Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 109

Sự Chán Nản: Một Bản Tường Thuật Đặc Biệt

[ English | Vietnamese ]

Theo một sự nghiên cứu mới đây, nhiều bạn đọc của Campus Life phải đấu tranh với sự chán nản. Đây là một cái nhìn vào vấn đề và những triệu chứng của nó - và làm thế nào để tìm sự hy vọng và chữa lành.

Viết bởi Mark Moring

Thưa Campus Life,
Tôi sẽ đến khám cho bệnh chán nản. Trong vài năm qua, Chúa là Người duy nhất mà giữ tôi còn sống, nhưng bây giờ, tự tử là điều duy nhất mà tôi có thể nghĩ tới để giải quyết những vấn đề của tôi. Điều gì tôi nên làm? Xin vui lòng giúp tôi.
Angel

Chúng tôi thường được những lá thư giống như của Angel. Và cô hầu như không phải là một mình. Theo Hội Sức Khỏe Thần Kinh Quốc Tế (NMHA), một trong 12 thanh thiếu niên chịu đựng sự chán nản.

Chúng tôi đã biết những bạn đọc của Campus Life thế nào, vì vậy chúng tôi đã làm một cuộc nghiên cứu. Năm-mươi-hai phần trăm trong các bạn nói rằng bạn đang đấu tranh với sự chán nản, trong khi đó bốn-mươi-bốn phần trăm nói rằng một người bạn đang đấu tranh với nó.

Cách rõ ràng, nhiều người trong các bạn đối diện với nổi đau cảm xúc, hoặc nó là sự buồn bã, cơn giận dữ, tội lỗi hay bất cứ điều gì. Vài người trong các bạn phải đối diện với nó hằng ngày, đôi khi không có sự chấm dứt bên trong. Cũng như một bạn đọc đã nói, "Sự chán nản có thể là một hành trình lâu dài, khó khăn, và đau khổ." Đối với những người khác, sự đau khổ đó đến rồi đi, hay họ đã kinh nghiệm nó trong quá khứ.

Điều đó quá nhiều nhức đầu, đôi khi, cảm thấy giống như sự thất vọng hoàn toàn. Nhiều người trong các bạn dấu sự đau khổ của bạn. Những bạn khác thì kể cho người khác nghe. Và vài người trong các bạn đang tìm sự giúp đỡ chuyên nghiệp mà bạn cần.

Chúng ta hãy nhìn sâu hơn vào sự chán nản, đầu tiên bằng sự định nghĩa nó.

Nó Là Gì?
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách nói rằng có nhiều hơn một cách để định nghĩa "chán nản". Từ Điển American Heritage bắt đầu với hai định nghĩa này:

1. Những tinh thần suy yếu; buồn chán. 2. Sự chịu đựng từ sự chán nản tâm lý.

Hầu như mọi người đều thĩnh thoãng kinh nghiệm định nghĩa đầu. Chúng ta tất cả đều bị buồn hay có "những chuyện chán nản" vào một cơ hội nào đó. Hoặc là bạn đã vơ vẫn về đội đá banh NFL ưa thích của bạn đã thua Chúa Nhật vừa rồi, hay đang vơ vẫn về một bài thi, hay một rạn nứt trong mối quan hệ, nó có thể giúp để hiểu rằng hầu hết người ta đều có những cảm giác đó lúc này hay lúc khác.

Nếu bạn đang kinh nghiệm loại chán nản đó, thì hãy an tâm trong sự hiểu rằng nó sẽ trôi qua trong một thời gian tương đối ngắn. Trong lúc đó, hãy tiếp tục đến nhà thờ, cầu nguyện và đọc Kinh Thánh (Sách Thi-Thiên có thể giúp đở cách đặc biệt). Hãy làm những việc vui với những người bạn và gia đình; đừng dùng thời gian quá nhiều vào sự nghiền ngẫm một mình trong phòng ngủ của bạn. Hãy nói chuyện với một người mà bạn tin tưởng - cha hay mẹ, một giáo viên, một huấn luyện viên, một người hướng dẫn thanh niên, hay một mục sư.

Nhưng nếu bạn đang trãi qua một "sự chán nản tâm lý," định nghĩa thứ hai thì sao? Chắc chắn, bạn nên làm những điều đã được khuyên trong đoạn văn vừa rồi. Nhưng nếu bạn có sự chán nản tâm lý - được biết như là "chán nản lâm sàng" - bạn nên gặp một người chuyên môn, bởi vì loại chán nản này là một căn bệnh rất thực tế, thật cũng như là bệnh ông-thư hay cơn cảm lạnh thông thường.

Khi bạn tiếp tục đọc bài viết này, đó là định nghĩa chuyên môn của chúng ta về "chán nản." Chúng ta sẽ liên hệ tới chán nản tâm lý hay lâm sàng.

Bệnh chán nản lâm sàng thì thường bị gây ra bởi một sự mất căn bằng hóa chất trong bộ não. Nó không "chỉ là trong não của bạn."

Bệnh chán nản thường thì chữa được bằng một sự kết hợp của thuốc và khuyên bảo. Không may mắn thay, ít hơn phân nữa những người mắc bệnh chán nản thật sự tìm kiếm sự chữa trị. Theo NMHA, người ta không chịu chữa trị "bởi vì họ tin rằng bệnh chán nản không nghiêm trọng, rằng chính họ có thể chữa trị nó, hay nó là một sự yếu đuối cá nhân hơn là một căn bịnh y học nghiêm trọng."

Làm thế nào bạn có thể biết rằng mình có bệnh chán nản lâm sàng? Chỉ có một người chuyên môn về sức khỏe tâm thần mới có thể chẩn đoán nó được. Nhưng phần kế tiếp sẽ giúp bạn biết cái gì cần tìm kiếm.

Nó Giống Như Cái Gì?
Bây giờ chúng ta đã định nghĩa bệnh chán nản, thế thì những triệu chứng của nó là gì? Theo NMHA, chúng bao gồm:

Nếu bạn (hay một người bạn hay một thành viên trong gia đình) có bất cứ trong những triệu chứng này kéo dài trong hai tuần hay nhiều hơn, thì bạn có thể đang nhìn vào một sự chán nản lâm sàng. Nếu như vậy, hãy nói với một thanh niên tin tưởng - một bậc phụ huynh, một mục sự, một người hướng dẫn thanh niên, một huấn luyện viên, một thầy giáo - hay gặp một bác sĩ.

Nếu bạn nghĩ rằng sự chán nản của bạn là nghiêm trọng, hãy gặp một chuyên viên sức khỏe tâm thần. Nếu bác sĩ gia đình của bạn hay người nào đó trong nhà thờ không thể giới thiệu được, thì hãy xem "Nơi để Tìm Giúp Đở."

Cuối cùng, nếu bạn đang nghĩ tới tự tử, hãy tìm sự giúp đỡ ngay lập tức. Tỷ lệ thanh thiếu niên tự tử đã tăng lên gấp ba lần trong 40 năm qua. Đừng nên trở thành một con số. Sự giúp đở thì sẵn có. Vẫn còn hy vọng.

Những Nguyên Nhân Thông Thường
Bất cứ một hay sự kết hợp của những điều có thể gây nên bệnh chán nản, bao gồm:

Một Viễn Cảnh Của Cơ Đốc Nhân
Đối với những Cơ Đốc Nhân, sự chán nản có thể mang một gánh nặng thêm - trong dạng của tội lỗi hay xấu hổ. Vì Chúa Giê-xu hứa ban cho một cuộc sống xung túc, những Cơ Đốc Nhân thường giả sử rằng có một vấn đề tâm linh nếu họ bị chán nản. Những người khác có đức tin với ý-nghĩa-tốt thì không cần phải giúp bằng cách nói những điều giống như, "Bạn có hoàn toàn quy phục Chúa chưa?" hay "Bạn có bất cứ tội lỗi chưa thú nhận nào không?"

Một bạn đọc của Campus Life đã viết, "Điều tồi tệ nhất là những người với ý-nghĩa-tốt đã nói với tôi 'hãy quên nó đi' hay 'hãy vui mừng vì đây là ngày mà Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên.' Điều này làm tôi cảm thấy xấu hổ về sự chán nản của tôi bởi vì tôi đã cảm thấy rằng tôi đang làm hổ thẹn với Chúa, nhưng tôi không thể giũ sạch nó đi. Sự nắm chặt của nó vào cuộc đời tôi quá mạnh mẻ."

Trong khi những vấn đề tâm linh - giống như là tội lỗi thói quen hay chưa thú nhận, sự thiếu đức tin, hay, trong những trường hợp hiếm có, sự tấn công xuất quỹ nhập thần - chắc chắn có thể gây nên sự chán nản, những điều đó thường là kết quả của sự chán nản, không phải là nguyên nhân. Những Cơ Đốc Nhân bị chán nản chắc chắn nên tiếp tục sự cầu nguyện, đọc Kinh Thánh, sự thú nhận tội lỗi, và mưu cần sự thánh thiện, nhưng trừ khi Chúa hay một người khuyên bảo Cơ Đốc Nhân chuyên môn nói ngược lại, đừng giả thử sự chán nản được gây ra bởi một vấn đề tâm linh. Loại suy nghĩ đó có thể giữ một Cơ Đốc Nhân chán nản không tìm đến sự giúp đỡ chuyên môn - sự khuyên bảo, sự chữa trị thuốc men, hay cả hai - mà họ cần.

Trở lại, chúng ta muốn nói rằng trong khi những vấn đề tâm linh có thể gây ra sự chán nản, chúng thường là một kết quả, chứ không phải là một nguyên nhân. Nếu bạn nghĩ sự chán nản của bạn hay những sự đấu tranh cảm giác có những nguyên nhân tâm linh, thì hãy nói chuyện với mục sư của bạn, mục sư thanh niên,m hay một người khuyên bảo Cơ Đốc Nhân.

Kinh Thánh Thì Nói Gì?
Bất chấp những dấu hiệu báo trước của chúng ta về sự chán nản "vượt quá tâm linh", nó rất quan trọng để biết Chúa quan tâm rất nhiều cho những người bị bệnh chán nản. Điều đó thì rõ ràng trong khắp Thế Giới của Ngài.

Ông Gióp đã bị chán nản. Ông mất hết mọi thứ, rồi bị nguyền rủa về ngày ông sinh ra đời: "Nhân sao tôi chẳng chết từ trong tử cung? Nhân sao không tắt hơi khi lọt lòng me.? Tôi chẳng được an lạc, chẳng được bình tịnh, chẳng được an nghỉ; Song nỗi rối loạn đã áp đến!" (Gióp 3).

David đã chán nản: "Hỡi Đức Giê-hô-va, xin thương xót tôi, vì tôi yếu mỏn; Lạy Đức Giê-hô-va, xin chữa tôi, vì xương cốt tôi run rẩy. Đức Giê-hô-va ôi! linh hồn tôi cũng bối rối quá đỗi; Còn Ngài, cho đến chừng nào? Tôi mỏn sức vì than thở, Mỗi đêm tôi làm trôi giường tôi, Dầm nó với nước mắt" (Thi-Thiên 6:2-3, 6).

Còn có những ví dụ khác nữa trong Kinh Thánh. Tin tức tốt lành là Thượng Đế nghe thấy những sự la khóc này và Ngài có trả lời. Ngài đã ban phước trong hết cuộc đời còn lại của Gióp (Gióp 42:12-17). Và Ngài đã an ủi David, mà đã làm cho David nói rằng, "Quả thật, trọn đời tôi phước hạnh và sự thương xót sẽ theo tôi; Tôi sẽ ở trong nhà Đức Giê-hô-va Cho đến lâu dài" (Thi-Thiên 23).

Nếu bạn là một Cơ Đốc Nhân, bạn sẽ ở trong nhà của Thượng Đế lâu dài, mặc dù bạn phải đấu tranh với sự chán nản lúc này. Hãy bám vào lời hứa đó, và đừng để nó đi mất.

Nếu bạn chán nản, hãy dựa vào Thượng Đế chắc chắn. Nhưng cũng tìm sự giúp đỡ chuyên môn mà bạn cần. Cùng với nhau, những nguồn tin tức đó có thể mang lại cho bạn sự bình an và an ủi mà bạn đang tìm.

Có Được Chẩn Đoán Bệnh Không?

Trong 52% những bạn đọc của Campus Life nói rằng họ đang đấu tranh với sự chán nản, chỉ có 16% đã được chẩn đoán với căn bệnh bởi một bán sĩ hay người khuyên bảo.

Và trong những người mà đang được chẩn đoán cách chuyên môn, 63% đã bị chán nản từ một đến sáu tháng, kể cả 25% người đã nói "Tôi hiện bây giờ cảm thấy chán nản và nó chưa hết."

Những Nguyên Nhân Nào Gây Ra Sự Chán Nản?

Khi được hỏi những nguyên nhân nào gây ra sự chán nản, ba câu trả lời trên hết từ những bạn đọc của Campus Life là:

  • Cái chết của một người bạn hay người trong gia đình (84%)
  • Sự cô đơn (79%)
  • Sự căng thẳng (77%)

Đối với những bạn đọc đang đấu tranh với sự chán nản, ba câu trả lời trên hết là:

  • Sự cô đơn (79%)
  • Sự căng thẳng (69%)
  • Những vấn đề gia đình (63%)

Điều Gì Sẽ Giúp?

Khi được hỏi rằng điều gì sẽ giúp một người đối diện với sự chán nản, ba câu trả lời trên hết từ những bạn đọc của Campus Life là:

  • Đọc Kinh Thánh hay cầu nguyện (89%)
  • Nhận lấy sự khuyên bảo từ một mục sư hay một người hướng dẫn thanh niên (80%)
  • Sự khuyên bảo chuyên môn hay sự chữa bệnh y học (67%)

Đối với những bạn đọc đang đấu tranh với sự chán nản, ba câu trả lời trên hết là:

  • Liên kết với những bạn bè (58%)
  • Nghe nhạc (46%)
  • Nhận lấy sự khuyên bảo từ một mục sư hay một người hướng dẫn thanh niên (46%)

Copyright © 2001 by the author or Christianity Today International/Campus Life magazine.
Click here for reprint information on Campus Life.
November/December 2001, Vol. 60, No. 3, Page 54

Chuyển ngữ: Ngô Ngọc Di


© 2004 ChristianityToday. Used by permission.