Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 730

Tất Cả Các Phép Lạ Đều Không Giống Nhau

Tất cả các dấu kỳ phép lạ, hoặc sự chữa lành hoặc sự đuổi quỉ hoặc các phép lạ thiên nhiên đều không giống nhau. Tất cả đều thật sự bày tỏ quyền năng của Đức Chúa Trời nhưng một số nầy thì sôi động hơn một số khác. Cũng vậy, tất cả các ngưởi quy đạo đều được sản sinh bởi quyền năng của Đức Chúa Trời nhưng đối với một số người như trường hợp của sứ đố Phao lô thì sống động hơn hết. Việc chữa lành người què tại Líttrơ rõ ràng là một trong những phép lạ được xem là loại sống động. Nào ai biết được nhiều người đã được chữa lành khỏi ung nhọt, hay đau đầu hay cảm lạnh hoặc sốt hoặc đau lưng qua chức vụ của hai sứ đồ ? Còn ai có thể biết được có bao nhiêu người được Phao lô và Banaba cầu nguyện cho nhưng không được chữa lành ? (II Timôthê 4:20) Luca, cũng như tất cả các nhà viết sử đều chọn lọc khi viết. Ông chọn viết những gì có thể nói được. Hầu hết các tác giả viết về các phép lạ dấu kỳ đều chọn viết về sự thành công và trong số những thành công thì họ chọn cái thành công sống động nhất có liên quan đến độc giả. Chính tôi cũng làm như vậy khi tôi viết quyển "Làm thế nào để có một chức vụ chữa lành tại Hội Thánh", John Wimber cũng có cùng tư tưởng khi viết quyển "Quyền năng chữa lành". Nhà xuất bản Harper Sanfrancisco 1987.

Dù tôi rất thường và có ơn đặc biệt trong việc chữa lành ở lưng và chân, nhưng tôi chưa bao giờ được vui mừng thấy một người què từ lúc sanh ra nhảy và bước đi như là kết quả của chức vụ mình dù tôi đã cầu nguyện cho nhiều người. Điều này cũng là sự thật đối với các bạn của tôi như Oral Roberts và John Wimber hoặc Reinhard Bonkke đã từng có kinh nghiệm chữa lành nhưng họ cũng nói những việc như vậy là ngoại lệ.

Khi tôi viết những lời này thì tin tức của mùa gặt Phúc âm vĩ đại trong lịch sử tại lục địa Trung Hoa đang loan tin rằng có tới 35.000 người tin Chúa mỗi ngày. Katren Feaver là một trong những đại biểu quốc hội của Hoa Kỳ tại Bắc Kinh cho biết rằng các phụ nữ Cơ Đốc từ Sichuan đến nói với bà như sau: "Bất cứ chúng tôi đi tới đâu thì các dấu kỳ phép lạ cứ theo các chị em, anh em chúng tôi". Họ thuật lại một câu chuyện về một buổi truyền giảng nhưng dân chúng dường như không muốn nghe sứ điệp Phúc âm mà họ cố gắng trình bày thì một người đã bị què 70 năm rồi tự nhiên đứng lên và bước đi ? Những sự cố như vậy thật sự đang xảy ra ngày nay và kết quả của Tin lành thật là vĩ đại.

Mặc khác, cả Wimber và tôi đều thành thật nhận (viết trong sách) rằng không phải tất cả mọi người đều được chữa lành dù chúng tôi đều cố gắng hết sức cầu nguyện cho tất cả những vấn đề được nêu ra. Trong sách của tôi, tôi so sánh các thống kê qua chức vụ của tôi và của Wimber thì thấy có kết quả. Mặc dù Luca không nhắc đến một trường hợp nào trong sách Phúc âm của ông nhưng Mathiơ có cho chúng ta biết Chúa Jesus cũng đã từng trải một sự thất vọng tương tự khi Ngài thi hành chức vụ tại Naxarét. "Tại đó Ngài không làm được những công việc quyền năng vì chúng không tin" (Mathiơ 13:58). Trong thiết kế của sách Phúc âm, Giăng đã thận trọng chọn 7 trong các phép lạ sống động nhất của Chúa Jesus nhưng ông không nhăc đến một sự thất bại nào.

Phaolô Có Thật Sự Chết Không ?

Trước hết, tôi chắc rằng các nhà giải kinh cũng đồng ý với tôi về việc ấy được sống lại. Ví dụ như trường hợp của Laxarơ, người đã được từ kẻ chết sống lại sau bốn ngày nằm trong mộ, thân thể đã có mùi. Do đó, việc Phaolô sống lại từ trong kẻ chết là trường hợp có thể xảy ra thích hợp với phạm vi của Kinh Thánh.

Thứ hai, người Giuđa là kẻ thực hiện việc xử hình có lẽ đã từng có kinh nghiệm số một hình phạt có tính quan trọng này. Họ biết cách để ném đá một ngưòi và biết cách ném cho chết. Sự kiện cho biết họ đã ném đá Phaolô bên trong thành rồi kéo ông ra ngoài thành chứng tỏ rằng họ đã sờ mó vào xác chết chúng ta không nên suy đoán rằng những người Giuđa cuồng tín nầy không phân biệt giữa một người sống và một người đã chết. Không lạ gì khi họ (tưởng) ông đã chết.

Việc Người Chết Sống Lại Ngày Nay

Việc xảy ra cho Phaolô ngày xưa cũng giúp chúng ta tưởng tượng đến những việc tương tự cũng xảy ra ngày này. Đúng hai ngày trước đây, khi tôi đang viết bài này thì bạn của tôi là Larry Lea cho tôi biết một từng trải của ông tuần trước tại Chicago. Ông đang đứng trên bục của một buổi nhóm tại nhà thờ vào buổi tối và đã đến lúc cho Larry trình bày bài giảng của ông thì một sự ngăn trở đã xảy ra ở gần phía sau của giảng đường. Đứng tại bục giảng, ông được biết là một phụ nữ rất tiếng tăm trong vòng hội chúng, đã ngã quỵ xuống và được đem vào một phòng gần cửa ra vào. Bà được một bác sĩ chăm sóc cũng là tín hữu trong hội chúng, rồi một trợ y cùng với một xe cứu thương được gọi đến. Ngay sau khi ông Larry được giới thiệu và bắt đầu nói, thì ông được cho biết là người phụ nữ đã chết. Mấy vị khách truyền đạo đang đối phó với một thách thức. Ông có thể nói gì cùng hội chúng bây giờ đang bị cuốn vào một làn sóng đau thương bất ngờ, nhiều người đang khóc với các khăn tay ? Ông gọi đoàn phụ trách chương trình thờ phượng trở lại, họ cho hội chúng đứng lên và bắt đầu hướng dẫn một thì giờ thờ phượng và ca ngợi, sau này ông nói với tôi rằng vào lúc đó, ông không thấy quan niệm về Chúa Jesus như là Đấng Phục sinh và Đấng hằng sống cũng gắn liền với đoạn Kinh Thánh nói về việc Laxarơ được khiến từ kẻ chết sống lại. Sau 15 phút hay hơn, sự ca ngợi vẫn được tiếp tục thì một tin tức khác được đưa đến bục giảng rằng họ đã di chuyển xác phụ nữ ra khỏi nhà thờ và đang để trên một chỗ chờ xử lý sau. Trong khi họ làm như vậy thì người phụ nữ mở mắt ra và sống lại ! Hội chúng như chìm ngập ngây ngất trong sự vui mừng, giống như trường hợp các môn đồ tại Littrơ, và Đức Chúa Trời được vinh hiển.

Mặc dù người phụ nữ được bác sĩ y khoa và một trợ y tuyên bố là đã chết, nhưng một số người cho rằng là chưa chết hẳn. Cũng giống như vậy, một số nhà giải kinh phỏng đoán rằng Phaolô chưa thật chết tại Littrơ. Nhưng cho dù Phaolô có thật sự chết hay chưa chết hẳn thì tình trạng của thân thể ông cũng rất bi thảm ! Sự ném đá dã man đã làm thân thể ông bị thương trầm trọng nào là vết lỡ, vết bầm và có thể xương nhiều nơi bị gãy. Nhưng sự thật là "qua ngày hôm sau ông cùng với Banaba đi đến Đẹtbơ" chứng tỏ rằng ít nhất đó là một phép lạ chữa lành và phục hồi mà Luca không chọn để viết. Tuy nhiên các tân tín hữu thì hoàn toàn được thuyết phục rằng Đức Chúa Trời mà họ đã quyết định đi theo thay cho Zeus và Hermes, là Đức Chúa Trời có quyền năng siêu việt có thể cứu họ và thân hữu của họ. Họ đã "từ chỗ tối tăm đến sự sáng láng và từ trong quyền lực cùa Satan đến cùng Đức Chúa Trời." Mục đích của các giáo sĩ đã hoàn tất và một Hội Thánh Cơ Đốc đã được thiết lập tại Littrơ.

C.PETER WAGNER (Theo Chiếu Sáng Thế Giới)