[ English | Vietnamese ]
Bạn có thể học để hòa đồng với hầu hết bất cứ ai," vị diển giả nói với đầy lòng nhiệt thành.
Vào lúc đó bà Jones quay qua chồng mình và thì thầm, "Chắc ông ta không biết những người như chúng ta được biết?"
Có lẽ chỉ vì thái độ quá tích cực của diển giả hay sự kiện rằng gia đình ông bà Jones có những người láng giềng "khó tính", hay có thể là ông bà Jones gặp vấn đề hòa đồng với những người khác vì những thái hóa riêng của chính ông bà. Bất cứ lý do nào, họ đã muốn nghe biết thêm!
Một trong những điều khích lệ nhất trong thế gian này là liên hê hài hòa với những người khác. Bạn có thể dựng những mạch cầu, tạo ra những tuyệt tác bằng sơn dầu, sáng tác một bản trường ca kịch, viết một cuốn sách bán chạy nhất, đi lên cung trăng, sáng chế bộ máy móc kỷ xảo, hay làm nhiều thứ khác nữa -- nhưng không gì mà bạn đạt dược có giá trị mấy trừ phi nó có tính cách hệ trọng đối với những người khác.
Con người là những tuyệt tác của Đức Chúa Trời. Ngài không thể thỏa mản ngay cả khi Ngài đã tạo dựng ra trời và đất và mọi sinh vật. Vì thế Ngài nói, "Hãy tạo ra loài người." Và Đức Chúa Trời đã không mắc một lỗi nào. Ngài đã tạo ra con người theo hình ảnh Ngài (Sáng thế ký 1:26). Điều này cho thấy Đức Chúa Trời coi trọng con người đến bao nhiêu. Không nghi ngờ gì, một trong những lý do mà Ngài tạo ra con người là để có người mà Ngài có thể thông giao với, bởi vì chúng ta đọc trong Kinh Thánh rằng Đức Chúa Trời thông giao với Adam. Đức Chúa Trời liên hệ với cái gì? Ngài đang liên hệ với con người.
Vì thế, bạn và tôi cần làm như vậy. "Kìa, anh em ăn ở hòa thuận nhau. Thật tốt đẹp thay!" (Thi-thiên 133:1). Môt trong những điều hay nhất mà chúng ta có thể học được trong đời sống là liên hệ với những người khác. Và giống như khi chúng ta cần cái chìa khóa đúng để mở bất cứ một cái cửa nào, cũng vậy có những chìa khóa cho sự hiểu biết và hòa đồng với những người khác.
Chúng ta đang vận hành ra sao?
Thật kỳ lạ chúng ta có thể làm nhiều điều trong thời đại ngày nay vượt qua hành tinh trái đất này -- xa vào trong vủ trụ -- tuy vậy chúng ta đang làm quá ít ngay tại đây trên hành tinh của chúng ta, đặc biệt khi nói đến liên hệ cách tốt đẹp giửa con người với nhau. Chúng ta thực sự không được an bài cho lắm.
Có người đã nói rằng một nghiên cứu về hầu hết các quốc gia là một nghiên cứu về những cuộc chiến tranh và khuấy động của các quốc gia đó. Cách đây một thời gian, tôi đang ở Nga, và tôi có ấn tượng với nhiều điều ngoài nền kinh tế nghèo nàn của nó. Một điều đó là đây là một quốc gia mà thường đã từng là trung tâm của những cuộc chiến tranh và chém giết, và con người chinh phục và phá hại lẩn nhau. Trong Quảng Trường Đỏ, lấy ví dụ, tôi đã thấy một "khung giết người" nơi mà hàng ngàn người đã bị giết chết tại chổ. Như một vị lãnh đạo Nga có nói, "Ở Nga, lòng của chúng tôi dường như tan vở và chúng tôi luôn luôn khóc than!" Và trong lúc Hoa Kỳ đã thắng cuộc chiến ở Afghanistan, nhiều nhóm dân tộc trong nước đó vẫn còn xung đột với nhau.
Trên viển trường thế giới, người ta ít khi hòa thuận với nhau. Và thậm chí với sự bùng nổ về kiến thức và những tiến bộ kỷ thuật tuyệt vời, nhiều thứ không tiến triển về phương diện này.
Các lãnh đạo thương nghiệp, nhà thờ, và đoàn thể biết rằng những kỷ năng liên hệ cá nhân giữa con người với nhau là quan trọng. Thực tế, họ thường gặp khó khăn tìm những công nhân viên mà có thể làm việc cách hài hòa với nhau.
Những việc có thể làm được
Có phải đó là một tình trạng vô vọng không? Không! Chúng ta không cần phải chịu đựng người khác, chúng ta có thể thưởng thích họ và họ có thể thích và vui vẻ với chúng ta.
Mặc dù có hàng triệu người không hiểu biết những người khác và không hòa đồng, có hàng triệu người có thể làm được và thực sự làm. Đời sống họ rất vui vẻ và sáng chiếu. Họ đã học biết cách liên hệ với con người. Và bởi vì họ biết, đời sống họ dồi giàu hơn. Không những họ chỉ làm cho người khác vui vẻ, họ làm cho chính họ vui vẻ nữa.
Dĩ nhiên, hầu hết chúng ta không tự động hiểu người khác. Như trong mọi khía cạnh của đời sống, chúng ta cần lớn lên trong sự hiểu biết của mình. Có những tiềm thức có ích cần được học hỏi. Một người không bổng dưng trở thành một tay đánh đàn violin, lấy ví dụ, hay một vị bác sĩ. Cũng vậy nếu chúng ta muốn trở thành những chuyên viên hòa đồng với người khác. Có những tầm nhìn và nguyên tắc để hiểu biết và thực hành.
Thậm chí cả Solomon, người đàn ông khôn ngoan nhất mà đã từng sống, đã cầu xin Chúa cho ông ta trên hết mọi thứ, "một tấm lòng hiểu biết," và có lẽ đó là một trong những bằng cớ lớn nhất của sự khôn ngoan của ông!
Một vài người thử thậm chí cả một Vị Thánh
Chúng ta không thể lúc nào cũng hòa hợp một cách hoàn hảo với mọi người. Ngay cả Sứ đồ Phao-lô có nói, "Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người" (Rô-ma 12:18). Phao-lô biết rằng vài người hơi khó khăn đủ để mà có thể hòa hiệp với gây ra giới hạn cho một mối liên hệ hài hòa.
Bắt đầu từ đâu
Nếu bạn sẽ bỏ lơ những kỹ năng giao dịch cá nhân, không nơi nào tốt hơn là bắt đầu từ chính bạn. Một con người dễ thích ứng, vui vẻ có thể hài hòa với người khác dễ dàng hơn là khi anh ta cảm thấy xấu xa với chính mình. Nếu bạn sẽ hòa hiệp với người khác, bắt đầu bằng cách kiểm lại chính tính tình của mình và tra vấn chính thái độ của bạn.
Hãy bắt đầu với mình -- lòng tự trọng của bạn. Tại sao? Bởi vì những cảm xúc mà bạn nắm giữ sâu xa về chính mình ảnh hưởng cách bạn cảm nhận về người khác. Cặp mắt kiếng bạn dùng để nhìn vào người khác là chính cặp mắt kiếng mà bạn dùng để nhìn vào chính bạn. Nếu, khi nhìn vào chính bạn, bạn không mấy hài lòng, bạn sẽ luôn luôn có những méo mó lệch lạc khi bạn nhìn vào người khác.
Bạn đánh giá chính mình như thế nào? Đây là một bản kiểm duyệt mà có thể giúp bạn vài ý:
Trả lời những câu hỏi này một cách có suy nghĩ sẽ cho bạn một tầm nhìn về sự thích ứng của riêng bạn. Nếu bạn phải trả lời một cách phủ nhận cho môt vài trong những câu hỏi này thì bạn có thể làm những bước mới để tiến bộ hơn. Sự thực hành đem những nhu cầu này đến với Đức Chúa Trời mỗi ngày bằng lời cầu nguyện với một sự mở lòng ra để được lớn lên sẽ đem lại những thay đổi tuyệt diệu. Bạn có một nguồn tài nguyên lớn lao trong Đấng Christ nếu bạn là một tín đồ thật. Kinh Thánh có nói, "Tôi có thể làm được mọi sự nhờ Đấng Christ ban thêm sức cho tôi" (Philip 4:13). Thật là tuyệt vời Chúa có thể làm cho con người trở nên tốt lành khi họ sẳn sàng thật lòng với Ngài. Và Ngài thường thường dùng những người khác để giúp chúng ta lớn lên.
Nếu những câu trả lời của bạn gợi ý rằng bạn có một cái nhìn nghèo nàn về chính mình, hãy nói điều này với một người bạn biết lắng nghe. Hiểu cách bạn đi tới những thái độ tiêu cực về chính mình có thể giúp một cách không thể lường được.
Nếu những thái độ tiêu cực về chính mình bạn đã được ăn sâu, chúng có thể đòi hỏi sự giúp đở của một người cố vấn chuyên nghiệp. Nếu vậy, bạn khôn ngoan đi tìm sự giúp đở đó. Nhiều người khôn ngoan làm vậy!
Bất cứ giá nào, khả năng của bạn hòa hợp với những người khác tùy thuộc vào cách bạn hòa hợp với chính mình! Nếu bạn quá căng thẳng, thiếu an lòng, cứng nhắc, lạnh lùng, khống chế, cầm quyền, hay rút lui, bạn có lẽ sẽ gặp phải một thời kỳ khó khăn hòa hợp với những người khác.
Tôi biết một ông hay phàn nàn rằng "không ai trong nhà thờ thân thiện cả". Nhưng khi bạn nhìn kỹ vào ông ta, bạn sẽ khám phá ra rằng ông ta chắc chắn là một phần lớn của vấn đề của ông. Và, như Kinh Thánh cho chúng ta biết, "Một người có nhiều bằng hữu ắt phải tỏ mình thân thiện." [Và có một bạn trìu mến hơn anh em ruột] (Proverbs 18:24- KJV)
Hiểu biết những người chung quanh bạn
Nếu bạn muốn liên hệ tốt lành với người khác, bạn không những cần hiểu và chấp nhận chính mình, bạn còn cần hiểu người khác nữa. Một trong những trở ngại lớn nhất cho sự hiểu biết đó là tự cho rằng người khác có cùng tầm nhìn và cảm xúc như mình. Điều đó là tự nhiên, nhưng nó có thể không đúng với nhiều lý do.
Những con người có ba khía cạnh
Một người có thể có một chức năng thể chất hơi khác hơn một người khác. Lấy ví dụ một người bị đủ loại dị ứng. Trong những trường hợp nặng sự lo lắng chính yếu của người này có thể là cái gì anh ta có thể và không thể ăn được, cái gì anh ta có thể và không thể làm được, những thứ gì anh ta phải tránh. Người khỏe mạnh có thể không chú trọng gì mấy về sự thu hút của anh chàng này với những nan đề của anh ta. Anh này chưa bao giờ đi trong cảnh ngộ của anh chàng kia. Và đây chỉ là một trong hàng trăm nan đề thể chất mà gây cho người ta phản ứng như cách người ta làm.
Bạn không thể hiểu được người ta nếu bạn không dự phòng cho sự tác động của những sự khác nhau và sự xáo trộn về thể chất trên hành vi của họ.
Đổ đầy khoảng không tâm linh
Nhưng những sự khác nhau về y tế và thể chất không phải là những sự khác nhau duy nhất trong người ta. Trong số những sự khác nhau khác, con người còn là những linh thể. Chúa đã ban cho họ một bản thể thuộc linh khát khao sự thỏa mản.
Một vài người có nhiều điều thuận lợi cho họ về thuộc linh. Họ có một mối liên hệ cá nhân với Chúa qua Chúa Giê-su Christ; họ được Chúa Thánh Linh ngự cùng, họ đọc và học Kinh Thánh và họ có một lượng tốt của sự hướng dẫn của Ngài trong đời sống họ. Họ biết tại sao họ ở đây trên đất, và họ hướng trông về nhà mình trên Thiên Đàng. Họ nhận sự khuyến khích, triển vọng, sự gây dựng và hướng dẫn từ mối liên hệ của họ với Chúa và kiến thức của họ từ lời của Ngài. Cuộc sống là một con đường rõ ràng cho họ bởi vì họ biết họ đang đi hướng nào.
Nhưng nhiều người nói cho cùng không có gì về mặt thuộc linh. Họ không biết Chúa Giê-su Christ là Chúa Cứu Thế. Họ không có Chúa Thánh Linh ngự cùng. Họ hầu như không có một sự hướng dẫn nào về mặt tâm linh, và ý nghĩa của đời sống hoàn toàn là một bí ẩn đối với họ. Họ vấp ngã cùng với những người giỏi nhất mà họ biết -- nhưng không có sự hướng dẫn của Chúa!
Đừng quên những cảm xúc
Có một khía cạnh thứ ba mà chúng ta cần xem xét. Con người là một thể phức tạp. Như nhà thơ Thi-thiên đã viết (139:14), chúng ta "được dựng nên cách đáng sợ lạ lùng".
Ngoài thể chất và tâm linh, có một mặt rất lớn khác mà tác động một cách nghiêm trọng đến sự suy nghĩ và hành động của bạn và tôi. Đây là phương diện tình cảm. Con người có những nhu cầu tình cảm căn bản, bao gồm cảm giác rằng anh ta thuộc về, rằng anh ta được thương yêu, và rằng anh ta là một người có giá trị. Thường thường người cha và mẹ giúp đáp ứng những nhu cầu này; và những nhu cầu này có được đáp ứng hay không ảnh hưởng nhiều đến những cảm xúc lâu dài của người đó đối với chính anh ta.
Cách đây không lâu, một người thanh niên viết cho tôi một lá thơ nói rằng, "Tôi lớn lên nghĩ rằng nỗi loạn là sức mạnh, và tình yêu là yếu đuối. Điều nầy cho anh biết chút ít về gia đình mà trong đó tôi đã lớn lên. Không có tình yêu ở đó. Cha tôi không biết cách nói chuyện hay đối xử tử tế với gia đình của ông ta, mặc dù ông có thể nói chuyện với những người bên ngoài. Ông ta luôn luôn chỉ trích, buộc tội, hò hét vào tôi, và thường thường đánh đấm tôi. Cả cha tôi và mẹ tôi nói xấu sau lưng tôi về những sai lầm và thất bại của tôi. Tôi thực sự bị phá hủy từ bên trong, với những lo sợ và thù hằn như là những cảm xúc duy nhất mà tôi đã biết tới. Sự tự tin hoàn toàn không tồn tại. Một hình ảnh vô dụng, không-tốt-cho-cái-gì được hình thành trong chính tôi."
Người trai trẻ này tiếp tục mô tả những đau đớn và xung đột mà những kinh nghiệm buổi ban đầu đã đem lại cho đời sống của anh trong nhiều năm.
Chúng ta tất cả đều lường lọc những kinh nghiệm của mình và diển giải chúng dưới ánh sáng của những gì chúng ta đã học suy nghĩ về chính mình và của cách mà chúng ta học biết cách cảm nhận về chính mình hồi thuở nhỏ. Vì thế cho dù đó là một người láng giềng, một người nào đó trong nhà thờ hay trường học, hay một người bà con, nên nhớ rằng sâu xa bên trong, những người khác có thể có những cảm xúc đau đớn mà đang gây cho họ cư xử trong những cách mà chúng ta không hiểu được.
Bên mặt trái của vấn đề, có những người hiếm có thích ứng một cách dễ dàng, và khó mà họ có thể hiểu được tại sao bất cứ ai lại có được những cảm xúc khác hơn là những cảm xúc tích cực. Vì vậy, nếu bạn muốn hòa hợp với người khác và hiểu họ, bạn cần phải nhận thức rằng họ có những động cơ bên trong mà đang làm cho họ hành động và cảm xúc những cách nào đó.
Họ sẽ đáp ứng
Một trong những điều khích lệ mà tôi đã học được qua nhiều năm là người ta không phải cứ mãi như vậy hoài. Miễn là chúng ta còn sống, chúng ta có thể thay đổi. Và chúng ta có thể giúp người khác thay đổi và vui sướng hơn.
Đây là một vài kỷ thuật và những bước tiến căn bản mà sẽ làm cho người khác đáp ứng một cách thuận lợi đối với bạn
Cái Lợi của sự Cảm Kích
Mọi người đều thích được cám ơn. Chúng ta cảm kích khi mình được cảm kích! Chúng ta đáp ứng một cách tích cực với những ai khuyến khích và khen ngợi chúng ta. Có lẽ bạn không hòa đồng với những người khác bởi vì bạn thường tập trung vào chính mình hơn là suy nghĩ về cách mà người khác cảm xúc. Bạn có thể bỏ lơ qua sự khao khát của anh ta được cám ơn và khích lệ. Kinh Thánh nói nhiều về sự biết ơn. Và, trong khi chúng ta cần biết ơn Chúa, đừng quên bày tỏ sự cảm kích đối với những người xung quanh chúng ta nữa.
Một vài người bị mắc trong một cái bẩy của "chính mình". Ví dụ như, sự đau đớn và nan đề của riêng họ hay sự thiếu gương mẫu của cha mẹ ngăn trở họ thiếu để ý tới và công nhận những người khác. Nhưng dù những người quen của bạn có dễ thích ứng hay không, họ sẽ có khuynh hướng đáp ứng lại sự khuyến khích của bạn.
Có ai đang lắng nghe không?
Dù đi bất cứ nơi đâu trên thế gian, chúng ta tìm thấy rằng con người ta giống nhau nhiều lắm. Họ muốn người khác lắng nghe họ. Tôi nhớ một người phụ nữ gọi tôi từ Texas. Bà ta bắt đầu nói chuyện không ngừng nghỉ. Bà đổ lòng mình ra cho đến khi tôi nghĩ tôi nên nhắc bà điều này có lẽ tốn tiền bà lắm. "Có ai gần bà mà bà có thể nói chuyện với không?" Tôi hỏi.
"Không, Dr. Narramore," Bà trả lời, "không ai hết. Không ai trong Texas muốn lắng nghe. Họ tất cả đều muốn nói." Tôi chắc rằng có nhiều người trong bang Texas mà có thể đã lắng nghe bà nhưng rõ ràng là bà không biết họ!
Dù người ta ở Texas, New York, California, hay bất cứ nơi đâu, họ cần được nói, và dĩ nhiên, người nào đó cần phải lắng nghe. Vì thế, nếu bạn muốn người ta đáp ứng với bạn, nếu bạn muốn hòa hợp với họ, có một cách chắc chắn để thực hiện điều đó -- trở thành một người biết lắng nghe thực tình. Người ta không cần lời khuyên của bạn hơn là họ cần lổ tai của bạn.
Chúng ta bị thu hút vào những người mà sẽ lắng nghe chúng ta. Hãy để ý những người bạn của riêng mình. Có phải họ là những người mà với họ bạn cảm thấy thoải mái và họ để cho bạn nói? Khi bạn để cho người khác nói, bạn giúp cho họ đáp ứng được một nhu cầu căn bản tháo gở những cảm xúc, để lường lọc những ý kiến và dự định kế hoạch cho tương lai. Họ thích bạn bởi vì bạn đang giúp họ bằng cách lắng nghe!
Chấp nhận người ta "như chính bây giờ"
Một trong những vấn đề trong việc hòa hợp với những người khác là chúng ta có khuynh hướng muốn thay đổi họ. Chúng ta không chấp nhận họ như chính họ là bây giờ. Thay vì tập trung vào những điểm tốt và điểm mạnh của họ, chúng ta tập trung vào điểm yếu của họ.
Có nhiều lý do tại sao bạn và tôi không thể chấp nhận người khác như chính họ. Ví dụ như, Dorothy là một người mà trong quá khứ rất là giỏi tìm ra những điểm yếu của người khác -- đặc biệt là đàn ông. Nếu người nào theo quanh bà trong vài ngày, anh ta sẽ tìm ra rằng bà không ngừng tìm ra những lỗi lầm trong chồng bà, những người đàn ông trong hội thánh của bà, và những người bạn cùng sở làm của bà.
Dorothy nhận biết quá ít rằng bà ta có một sự không thân thiện cơ bản, đặc biệt là đối với đàn ông, bởi vì mối liên hệ tiêu cực của bàvới cha mình khi còn bé. Khi Dorothy lớn lên, cha bà dành rất ít thời gian với ba,ø và đã nói với bà như vậy. Rồi khi bà trở thành một vị thành niên, ông đã bỏ gia đình và không bao giờ trở lại. Kết quả là, Dorothy có một sự ghét được dựng lên bên trong đối với tất cả mọi người đàn ông và bà tìm thấy lỗi ở họ một cách dễ dàng.
Steve, trái lại, để ý những đặc tính không đáng được yêu thích trong người khác bởi vì anh ta không cảm thấy an ninh với chính mình. Có lẽ anh không nhận biết sự thiếu an ninh của chính mình ở mức độ nào. Kết quả là tương tự. Bằng cách chỉ trích người khác và tìm kiếm những điểm không được yêu chuộng anh ta cố gắng nâng cao những ý niệm riêng về chính mình.
Những lúc khác chúng ta phóng đại những lỗi lầm hay sự yếu đuối của người khác bởi vì chúng ta thấy trong họ những điều mà chúng ta không thích trong chính mình. Chúng ta có thể thực sự đang "phóng chiếu" vào họ những vấn đề của chính chúng ta. Fred, lấy ví dụ, đã được biết là người hay phóng đại, nhưng trong khi anh ta không thể thấy đặc điểm này trong chính mình, anh ta không thích nó trong những người khác. Anh ta không thể chịu nỗi khi phải buộc tội chính mình, vì thế anh ta buộc tội người khác.
Chúng ta sẽ không bao giờ liên hệ tốt đẹp với người khác cho đến khi chúng ta đã chấp nhận họ như chính họ, thay vì những gì mà họ không phải là.
Người lạc quan có nam châm
Có bao giờ bạn để ý rằng bạn có khuynh hướng nghiên về những người hay vui vẻ không? Có một cái gì đó về một người vui vẻ mà kéo họ về anh ta, giống lắm như một cái nam châm.
Đời sống không vui sướng cho mọi người. Thực tế, nhiều người bị chán chường hầu hết mọi lúc. Không phải là tại họ không muốn, nhưng những hoàn cảnh và tình trạng của họ là như vậy nên họ không vui vẻ với cách mà mọi chuyện xảy ra.
Hậu quả là, khi người nào đó đến cùng mà lại sáng chiếu và vui vẻ, nó giống như là một nguồn gió mát dễ chịu. "Lòng vui mừng vốn một phương thuốc hay" (Châm ngôn 17:22) là một sự thật có thể chứng minh được. Hãy để ý lần sau khi bạn vào trong đám đông cách người ta đổ dồn về những người hay khuyến khích và lạc quan.
Khi bạn nhìn xung quanh và thấy những vấn đề của người khác, những vấn đề của riêng bạn có lẽ dường như không có ý nghĩa và nhỏ nhoi. Bạn có thể trải qua một ngày cám ơn Chúa rằng bạn có tay và chân và mắt và tai, và rằng bạn cảm thấy mạnh khỏe như vậy. Bạn có thể cảm ơn Chúa vì những điều tốt lành đã đến với bạn ngày hôm đó. Nếu bạn muốn hòa hợp với người khác, hãy nhớ rằng họ không cần một cái châu mày nữa. Những gì họ cảm kích là có người nào đó đang nhìn về mặt sáng của vấn đề. Nhiều người không nhận thức những cái châu mày có thể bộc lộ sự tiêu cực đến thế nào.
Thực vậy, là những Cơ-đốc nhân đã được tái sanh, chúng ta có nhiều để vui sướng, bởi vì trong sự phân tích sau cùng, chúng ta ở bên phần thắng. Chúng ta có thể phải những mất mát tạm thời ở đây trên mặt đất, và chúng ta có thể bị thất vọng vào người khác và những hoàn cảnh. Nhưng sau cùng chúng ta sẽ ở trong sự hiện diện của Chúa cho đến muôn đời. Trái đất chỉ là một nơi tạm qua. Vì thế chúng ta có thể vui sướng mỗi ngày về điều này. "Aáy là sự mắt chưa thấy, tai chưa nghe, và lòng người chưa nghĩ đến, Nhưng Đức Chúa Trời đã sắm sẳn điều ấy cho những người yêu mến Ngài." (I Cô-rinh-tô 2:9)
Khi bạn nghĩ về cách mà bạn bộc lộ ra cho những người khác, hãy tự hỏi, "Tôi có thái độ tốt không? Người ta nghĩ gì về tôi khi họ nhìn thấy tôi?" Bạn có thể làm gì đó với thái độ của bạn bằng cách chú tâm về chúng, và rồi cố gắng thực thụ mỗi ngày nhìn vào khía cạnh tích cực của đời sống.
Dán chúng lại
Một bí quyết khác để hòa hiệp với người khác là cho họ biết về những gì xảy ra. Người ta thích được kể vào trong những dự tính mà ảnh hưởng tới họ. Đôi khi một người dường như có một thái độ tiêu cực hay không hiệp tác khi thực tế anh ta chỉ không biết chuyện gì đang xảy ra. Chúng ta có khuynh hướng gạt bỏ những gì chúng ta không hiểu. Chúng ta thường thường coi thường những gì chúng ta không biết đến.
Trong nhiều năm phục vụ với tư cách là bác sĩ tâm lý với Ban Giám Lý của các trường học của Quận Los Angeles. Công việc của tôi là đi tới những khu học đường để giúp đở những ban quản lý, những thầy cô giáo, và những học sinh. Tôi đã để ý rằng những thầy cô giáo tốt hơn , thường vào cuối tuần, cho ra một dàn bài cho những cô cậu học sinh biết họ sẽ phải học gì vào tuần tới. Những đứa trẻ được dự phần vào chương trình học, và khi "tuần tới" đến, họ cảm thấy như là những ý kiến là của họ! Bằng cách tính họ vào trong chương trình, người thầy giáo được sự cộng tác của họ.
Nếu bạn muốn liên hệ tốt với người khác, hãy nhớ rằng họ cảm kích được biết đến những gì bạn suy nghĩ có liên quan đến họ. Điều này có thật cho dù phần của người đó trong việc phát triển chương trình chỉ là nhỏ nhoi.
Đủ, nhưng đừng nhiều quá
Có một ranh giới mõng manh giửa làm má và làm nghẹt thở. Chúng ta thấy điều này trong đứa trẻ mà mẹ nó làm mọi việc cho nó, như là cột dây giày cho nó khi nó đã lớn rồi có thể tự cột lấy. Đừng hỏi tại sao những cô giáo vườn trẻ đôi khi than phiền về lố việc của họ!
Nếu bạn là một người năng động hay cởi mở, có óc tổ chức và tài năng, bạn có khuynh hướng "giành quyền làm hết". Bạn có thể "giúp" người khác quá nhiều.
Chúng ta nên để ý tìm cách giúp những người khác. Dù vậy, họ thường cần "mồ hôi" của chúng ta hay sự trợ giúp của chúng ta hơn là sự "giành quyền làm hết" của chúng ta. Người ta muốn sự giúp đở của bạn nhưng họ không muốn quá nhiều. Họ cảm thấy tốt hơn về chính họ khi họ đang làm và đang sáng tạo. Họ sẽ thích bạn hơn vì giúp đở họ mà không lấy đi phẩm giá của họ. Điều này có đáng để nghĩ tới nếu bạn thực sự muốn hòa hiệp với người khác?
Được giá khi thành thật
Trên bề mặt, có lẽ dường như chúng tôi không cần nhấn mạnh đến giá trị của sự thành thật với một Cơ-đốc nhân. Nhưng có những phương diện tế nhị của sự thành thật mà phân biệt giữa sự hòa hiệp và sự không hòa hiệp với người khác.
Ví dụ như, Tom, có một thói quen đáng phiền mà đang tổn mất anh ta những người bạn. Nó không có gì tội lỗi, nhưng người ta chán anh sau một thời gian vì lý do đó. Anh ta nói anh ta chỉ "nói sự thật như chính nó". Có lẽ vậy. Nhưng anh không lựa chọn những lúc tốt nhất để làm vậy. Bạn có thể thật thà, nhưng thiếu khôn ngoan.
Người ta dường như cảm nhận được bạn có thành thật hay không. Và họ cảm kích sự thẳng thắn của bạn. Khi tôi còn là một em nhỏ, tôi nghe cậu tôi người mà tôi khâm phục nhiều lắm, minh họa khi ông đang nói chuyện với một nhóm trẻ con.
"Luôn luôn thành thật khi đối xử với người khác," ông ta nói. Rồi ông minh họa bằng hai ly uống nước trống không. Ông lấy một cái búa đóng đinh và đánh vào thành một cái ly. Nó làm nên một âm thanh nhẳn nhụi bởi vì cái ly có một vết nứt. Rồi ông lấy cái ly kia và vổ nó. Nó phát ra một âm thanh rõ ràng dễ chịu. "Cái vấn đề với cái ly thứ nhất là," ông nói, "nó có một vết nứt trong tư cách của nó. Nhưng cái ly kia có một âm thanh thành thật, đẹp đẻ. Hãy luôn luôn cố gắng giống như cái ly thanh trong đó!"
Nói tóm lại, hòa đồng với người khác cô động vào những lảnh vực mà chúng ta vừa thảo luận.
Nếu bạn không hòa hiệp được với người khác như bạn muốn, bạn có thể thay đổi. Nó phải bắt đầu từ trong đầu bạn và trong tim bạn!
Một trong những nơi tốt nhất để bắt đầu thường là trong suy nghĩ và cảm xúc của bạn về chính mình. Khó mà thích và được người khác thích nếu bạn không thích chính mình.
Cố gắng tìm hiểu cách người khác cảm xúc, xem xét những nguyên nhân thể chất, thuộc linh, và tình cảm của những hành vi của anh ta.
Có lẽ bạn có thể bắt đầu khen ngợi và khuyến khích người khác nhiều hơn.
Một người giỏi lắng nghe luôn luôn được cần tới. Bạn có nên cho mượn tai mình và khích lệ người khác nói nhiều hơn không?
Những gì bạn có thể làm mỗi ngày để trở nên một người lạc quan hơn?
Người ta cảm kích bạn nhiều hơn nếu bạn cho họ dự phần vào trong chương trình mà có ảnh hưởng đến họ.
Bạn có đang làm nghẹt thở người khác thay vì giúp đở họ? Họ cần sự giúp đở của bạn, nhưng họ không muốn quá nhiều bởi vì nó cướp đi sự góp phần của riêng họ.
Vì chấp nhận người khác như chính gì họ là là một yếu tố lớn trong sự hòa hợp với người khác, bạn có thể muốn chấp nhận người khác nhiều hơn vì øchính họ thay vì những gì họ không là, hay những gì bạn muốn họ là.
Để ý vào H.Q. của bạn (Điểm Thành Thật). Nó có giá tốt.
Hãy nhớ rằng, chìa khóa đúng sẽ luôn luôn mở cửa. Điều này có thật trong sự hòa hợp với người khác. Và hầu hết chúng ta có thể dùng những chìa khóa tốt hơn để liên hệ tốt đẹp với những người khác.
Dr. Clyde M. Narramore là người sáng lập ra Hội Cơ Đốc Nhân Narramore, là Chủ tịch qua nửa thế kỷ, và là một diển giả nỗi tiếng cho các đài phát thanh và các buổi hội họp, và là một tác giả.
Do TDN chuyển ngữ
© 2003 Narramore Christian Foundation. Used by permission.