ngài cơ hội.

1. Châm-ngôn 14:30.    2. Ma-thi-ơ 6:25, 34.    3. Phi-líp 4:6-7.    5. 1 Giăng 4:18.    6. S.I.McMillen, Không Có Trong Những Bệnh Tật Này, (Westwood, N.J.: Fleming Revell Co., 1963), p.98.

Quyền sao chép 2001 bởi Dick Innes

Chuyển ngữ: D. Ngô

© 2002 ACTS International. Used by permission.