Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 58

Làm Thế Nào Để Cảm Thấy Được Hiểu Khi Giao Tiếp Với Vị Hôn Phối Của Bạn

[ English | Vietnamese ]

Viết bởi Greg Smalley, Thạc sĩ văn chương.

"Người nào mà kiềm chế lời nói mình thì có tri-thức; Còn người mà có tinh thần điềm tĩnh là một người thông-sáng." - Châm-ngôn 17:27

Sau khi sống những cuộc đời tách biệt, một người giám đốc thương gia về hưu và vợ của ông ta đã khám phá ra một thực tế đau lòng. Đang ngồi tại nhà vào một buổi tối, cặp vợ chồng này đã gọi điện thoại cho vài người bạn để biết họ đang làm gì. "Ồ," người vợ kia nói, "chúng tôi đang nói chuyện và đang uống trà."

Vợ của ông giám đốc đã cúp điện thoại. "Tại sao chúng ta không bao giờ làm chuyện đó?" bà ta đòi hỏi. "Họ chỉ đang uống trà và nói chuyện với nhau."

"Vậy," ông giám đốc nói, "hãy làm cho chúng ta nước trà." Không lâu sau đó họ đã ngồi với nước trà mới pha của họ, và nhìn chằm chằm lẫn nhau. "Hãy điện thoại họ lại," ông đã hướng dẫn, "và tìm hiểu xem họ đang nói về chuyện gì!" Như cặp vợ chồng này đã khám phá ra, một mối quan hệ sẽ chỉ tốt như sự giao tiếp của nó.

Một cách để nâng cao hôn nhân của bạn là bằng cách trở thành một người truyền đạt có hiệu quả. Việc này bao gồm nhiều kỹ năng, nhưng quan trọng nhất, nó có nghĩa là sự học hỏi làm thế nào để lắng nghe. Tuy nhiên, sự lắng nghe cần có thời gian và luyện tập, đó là tại sao càng quá ít luyện tập nó, thì càng khó khắc phục nó hơn. Như một quy luật, đối với mức độ mà vị hôn phối của bạn cảm thấy được nghe và được hiểu, thì đối với mức độ đó anh ta sẽ mong ước sự giao tiếp. Có ai mà muốn nói chuyện với người mà không muốn lắng nghe không? Vì thế, nếu hy vọng của bạn là trở thành một người truyền đạt thành thạo, bằng cách xử dùng một kỹ thuật giao tiếp đặc biệt, vị hôn phối của bạn có thể ngay lập tức cảm thấy được nghe và được hiểu.

"Sự Nói Chuyện Đi-Xe-Ngang-Qua"

Mặc dù bạn không cần dùng kỹ thuật này trong những cuộc đàm luận bình thường, nó có thể có ích với những vấn đề nóng hổi và nhạy cảm, hay khi bạn muốn nâng cao sự rõ ràng và an-toàn của sự giao tiếp của bạn. Phương pháp này cũng có hiệu quả lớn với những đứa trẻ, những thanh niên, những người làm việc chung và những người bạn.

Hãy hình dung chính bạn đang mua thức ăn tại cửa sổ đi-xe-ngang-qua ở McDonald. Khi bạn nhìn qua thực đơn, một giọng nói từ cái hộp phát thanh nói rằng "Cho phép tôi lấy thực đơn của bạn?"

"Tôi muốn một cái bánh-mì-thịt-phó-mát (cheeseburger), khoai-lang-chiên (fries), và một ly nước cô-ca lớn (coke)," bạn nói một cách tự tin. Sau một lúc ngắn yên lặng, giọng nói lập lại, "Bạn muốn một cái bánh-mì-thịt (burger), khoai-lang-chiên và một ly nước cô-ca diet lớn?"

"KHÔNG," bạn la lên về phía của cái hộp phát thanh, "một cái bánh-mì-thịt-PHÓ-MÁT (CHEESEburger), khoai-lang-chiên và một ly nước CÔ-CA lớn!"

"Xin lỗi," cái hộp giải thích, "Bạn muốn một cái bánh-mì-thịt-phó-mát, khoai-lang-chiên, và một ly nước cô-ca lớn. Có phải đó là tất cả không?"

"Dạ phải," bạn nhấn mạnh.

"Tất cả là 2 đồng và 99 xu. Chúc bạn có một ngày tươi đẹp."

Đây là một ví dụ hay về sự giao tiếp có kết quả mà nên làm trong hôn nhân. Khi bạn muốn vị hôn phối của bạn hiểu "yêu cầu" của bạn rõ ràng và chính xác, bạn nên xử dụng phương pháp "nói chuyện đi-xe-ngang-qua". Một trong hai người trở thành một khách hàng và người kia trở thành người làm công. Là người khách hàng, bạn đầu tiên giải thích những cảm giác hay những nhu cầu của bạn bằng cách xử dụng những sự trình bày "Tôi cảm thấy" - như trái ngược với những lời phê bình "Bạn làm tôi cảm thấy." Nó cũng cần thiết để dùng những câu nói ngắn để cho vị phối ngẫu của bạn có thể lập lại một cách chính xác điều gì bạn đang giao tiếp.

Kế đó, vị hôn phối của bạn lập lại cách đơn giản những gì anh ta nghe. Khi đó bạn "chọn lọc" lại sự phiên dịch của anh ta. Sau khi sửa chữa bất cứ sự hiểu lầm nào, chồng của bạn tiếp tục lập lại những sự trình bày của bạn cho đến khi bạn cảm thấy những cảm giác hay những nhu cầu của bạn được hiểu.

Một khi bạn hoàn thành sự chia xẻ, khi đó bạn đổi chổ cho nhau. Chồng của bạn trở thành người khách hàng và bạn trở thành người làm công. Khi đó anh ta đặt ra yêu cầu của anh bằng cách giải thích những cảm giác và những nhu cầu của anh. Công việc của bạn là lập lại những gì bạn nghe anh đang giao tiếp cho đến khi anh ấy được hài lòng. Sự liên tục này tiếp diễn cho đến khi mọi người cảm thấy được nghe và được hiểu. Trong suốt kỹ thuật này, nó thì quan trọng để nhớ sự tập trung không phải là vào những cách giải quyết sáng tạo. Thay vào đó, là mục đích để hiểu những cảm giác và những nhu cầu lẫn nhau. Bạn có thể luyện tập những cách giải quyết sau khi tất cả "sự yêu cầu" được hoàn thành hay vào một thời điểm sau đó.

Trong sách Gia-cơ 1:19, nói rằng, "Nhưng mọi người nên mau nghe, chậm nói và chậm nóng giận." Câu này giải thích sức mạnh của sự nói chuyện đi-xe-ngang-qua. Khi sự giao tiếp của bạn bị chậm lại, nó thì dễ dàng hơn nhiều để ngăn chặn cuộc đàm thoại khỏi việc leo thang của sự điều khiển.

Chuyển ngữ: D. Ngô


© 2002 Smally Online. Used by permission.