Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 997

Đạo Đức Nghề Nghiệp

Tôi được làm việc cho một công ty luôn hoạt động hết sức mình để gầy dựng và duy trì danh tiếng tốt công ty có đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ cần một vài nhân viên cấp cao thiếu đạo đức có thể kéo theo hàng trăm hoặc hàng ngàn nhân viên và gia đình của họ phải chịu ảnh hưởng. Trong những sự kiện thời sự gần đây, chúng ta nghe nói về một trong những bi kịch trong lịch sử kinh doanh.

"Sau một loạt khám phá liên quan đến quá trình kiểm toán không đúng quy cách - gần như là gian lận - được thực hiện trong suốt những năm 1990 liên hệ đến Enron và công ty kiểm toán của Enron là Arthur Andersen, vào trung tuần tháng 11 năm 2001, Enron đứng trên bờ vực phá sản lớn nhất trong lịch sử. Tháng 8 năm 2001, Daniel Scotto, một nhà phân tích tài chính uy tín, tuyên bố Enron gần như tan nát và khuyên nên bán hết tài sản thế chấp của Enron, kể cả cổ phiếu của công ty này. Ông cũng là người đầu tiên công khai tiết lộ tính chất nghiêm trọng của sức bật tài chánh và thiếu đạo đức đoàn thể của Enron, cũng như đặt ra nghi vấn về độ tin cậy của thông số lời lãi được công bố của Enron, dầu chúng ta đã qua sự kiểm toán của Arthur Anderson."

Năm 2000, Enron nổi lên mau chóng với những thỏa thuận kinh doanh năng động bằng cách sử dụng tài sản của mình để tạo nên sức bật giúp đạt đến tổng doanh thu được cho là 111 tỉ đôla trong năm 2000. Enron được tạp chí Fortune đặt tên là công ty sáng tạo nhất từ năm 1996 đến 2001. Tuy nhiên, sự năng nổ của Enron lại biến thành tham vọng khi công ty phải sử dụng đến những kỹ thuật năng động hơn nhằm duy trì mức độ tăng trưởng thần tốc của mình. Trong quá trình đó, những kỹ thuật này đã đi từ năng động sang phạm pháp. Sự sụp đổ của Enron là một dấu hiệu to lớn định hình một kỷ nguyên mới trong kinh doanh. Enron đã mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới trong nhận thức về đạo đức kinh doanh, mà những tác động của nó tiếp tục ảnh hưởng đến những tổ chức đoàn thể và các mô hình quản trị công ty cho đến tận ngày nay.

Có lần trong một chuyến đi đến Ấn Độ, tôi được mời nói chuyện trước vài trăm người. Trong giờ giải đáp thắc mắc sau khi bài nói chuyện, tôi bị hỏi tới tấp về những thông tin liên quan đến đề tài gia đình và kinh doanh. Hầu hết các câu hỏi đều xoáy vào chủ đề chính là đạo đức kinh doanh. Nhiều câu hỏi đi vào chi tiết và cụ thể như làm sao để kiểm soát vấn đề này giữa vòng đồng nghiệp với nhau, với sự kính trọng đối với sếp, với công việc kinh doanh của công ty và những điều tương tự. Nhiều công ty ở Ấn Độ - trong đó có chi nhánh của Intel – đang vật lộn với những nan đề như thế khi nền kinh tế qua mạng Internet tăng vọt, những công ty liên doanh với nước ngoài mọc lên như nấm, sự cạnh tranh về nguồn lao động lành nghề càng cao, lương bổng tăng lên mau chóng, rồi những luật đóng thuế phức tạp nhưng khó hiểu cùng với những hoạt động kinh doanh truyền thống khó theo kịp những đổi thay của thời đại và những thay đổi gây ra vô số trường hợp ngộ nhận, lầm lỗi và tham vọng.

Bất kể những điều đó, vấn đề đạo đức kinh doanh càng không thể bị xem nhẹ hoặc cho là không quan trọng.

Như đã nhấn mạnh xuyên suốt quyển sách, bạn phải làm một nhân viên giỏi. Dựa trên danh tiếng đó, bạn sẽ thiết lập độ tin cậy mà bạn cần có để vận dụng trọn vẹn vị trí của mình trong nơi làm việc. Tuy nhiên, nếu đã khởi sự, bạn sẽ đi được bao xa ? Khi nhìn thấy những điều không hài lòng, bạn sẽ làm gì ? Có phải công việc của bạn là làm cảnh sát đạo đức ở sở làm ? Bạn sẽ được xem là người thổi còi đạo đức hay là chỗ nhức nhối trong lãnh vực quản trị của công ty bạn ? Là Cơ đốc nhân, có phải bổn phận của bạn là đảm bảo đạo đức phải được thực hiện nơi làm việc hay không ?

Sau đây là một số hướng dẫn có thể có ích cho bạn :

1. Hãy đi từ một khởi đầu đơn giản. Hãy đảm bảo cá nhân bạn phải thật sự vĩ đại trong lĩnh vực đạo đức kinh doanh. Hãy sống vượt lên trên sự chỉ trích (1 Ti-mô-thê 3:2). Hãy đảm bảo bạn biết rõ quy trình kinh doanh và tham gia vào những chương trình huấn luyện đạo đức do công ty tổ chức.

2. Tiếp đến, phải nhận thức mình được thuê đi làm chứ không phải để chạy lăng xăng trong công ty làm một giám đốc đạo đức tự phong. Trừ khi bạn là thành viên ban kiểm toán cho công ty, thì việc đảm bảo đạo đức kinh doanh có được thực thi hay không đơn giản không phải là công việc hay trách nhiệm của bạn. Trong bất kỳ công ty nào, đặc biệt là những công ty lớn, luôn luôn có những tin đồn. Công việc của bạn không phải là xua tan hay thổi tung chúng. Hãy quay về với công việc và phớt lờ những tin đồn hay những chuyện phiếm đó đi.

Tuy nhiên, có thể bạn rơi vào tinh huống là trong quá trình làm việc, bạn phải đối mặt với một điều có vẻ như là hành động kinh doanh đáng ngờ. Bạn không dòm ngó đến những việc làm này, nhưng thật kỳ lạ, bạn phải đối mặt với chúng. Lúc đó, trách nhiệm vừa là một nhân viên vừa là Cơ đốc nhân của bạn trở nên to tát. Bấy giờ, dầu không cảm thấy thoải mái bạn cần phải tiến hành những bước nhằm đảm bảo những việc làm đó của bạn phải được cân nhắc đúng đắn. Muốn làm điều này, dựa vào cơ cấu tổ chức của công ty, bạn có thể đem tình hình nói với cấp trên, hoặc người kiểm soát tài chánh, hoặc đại diện ban kiểm toán. Dĩ nhiên là phải được huấn luyện kỹ lưỡng về vấn đề đó, bạn mới có thể trình bày rõ ràng những sai phạm làm bạn bận tâm. Hơn nữa, bạn nên có tài liệu, chứng cứ rõ ràng và vững chắc chứng minh vấn đề đó là gì. Cuối cùng, hãy chuẩn bị lời diễn giải thật cẩn thận, chu đáo trước khi trình bày trong buổi họp với người có thẩm quyền. Đây không phải chuyện cảm xúc, nhưng là những vấn đề có thật với tình huống cụ thể mà bạn cảm thấy đang chống lại chính sách kinh doanh của công ty và có thể chống lại chính sách của cơ quan thẩm quyền nhà nước. Tuy nhiên, một khi bạn tiến hành bước khó khăn này, điều quan trọng là bạn phải nhường lại cho những cá nhân có thẩm quyền kiểm soát cuộc điều tra và phần công việc còn lại. Sau khi xong việc, hãy quay về với công việc chính của mình.

Có thể bạn đang làm việc trong một công ty theo đuổi con đường gần giống như con đường mà Enron đã đi - một công ty luôn đang đứng trên bờ vực phạm pháp, và rồi trước sau gì cũng vượt qua lằn ranh mong manh đó. Nếu vậy, bạn cần phải tìm một chỗ làm khác. Phải làm việc trong hoàn cảnh mà lương tâm bạn không ngừng bị cắn rứt và bị thách thức bởi những hành động kinh doanh xảy ra chung quanh bạn thì thật quá sức chịu đựng.

Trải qua nhiều năm, tôi từng tư vấn cho một vài người làm theo cách này khi sự việc càng lúc càng trở nên khó khăn. Tôi hơi sửng sốt bởi một người nọ đã dẫn ra hết vấn đề này, đến vấn đề khác trong chỗ làm của mình. Dù có vẻ anh ấy đã chuẩn bị tài liệu chứng minh khá đầy đủ và trình chúng lên cấp trên của mình, nhưng tình huống lại khó lòng chấn chỉnh. Một chỗ làm mới là con đường tốt nhất cho anh ta.

PAT GELSINGER (Theo Nghệ Thuật Sống Quân Bình)