Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 560

Chạy Vòng Cuối

Khi mới được mười bảy tuổi, gia đình ông bị buộc phải ra khỏi nhà vì một chi tiết mang tính pháp lý, và ông phải làm việc để giúp đỡ gia đình.

Vào lúc 22 tuổi, ông bị mất việc khi đang là một nhân viên cửa hàng. Ông muốn đi học trường luật, nhưng học lực của ông không đủ.

Năm 23 tuổi, ông mắc nợ vì muốn được làm ăn chung trong một cửa hàng nhỏ.

Năm 26 tuổi, người làm ăn chung với ông qua đời, để lại cho ông một món nợ lớn mà phải mất nhiều năm mới trả hết.

Năm 28 tuổi, sau bốn năm đeo đuổi một cô gái, ông xin cưới cô ta và bị từ chối.

Năm 37 tuổi, đó là nỗ lực lần thứ ba của ông, ông đã được bầu vào Quốc hội, nhưng hai năm sau ông không được tái đắc cử.

Năm 41 tuổi, đứa con trai bốn tuổi của ông qua đời.

Năm 45 tuổi, ông tranh cử thượng nghị viện và rớt.

Năm 47 tuổi, ông thất cử chức phó tổng thống.

Năm 49 tuổi, ông tranh cử thượng nghị viện một lần nữa và bị rớt.

Năm 51 tuổi, ông đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ. Tên của ông là Abraham Lincoln, người mà nhiều người cho rằng ông là vị lãnh đạo vĩ đại nhất mà nước Mỹ từng có. Có người gặp toàn những dịp may nhưng không ai có thể đạt được một mục tiêu gay go mà không có sự bền bĩ.

Trong trận Olympics tại Mexico, Mamo Wolde người Êthiôpi đã thắng cuộc chạy đường dài 25 dặm. Một giờ đồng hồ sau khi đám đông đã biến mất, anh John Akhwari người Tanzania đã vượt qua mức đến. Một chân của anh đẫm máu và được băng lại vì một cú té rất nặng vào sáng sớm của cuộc đua hôm ấy. Khi anh khập khiễng băng ngang mức đến, anh đã gục ngay trước trạm cứu thương đầu tiên trong nỗi đau đớn cực độ. Sau đó người ta hỏi anh tại sao phải ra sức hoàn tất cuộc chạy. Anh không biết rằng anh không thể thắng sao ? Anh trả lời, "đất nước tôi không cử tôi đến đây để bắt đầu cuộc chạy. Nhưng họ sai tôi đến đây để hoàn tất cuộc đua."

Kinh Thánh so sánh đời sống với một cuộc chạy đua. Chúng ta được kêu gọi để "lấy lòng nhịn nhục theo dõi cuộc chạy đua đã bày ra cho chúng ta" (Hêbơrơ 12:1). Chữ nhịn nhục trong tiếng Hi-lạp có thể được dịch là kiên nhẫn hoặc kiên trì. Có nghĩa là tâm trí chúng ta gắn chặt vào công việc ấy. Một tuần vài lần, vào những buổi sáng lạnh buốt, tôi thường chạy ba vòng quanh sân trường. Vào khoảng giữa vòng thứ hai, thường có một giọng thì thầm, "ngươi mệt rồi, tại sao không dừng ở đây ?" Vòng cuối cùng luôn luôn gay go nhất.

Trong đời sống hằng ngày của chúng ta và trong chức vụ lãnh đạo cũng có vòng cuối cùng ấy. Người lãnh đạo phải hoàn tất chương trình. Trong đoạn 13, Nêhêmi đã chạy vòng cuối.

Nếu câu chuyện của ông là tiểu thuyết thì nó sẽ được kết thúc bằng đoạn 12 với sự ăn mừng chiến thắng. Chúng ta có tất cả các yếu tố của câu chuyện để làm cho nó trở thành một quyển sách thành công. Nhân vật Nêhêmi bị lưu đày đã được đặt vào chức vụ cao trọng trong một chính phủ ngoại bang. Đức Chúa Trời đã khuấy động ông để ông thử những điều không thể thực hiện được. Một kế hoạch chu đáo đã thu hút vị tửu chánh của vua. Vậy là ông nghỉ việc để trở về Giêrusalem.

Một sự chuẩn bị khôn ngoan và lời nói truyền cảm đã đổ đầy thành phố với sự khẳng định hiệp một. Chúng ta hãy chổi dậy và xây dựng ! Và họ đã xây dựng. Cả một chương trình xây dựng rộng lớn được gói gọn trong năm mươi hai ngày. Cộng thêm với sự đương đầu rất hay về điều thiện chống lại điều ác. Để chống lại với mức tiến triển của đề án này, đa số những kẻ gian ác đã vây quanh những người thợ xây dựng, những thiểu số này vẫn tiếp tục xây dựng, được thúc giục bởi một nhân vật anh hùng đầy khích lệ là Nêhêmi.

Vượt thắng mọi loại chống đối, sự thành công của ông được đội mão thành công. Trước hết ông xây lại những vách thành. Thứ hai, chia sẻ tiếng tăm với Êxơra, người hỗ trợ cho sự phục hồi tâm linh của dân sự. Nguyện mọi sự vinh hiển đều thuộc về Chúa. Những kết quả được dâng lên cho Ngài.

Nhưng những lời ký thuật của Nêhêmi không dừng lại với những cung hiến tường thành. Vì thế chúng ta nhận được nhiều lợi ích nhờ quan sát cả cuộc đời ông trong chức vụ lãnh đạo. Chúng ta học bài học của sự kiên trì. Ông dạy chúng ta rằng chức vụ lãnh đạo cũng như thủy triều của biển cả, nan đề cứ thường xuyên lên và xuống, nan đề rồi lại giải quyết, lại nan đề và giải quyết... Và chắc chắn nan đề không bao giờ xảy ra một lần.

Ông đã chịu đựng tất cả những sự chống đối để xây dựng tường thành và kiên nhẫn chờ đợi sự đổi mới tâm linh đến trước khi dâng hiến tường thành. Một phần tư thế kỷ sau đó ông được kêu gọi để trở lại sửa sai chính những nan đề cũ. Nêhêmi cũng đã làm điều đó với sự nóng cháy tương tự. Nêhêmi không bao giờ bỏ cuộc.

Chúng ta hãy tập trung vào tiêu đề phụ của đoạn cuối này, hãy nhớ lại người của Đức Chúa Trời. Nêhêmi là người trông đợi trước mặt Đức Chúa Trời cho đến khi biết được Chúa muốn điều gì. Rồi ông thực hiện với cả lòng mình. Và trong khi làm công việc ấy ông đã đánh đuổi mọi kẻ thù và giải quyết mọi nan đề. Ông biết rằng mục tiêu tối hậu của sự phục hồi vách thành là phục hồi dân sự. Lòng ông chảy máu vì cớ người nghèo, ông coi thường những kẻ giả hình; ông không sợ người giàu và quyền thế. Ông không lạm dụng bất cứ đặc quyền nào của chức vụ lãnh đạo. Điều quan tâm đầu tiên của ông là sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Thứ hai, là phúc lợi của dân sự. Và những gì ông khởi xướng ông đều hoàn tất.

Có lẽ ông không cần nói rằng, "Lạy Chúa, xin nhớ đến con." Vì Chúa không thể quên ông.

GLENN JOHNSON (Theo Lãnh Đạo Đem Lại Gây Dựng)