[ English | Vietnamese ]
Gary Smalley & Greg Smalley, B.S Khoa Tâm Lý
Các chuyên gia về hôn nhân từ lâu đã lưu ý đến một kiểu mẫu đặc biệt trong những mối giao thiệp mà nó gây nên một ảnh hưởng mang tính tàn phá một cách ghê gớm. Họ đã quan sát thấy rằng những sự ngộ nhận mà chúng ta tạo ra quanh người phối ngẩu và quanh mối giao thiệp của chúng ta có thể xác định được mức độ hạnh phúc mà chúng ta trải qua trong cuộc hôn nhân. Nhiều chuyên gia đã đi xa đến mức nói rằng lý do chính tại sao mà các vợ chồng ly dị có dính líu đến là khi họ trải qua những tư tưởng tiêu cực về người bạn đời của họ một cách khăng khăng. Vợ của tôi là Erin và tôi (Greg) đã khám phá thấy rằng khi chúng tôi phát triển những tư tưởng tiêu cực đối với nhau thì nó mang tính huỷ phá kinh khiếp biết bao!
Một buổi tối nọ, Erin đang giải thích cho chị giử trẻ của gia đình chúng tôi biết cách làm thế nào để sử dụng mã số báo động xen kẻ. Erin hỏi tôi về mã số đúng đó là lúc tôi đang ngồi xem một trận đấu bóng rổ. Sau nhiều lần cố gắng nhưng không thể gây được sự chú ý của tôi, cô ta la lên: "Tôi chán cái việc anh không chịu lắng nghe tôi! Cái kiểu này đã xảy ra hơn nhiều tuần rồi đấy nhé! Anh mắc cái chứng gì vậy?" Đối với một người đang có học vị tiến sĩ thì sự khuyên bảo, không phải là một dấu hiệu tốt khi ngưòi bạn đời của bạn tố cáo rằng bạn không chịu lắng nghe! Cố nhiên, tôi đã làm cái điều mà bất kỳ cái con người trưởng thành nào cũng phải làm trong tình huống đó là phớt lờ cô ta. Erin đã buông ra một tiếng thở hổn hển sau cùng đầy bất mãn, cố gắng giải thích mã số đó cho chị giữ trẻ, rồi đi lên thẳng lên lầu vào giường ngủ.
Nhìn thấy cơn thịnh nộ ấy của cô ta, tôi tự nhủ rằng mình cần phải giảng hòa hay là phải trải qua một đêm trên chiếc ghế trường kỷ. Trong khi đang tạo ra một nổ lực yếu ớt bằng lời xin lỗi thì tiếng chuông điện thoại reo lên." Lại có cớ để đi nữa rồi!" Erin nói một giọng đầy mỉa mai khi cô ta bước xuống lầu, "cảnh sát đến kìa!" Không nhận ra được tính nghiêm trọng của tình thế, nhiều phút trôi qua trước khi tôi tìm được lời giải đáp. Khi đến được phòng khách, tôi thấy cánh cửa trước đã mở toang và Erin đã biến đi đâu mất. Khi tôi bước ra ngoài, tôi lấy làm kinh ngạc thấy hai nhân viên cảnh sát lăm lăm các khẩu súng trong tay!
Giống như một con nai bị chết điếng khi gặp phải ánh đèn soi, tôi đã không thể cử động được cho đến khi nghe lệnh phải ra xa khỏi căn nhà. Sau cùng khi nhìn thấy Erin, sự đoàn tụ đầy cảm xúc trong tôi không còn nữa như tôi đã mong đợi. Erin rít lên: "Tất cả là lỗi của anh! Anh đã không lắng nghe hay giúp đở, thế nên tôi đã bấm lộn mã số. Tôi đã bấm nhầm mã số báo động ngầm!" Khi thấy các nhân viên cảnh sát tròn xoe đôi mắt, tôi nhanh nhẩu giải thích: "Cô ta đã bấm nhầm mã số Đó là lỗi của cô ta, cô ta thật là tệ!"
Vì sự cải cọ của chúng tôi càng lúc càng tăng, nên một trong hai viên cảnh sát đã nói chen vào để can thiệp: "Xin lỗi, tôi không có ý ngắt lời các bạn!" Anh ta nói với tôi: "Nhưng tôi muốn biết có một kẻ nào khác trong nhà có thể làm hại ông ngoại trừ vợ ông không?" Tôi thấy mình đang ở trong tình thế rất khó xử và rất khó trả lời.
Sự kiện đã xảy ra cho Erin và Greg cũng tương tự như sự kiện đã xảy ra cho một con người nào đó mà một lần nọ đã viết rằng: "Người đàn ông không bị quấy rầy bởi những sự việc, nhưng bởi chính cái quan điểm mà họ nhận lấy!" Lời trích dẫn này tiết lộ một vấn đề mà nó đang tạo lên sự tàn phá trong những cuộc hôn nhân của chúng ta ngày nay. Cùng một thể ấy, Kinh Thánh đã nói về tầm quan trọng trong sự suy nghĩ của chúng ta hay những gì mà chúng ta ưa chuộng.
- "Hãy ham mến các sự ở trên trời, đừng ham mến các sự ở dưới đất" (Cô-lô-se 3:2)
- "Thật thế, kẻ sống theo xác thịt thì chăm những sự thuộc về xác thịt; còn kẻ sống theo Thánh Linh thì chăm những sự thuộc về Thánh Linh. Vả, chăm về xác thịt sanh ra sự chết, còn chăm về Thánh Linh sanh ra sự sống và bình an; vì sự chăm về xác thịt nghịch với Đức Chúa Trời, bởi nó không vâng phục dưới luật pháp Đức Chúa Trời, lại cũng không thể phục được. Vả, những kẻ sống theo xác thịt, thì không thể đẹp lòng Đức Chúa Trời." (Rô-ma 8:5-8)
Sự suy nghĩ tiêu cực là gì?
Có lẽ bạn nghĩ rằng kinh nghiệm của Greg và Erin nghe giống như sự xung đột của cặp hôn nhân bình dị thời xưa, nó có liên hệ gì với ý nghĩ tiêu cực? Điều đã xảy ra với Greg và Erin cũng giống như loại sự kiện đang xảy ra đối với hàng triệu gia đình trên khắp thế giới. Khi hai người trở nên không hài lòng với nhau, tuy nhiên vấn đề chính lại không được đề cập đến, thế rồi cái khuynh hướng về phía mỗi người triển khai cái kết luận riêng của anh ta hay chị ta về việc tại sao sự rắc rối đó lại đang xảy ra. Chúng ta gọi điều này là sự kiện đọc thấy ý nghĩ của người khác một cách tiêu cực. Chẳng hạn, tâm trạng thất vọng của Erin nói rằng Greg đã không lắng nghe chị ta được lập nên qua nhiều tuần lễ. Chẳng thảo luận về sự kiện, chị ta đã diễn đạt các kết luận riêng của mình về việc tại sao Greg đang làm như thế. Có lẽ chị ta đã bắt đầu tin rằng Greg đã không quan tâm đến mình! Đây là nơi mà sự suy nghĩ tiêu cực mang tính huỷ phá có thể thâm nhập vào trong mối quan hệ của vợ chồng.
Có ý nghĩ tiêu cực là khi mà một người phối ngẩu cứ khăng khăng tin rằng các động cơ của người kia trong trường hợp đó tiêu cực hơn trong thực tế nó có. Nói cách khác, một người vợ hay người chồng diễn giải thái độ của người phối ngẩu của mình tiêu cực hơn là người phối ngẩu đó nghĩ đến. Xét trên căn bản, đây chính là niềm tin mà người bạn đời của bạn đang cố tiêu huỷ hay có ý đồ làm suy yếu cuộc hôn nhân đó. Ýù nghĩ tiêu cực có tính mạnh mẽ bởi vì cái cách mà một người phối ngẩu nhận thức và diễn giải điều mà người kia làm còn quan trọng hơn rất nhiều so với việc xác định sự thoả lòng trong hôn nhân so với chính những hành động đó.
Suốt trong thời gian tìm hiểu và cuộc sống mới cưới nhau, hầu hết mọi việc mà người vợ (hay chồng) nói hoặc làm được diễn giải theo một quan điểm tích cực. Anh ta hay chị ta không thể làm điều gì sai quấy được. Ngay cả cư xử khó ưa có thể biến chuyển và trở nên tích cực. Điều này tạo ra một hình ảnh "hoàn hảo" về con người được yêu, con người này để lộ ra những đặc điểm đáng yêu và che đậy được bản chất của cái con người khó ưa. Trong một ý nghĩa nào đó, nó trông như thể người phối ngẩu nhìn người kia qua cặp kính nhuốm màu hồng -- mọi việc đều hoàn hảo!
Tuy nhiên nếu cuộc hôn nhân gặp phải rắc rối thì sự chán nản, sự cải cọ, sự thất vọng cứ lặp đi lặp lại mãi, dẫn đến sự thay đổi trong bối cảnh. Chẳng hạn, người vợ có thể thay đổi từ một viễn cảnh "màu hồng" sang một viễn cảnh "tiêu cực" và u ám! Thái độ của chị ta thay đổi từ sự thán phục sang việc bắt bẻ, chê trách. Thế rồi, có rất nhiều điều anh ta làm được diễn giải theo quan điểm tiêu cực. Anh ta không thể làm được điều gì đúng cả! Trong thực chất, một khi mối quan hệ rơi vào trong những rắc rối triền miên, chúng ta nên có khuynh hướng thay đổi các "tròng kính" đó và nhìn người bạn đời của chúng ta bằng một cái nhìn khác -- tiêu cực nhiều hơn.
Tại sao sự suy nghĩ tiêu cực lại tàn phá mối quan hệ?
1.Xác định thiên kiến lệch lạc: Sự rắc rối chính yếu trong sự suy nghĩ tiêu cực ấy là điều mà người ta tin về người khác, họ có khuynh hướng thiên về việc thấy và nghe mặc dù điều đó là không thật. Nói cách khác, điều gì mà bạn tin về một con người khác (tiêu cực hay tích cực) thì bạn sẽ tìm thấy bằng chứng về điều tin tưởng đó trong mọi việc mà anh ta hoặc chị ta nói hay làm. Khi Erin bắt đầu tin rằng Greg đã không quan tâm đến chị ta, hầu như mỗi điều mà anh ta đã làm có thể được xem xét nhằm bênh vực cho suy nghĩ tiêu cực của chị ta. Nếu như anh ta tập trung hay chú tâm suy nghĩ về một điều gì khác thì chị ta có thể thấy rằng đó chính là bằng cớ mà anh ta đã không quan tâm đến chị. Rô-ma 14:14 " nhưng nếu có ai tưởng vật nào là dơ dáy, thì nó là dơ dáy cho người ấy mà thôi."
2. Sự tự tiên đoán hoàn toàn: Sau khi một ai đó bắt đầu tìm kiếm hay để ý đến các lối cư xử mà chúng hổ trợ cho sự tin tưởng của họ, thì điều này thường gây ảnh hưởng đến cách mà họ hành động đối với người bạn đời của mình. Nói cách khác, chúng ta có khuynh hướng cư xử với người khác theo đúng như cái cách mà chúng ta suy nghỉ hay tin vào họ. Theo hệ quả đó, người bạn đời của chúng ta thường được đối xử theo phương cách cố hữu y như sự dự liệu ban đầu của chúng ta. Người ta có khuynh hướng sống phù hợp hay lãng quên đối với sự tin tưởng của họ về người khác. Khi Erin cho rằng Greg đã không quan tâm đến mình, chị đã quát mắng anh ta vì đã không chịu lắng nghe chị ta. Thế nên Greg đã bị tổn thương và đã phớt lờ Erin, bởi vậy nó đã trở thành sự kiện tự tiên đoán hoàn toàn.
3. Nhận biết sự tuyệt vọng: Khi sự suy nghĩ tiêu cực cứ kiên quyết xâm lấn vào mối liên hệ, nó tạo ra một môi trường thất vọng và ngã lòng. Người bạn đời bị đóng khung một cách tiêu cực đó bị khoác cho chiếc áo mang tính động lực và hành động.
Làm thế nào để chống lại sự suy nghĩ tiêu cực
Chúng ta không định bào chữa cho một loại suy nghĩ không tưởng của "Con người thật thà, cả tin". Chúng ta không thể cứ ngồi đó mà mong ước hay hy vọng người bạn đời của chúng ta sẽ chân thành thay đổi những sự cư xử tiêu cực kia được. Tuy nhiên chúng ta cần xem xét để thấy rằng các duyên cớ của người bạn đời chúng ta thì tích cực hơn nếu như chúng ta sẵn lòng muốn biết. Vì chúng tôi đã học biết cách để chiến đấu với sự suy nghĩ tiêu cực, chúng tôi đã tìm thấy một số bước tiến hữu ích như sau:
Bước 1: "Tôi có thể sai." Sứ đồ Phao-lô khuyên các Cơ-đốc nhân hãy trưởng thành trong ý nghĩ của họ: "Hởi anh em, về sự khôn sáng, chớ nên như trẻ con; Nhưng về sự gian ác, thật hãy nên như trẻ con vậy. Còn về sự khôn sáng, hãy nên như kẻ thành nhân." (I Cô-rinh-tô 14:20) Suy nghĩ trưởng thành liên quan đến việc nhận biết rằng chúng ta không bao giờ có thể đúng 100% trong cách mà chúng ta suy diễn về tư tưởng, lời nói và các cách cư xử của người bạn đời của chúng ta được. Cho dù chúng ta có đúng đến 99% đi chăng nữa, thì luôn luôn cũng có thể còn có 1% cơ hội là chúng ta sai. Bởi thế cho nên, chúng ta phải chấp nhận một thái độ thăm dò và khiêm nhượng hơn về mức độ chính xác của việc hiểu được tư tưởng người khác của chúng ta và những kết luận gây hậu quả tiêu cực của nó. Chúng ta phải tự hỏi rằng chúng ta có trở nên tiêu cực thái quá trong việc diễn giải về các hành động của người bạn đời của chúng ta hay không? Hoặc giả chúng ta có thể có những sự hiểu lầm đang đẩy lùi những khác biệt trong các triển vọng của họ hay chăng?-- và đó chẳng phải là hậu quả của một số đặc tính tiêu cực của người bạn đời chúng ta.
Bước 2: "Thay thế những lời Giải đáp Hợp lý hơn cho Tư tưởng Tiêu cực." Một khi chúng ta chấp nhận khả năng chúng ta có thể sai trong việc hiểu được tư tưởng người khác của chúng ta, thì nó sẽ cho phép chúng ta xem xét đến những kết luận khả dĩ của người kia. Chẳng hạn, có nhiều lúc khi Erin nói với tôi (Greg):"Tôi cần bàn bạc với anh đôi điều". Tức khắc, ý tưởng đầu tiên của tôi thường là: "Mình đã làm điều gì sai quấy và mình đang gặp rắc rối đây!" Tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng và nản lòng. Tôi nghĩ: "Tôi đâu phải là người duy nhất làm điều sai quấy quanh đâ đâu. Em cũng đã có làm..." Và tôi bắt đầu suy nghĩ đến từng sự cáu kỉnh hay việc làm sai trái nhỏ nhặt mà Erin đã phạm phải trước đây. Bất ngờ những tư tưởng tiêu cực của tôi liền nổ bùng ra không thể kiểm soát nổi và tôi sẵn sàng cho một cuộc gây gổ. Tuy nhiên, thoạt tiên tôi đã có khả năng xem xét đến một kết luận khả dĩ cho câu nói của Erin "chúng ta cần nói chuyện", thế là tôi không bị tràn ngập trong mối bức xúc và tính tiêu cực nữa. Tôi cũng có thể xem xét rằng cô ta muốn nói chuyện về một điều gì đó mà tôi đã làm tốt. Hoặc giả tôi đã nghĩ rằng mặc dầu Erin buồn bực, nhưng điều đó cũng chỉ trôi qua trong chốc lác mà thôi. Cuối cùng, tôi đã có thể tự nghĩ rằng mặc dầu tôi đã gây ra điều gì đó khiến cô ta bực mình, nhưng tôi cũng đã làm rất nhiều điều tốt đẹp nữa. Việc xem xét đến những sự tự chọn khác cho phép tôi tiến đến bước thứ ba.
Bước 3: "Hãy kiểm tra về độ chính xác của sự suy nghĩ tiêu cực." Khi mà chúng ta xem xét đến các sự giải thích khả dĩ khác của người bạn đời chúng ta làm -- vì chúng ta vẫn chưa biết về sự thật-- thì chúng ta cần phải hỏi. Điều đó ở đây muốn nói rằng chúng ta hoặc phải hỏi trực tiếp người bạn đời chúng ta hoặc đưa ra các quan sát thêm về các hành vi của người ấy. Điểm then chốt hết sức quan trọng ấy là tạo cho người ấy có cơ hội để sửa đổi cho đúng bất kỳ những điểm ngộ nhận, những sự hiểu lầm, những quan điểm lầm lạc nào hay bất kỳ những mối giao thông lệch lạc nào. Đây là điều sẽ sửa sai bất kỳ những điều tin tưởng tiêu cực trong ngắn hạn khi chúng ta bắt đầu trình bày rõ ràng, chính xác. Tuy nhiên, chìa khoá để liên hệ với ý nghĩ tiêu cực trên một căn bản dài hạn được tìm thấy trong bước tiếp theo.
Bước 4: "Cứ để ý lối cư xử tích cực." Điều quan trọng cho các cặp vợ chồng là hãy ý thức một cách tích cực về những gì mà người bạn đời của họ làm và phải nên đáp ứng lại một cách thích hợp. Một người vợ (hay chồng) có thể đã làm một số sự việc tích cực rồi, nhưng có thể bạn không để ý đến chúng. Trước hết là hãy cố gắng để ý một cách có hệ thống về những gì mà người bạn đời đã làm mà chúng làm hài lòng bạn. Để lưu ý đến những hành động làm thoả lòng, thì các cặp vợ chồng hãy bắt đầu thực sự nhìn đến nhau. Điều này sẽ thúc đẩy bạn bẻ gãy được những hàng rào chắn ngăn trở tầm nhìn của bạn về những hành vi tốt đẹp của người bạn đời của mình. Sứ đồ Phao-lô đã nhận ra tầm quan trọng của điều này khi ông viết: "Rốt lại, hởi anh em, phàm điều chi chơn thật, điều chi đáng tôn, đều chi công bình, điều chi thanh sạch, điều chi đáng yêu chuộng, điều chi có tiếng tốt, điều chi có nhơn đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến." (Phi-líp 4:8).
Một trong những phương cách hữu hiệu nhất để chăm sóc cho những mối liên hệ quan trọng nhất của bạn là hãy nên canh giữ chúng để khỏi phải bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ tiêu cực. Khi bạn chấp nhận những lối cư xử thăm dò và khiêm nhượng hơn về những hành vi của người bạn đời của mình, xem xét đến những duyên cớ khác tích cực hơn, kiểm tra về tính chính xác bằng cách để ý những lối cư xử tích cực, thì lúc ấy bạn sẽ xây dựng được một nền tảng bảo vệ vững chắc chung quanh cuộc hôn nhân của bạn.
Chuyển ngữ: Nguyễn Hữu Thịnh
© 2003 Smally Online. Used by permission.