Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 37

Những Chiến Lược Củng Cố Lòng Tự Trọng

[ English | Vietnamese ]

Vào bữa ăn tối nọ, đứa con gái sáu tuổi của tôi muốn cầu nguyện. Sau khi cám ơn Thượng Đế cho gia đình cùng bữa ăn tối, rồi nó kêu lên, "Cám ơn Thượng Đế cho con! Và cám ơn Ngài sinh nhật sắp đến của con. Amen!". Ngày nay, điều đó nghe có vẻ giống như lòng tự trọng! Lòng tự trọng rất quan trọng. Tất cả chúng ta đều cần có lòng tự trọng. Đó là cốt lõi của vấn đề sức khỏe tâm thần. Lòng tự trọng giúp chúng ta vui vẻ, mạnh khỏe, phong phú, và quan hệ tốt.

Nếu bạn như tôi và hầu hết những người tôi biết, đôi khi bạn cũng tranh đấu với lòng tự trọng của mình. Đối với vài người, lòng tự trọng thấp thỏi thì thường đau tim liên tục, đối với những người khác lòng tự trọng thấp thỏi đôi khi chỉ là thoáng qua. Trong một hoặc hai trường hợp, cần cấp cứu để mỗi ngày nuôi dưỡng vì tất cả chúng ta đều được qúi trọng mình là ai. Thật đúng như trong trường hợp Thùng Nước Bị Nứt trong câu chuyện ngụ ngôn cổ xưa ở Aán Độ. Câu chuyện được kể như thế này: Một người gánh nước ở Aán Độ gánh hai thùng nước lớn trên vai, mỗi thùng ở mỗi đầu của đòn gánh, đi bộ đường xa từ khe suối đến nhà ông chủ. Một thùng luôn đầy nước, nhưng thùng kia luôn chỉ nửa thùng, vì nó có vết rạn nứt. Và rồi, sự việc này cứ diễn ra mỗi ngày suốt hai năm và người gánh nước chỉ gánh một thùng rưỡi nước đến chủ mình. Thùng nước nguyên vẹn thì luôn tự hào về những thành tựu của mình, nhưng thùng nước nghèo nàn thì luôn khốn khổ, luôn hổ thẹn khi nó chỉ đạt được phân nửa những gì mà người ta bảo nó làm.

Cuối cùng, thùng bị nứt cay đắng nói những điều thất bại của mình và kêu khóc với người gánh nước, "Tôi hổ thẹn chính mình và tôi muốn xin lỗi bạn".

Người gánh nước hỏi, "Tại sao?" "Bạn hổ thẹn về điều gì?"

"Tôi đã mang trong mình chỉ một nửa thùng nước suốt hai năm nay vì vết nứt khủng khiếp của tôi đã khiến cho nước chảy rỉ ra suốt đoạn đường về nhà chủ của bạn. Bạn làm tất cả mọi việc và bởi vì vết rạn nứt của tôi mà bạn đã không có đủ giá trị xứng với nổ lực của mình và chủ bạn không nhận đủ số nước".

Động lòng, người gánh nước trả lời, "Khi chúng ta trở về nhà chủ hôm nay, tôi muốn bạn nhìn xuống và chú ý tất cả những bông hoa đẹp trải trên đường đi".

Thật vậy, khi họ lên ngọn đồi, thùng nước cũ bị rạn nứt chú ý mặt trời đang chiếu tia nắng ấm vào những bông hoa thật đẹp dọc theo lối đi, và mỉm cười vui vẻ. Nhưng đến cuối đoạn đường, nó vẫn cảm thấy xấu xa vì nó cứ chảy rỉ nước ra hết nửa thùng, và vì vậy nó lại xin lỗi người gánh nước vì thất bại của nó.

Người gánh nước trả lời với thùng nước, "Bạn có chú ý đến những bông hoa chỉ ở phía lối đi của bạn, mà không có những bông hoa ở lối đi của thùng nước khác không? Đo ùchỉ vì tôi luôn nhìn biết vết rạn nứt của bạn, và tôi đã sử dụng nó để làm điều tốt lành. Tôi cấy những hột bông trên lối phía bạn đi, và mỗi ngày trong lúc chúng ta trở về từ khe suối, bạn đã tưới hoa. Và trong hai năm, tôi có thể hái những bông hoa đẹp để trang hoàng nơi bàn làm việc của chủ tôi. Không có bạn, thì ông ta không thưởng thức được vẻ đẹp ân huệ này trong nhà mình".

Như Thùng Nước Bị Rạn Nứt, chúng ta không phải tỏ mình hoàn hảo vì lòng tự trọng cao. Chúng ta chỉ cần mở mắt để hiểu được Thượng Đế tạo dựng chúng ta là ai và đánh giá vẻ đẹp trong chính bản thân mình và trong cuộc sống của mình. Chúng ta làm điều này bằng cách nào? Chúng ta có thể làm gì để củng cố lòng tự trọng của chúng ta?

Trước tiên, chúng ta cần trình bày vài điều thẳng thắn. Thông thường, người ta lầm lỗi, cố gia tăng lòng tự trọng mà không chú ý đến "bản ngã" của mình. Thật qúa rõ ràng, nhưng nhiều người không chú ý đến điểm này. Để có lòng tự trọng, trước tiên bạn cần ý thức đến "bản ngã". Bạn cần phát triển khả năng hiểu biết bên trong mình là ai, hiểu được những nhu cầu của mình, cảm giác của mình, những cá tánh, những năng khiếu, và những hạn chế của mình. Và bạn cần chấp nhận rằng y như bạn cần thức ăn, nước uống, và chốn ở, vì vậy bạn cũng cần ở trong mối quan hệ với Thượng Đế và với người khác. Sau đó, với những người đáng tin cậy, bạn cần chân thật về chính mình là ai để nhận biết bản ngã thật--không phải là một bản ngã lý tưởng được tôn trọng. (Hãy xem trong bài báo Những Điểm Lưu Ý của Hy Vọng Mới, "Bạn có Lòng Tự Trọng, Giả hay Thật?").

Hãy Đánh Giá Mức Độ Tự Trọng Của Mình

Để gia thêm sự hiểu biết về chính mình là hiểu được lòng tự trọng của mình bị tổn thương hay bị xao lãng từ điểm nào. Để giúp bạn làm điều này, tôi triển khai một bài đố ngắn mà bạn có thể làm cho chính mình. Chỉ tự hỏi lần lượt 11 câu hỏi sau. Bất kỳ câu hỏi nào mà bạn không thể trả lời, "Đúng, nó rất đúng trong trường của tôi", chỉ cho bạn thấy một ví dụ là lòng tự trọng của bạn cần được củng cố từ điểm nào.

  1. Bạn có thể duy trì tình cảm tốt đẹp về chính mình cho dù ai đó phê bình bạn không?
  2. Khi bạn không làm hay làm điều gì đó sai thì bạn có thể nói xin lỗi và chấp nhận tha thứ hay bạn cứ cố chấp cảm thấy xấu xa về chính mình không?
  3. Bạn có thể bất đồng quan điểm với những người mà bạn tôn trọng không?
  4. Nếu bạn nói chuyện với một trong những đứa con của mình hay với bạn thân nhất theo cách bạn nói với chính mình, thì họ có cảm thấy được tôn trọng không?
  5. Bạn có nói lời cám ơn khi bạn được khen ngợi không?
  6. Bạn có tránh so sánh chính mình với người khác, suy nghĩ rằng mình tốt hơn hay kém hơn không?
  7. Khi bạn bị tổn thương bạn có nhận lời an ủi từ chính mình hay từ những người khác thay vì che dấu nỗi đau của mình không?
  8. Nếu chồng hay vợ, bạn cùng phòng, hay người thân của bạn sống trong tâm trạng không tốt, thì bạn có duy trì những cảm giác lành mạnh riêng của mình (không đối chọi với tâm trạng của họ) không?
  9. Bạn có biết bạn có năng khiếu và tài năng nào mà bạn tin tưởng để sử dụng không?
  10. Bạn có thể nói "đủ tốt rồi" về kế hoạch bạn đang tiến hành thay vì tỏ ra tuyệt hảo không?
  11. Bạn có đánh giá những điểm mạnh và làm việc để trau dồi những điểm yếu của mình thay vì đánh giá cao những điểm mạnh và cảm thấy tồi về những yếu điểm của mình không?

Hãy Chọn Lựa Chiến Lược và Bắt Đầu Ngay Hôm Nay!

Bạn ghi điểm bằng cách nào? Lòng tự trọng của bạn có được củng cố không? Nếu bạn có ít nhất 8 câu trả lời "Đúng" thì lòng tự trọng của bạn hôm nay ở trạng thái tốt và bạn chỉ cần duy trì nó bằng cách nuôi dưỡng hằng ngày. Nếu bạn có ít hơn 8 câu trả lời "Đúng" thì lòng tự trọng của bạn cần cấp cứu và bạn cần nói rõ với ai đó về điều này và cần giúp đỡ. Cho dù nhu cầu tự trọng của bạn là gì đi nữa, bạn sẽ thực hiện tốt những chiến lược sau đây để củng cố lòng tự trọng của mình:

  1. Hãy kết hiệp chính mình với Thượng Đế. Thượng Đế là Đấng toàn năng, toàn tại, toàn tri, và giàu lòng yêu thương. Và Ngài luôn ở bên bạn! (Nếu bạn nghi ngờ, hãy đọc sách Rôma đoạn 8). Vì vậy hãy cố gắng kết hiệp với Ngài và lòng tôn trọng của Ngài đối với bạn bằng cách tập tự kỷ luật mình như là cầu nguyện, suy gẫm Kinh Thánh, thờ phượng, viết bài thi thiên để diễn tả cảm giác của mình với Thượng Đế, xưng tội và những xung đột của mình với người đáng tin cậy.
  2. Hãy chăm sóc bản thân mình. Hãy nhớ "những điều nhỏ nhặt" vì chúng tạo thành điều lớn lao. Hãy tập thể dục, ăn ngon, ngủ nghỉ đầy đủ, nhận thức rõ, nghỉ ngơi thì bạn cảm thấy tốt hơn về chính mình. Hãy thay đổi những gì bạn suy nghĩ về chính mình.
  3. Hãy vui vẻ. Vui cười. Điều đó khiến cho bạn cười bên trong lẫn bên ngoài. Làm những điều bạn thích và đi đến những nơi bạn thích với những người giúp bạn vui vẻ!
  4. Hãy hiểu biết chính mình. Chú ý đến những gì bạn cảm nhận và bạn muốn. Hãy đánh giá những điểm mạnh và yếu, những khả năng và những hạn chế, bằng cách liệt kê những điểm mạnh để đánh giá và những yếu điểm để chấp nhận và thực hành. Nếu bạn không hoàn tất những điều này, hãy lập bản tổng quát về cá tính và bản thống kê những ân tứ thuộc linh. Bạn càng biết chính mình, bạn càng biểu lộ chính mình, thì bạn càng được qúy trọng.
  5. Hãy tiết lộ chính mình với những người đáng tin cậy. Cách để điền vào thùng tự trọng thường mắc phải nhược điểm và rồi tin cậy vào những người đáng tin. Hãy trực tiếp liên lạc với số người này, hỏi những điều bạn cần. Đừng nương tựa nơi những người khác quá nhiều và đừng quá lo lắng về những gì họ suy nghĩ về bạn.
  6. Hãy nhận rõ chính mình. Hãy nói lời cám ơn đối với những người ủng hộ và giúp đỡ bạn.
  7. Hãy nói chuyện cách tích cực về chính mình. Một bài tập đơn giản có thể giúp bạn trau dồi cách nói chuyện về bản thân. Hãy gạch một đường giữa tờ giấy trắng. Bên trái, hãy viết những lời nói tiêu cực mà bạn suy nghĩ về chính mình. Bên phải hãy viết những lời nói tích cực mà bạn cần nghe. Ví dụ như: thay vì nói "Tôi xấu xí" thì nói "Tôi thích mỉm cười". Hãy thay đổi câu nói "Tôi thất bại" thành "Tôi học từ những sai lầm của tôi". "Người ta không thích tôi" có thể được thay thế "Bạn tốt nhất của tôi yêu thích tôi". Hãy tập lập đi lập lại những lời nói tích cực với chính mình, đặc biệt là lúc bạn cảm thấy lòng tự trọng của mình thấp thỏi. (Một bản liệt kê những lời hứa xây dựng lòng tự trọng dựa trên Kinh Thánh trong bài báo Những Điều Lưu Ý của Hy Vọng Mới, "Tình Yêu Thương của Thượng Đế, Món Qùa Giáng Sinh).
  8. Hãy làm việc cho chính mình. Hãy làm điều gì bằng năng khiếu của mình, hưởng những ơn phước nho nhỏ mỗi ngày, và cố gắng tạo những thay đổi với những người xung quanh mình. Thật có giá trị khi bạn chỉ làm việc có lợi cho người khác hay làm cho người khác hạnh phúc.
  9. Hãy sống chân thực với chính mình. Hãy tôn trọng mười điều răn thì bạn sẽ tự tôn trọng mình (Xuất ê díp tô ký. 20: 1- 17).
  10. Hãy chia xẻ về chính mình. Nếu bạn có lòng tự trọng tốt thì bạn không thể giúp người khác ngoài lúc chia xẻ chính mình với họ. Và nếu bạn không có lòng tự trọng tốt, thì hãy giúp người khác bằng cách nào đó để lòng tự trọng của bạn sẽ được củng cố. Hãy cười với khách lạ hay nói lời khuyến khích với bạn mình. Hãy lắng nghe những tổn thương của người khác bằng tấm lòng mình hoặc tình nguyện giúp đỡ trong hội thánh hay trong cộng đồng của bạn. Giúp đỡ những người khác sẽ làm cho bạn cảm thấy tốt hơn về chính bạn (Công vụ các sứ đồ. 20: 35; Luca. 6: 38).


By Dr. Bill Gaultiere
Do Lê Ái Huệ chuyển ngữ

© 2001 NewHopeNow.org. Used by permission.