Spring Photo
[Home]
Hội Thánh Tin Lành Northshore
2375 Aberdeen Way
Richmond, CA 94806
Quản Nhiệm:
Mục Sư Châu An Phước
Tel. (707) 649-1681

mschauanphuoc@yahoo.com
https://vietchristian.com/conduongchanly

Mục Sư NC Nguyễn Khắc Phước
Tel. (510) 521-3428

psphuocnguyen@yahoo.com
Hội Thánh Northshore kính mời quý vị đồng hương dành thì giờ đến dự buổi thờ phượng Chúa mỗi trưa Chúa nhật tại nhà thờ theo địa chỉ trên.

Chương Trình Sinh Hoạt
Mỗi Trưa Chúa Nhật:
1:15pm
Trường Chúa nhật
2:00pm
Chương Trình Thờ Phượng
và Giảng Thánh Kinh
3:30 pm
ChươngTrình Thông Công,
Sinh Hoạt và Tập Hát…

Chúc Mừng Lễ Thụ Phong:

Ban biên tập báo CĐCL cũng nhận tin vui nhạc sĩ Trần Văn Trọng vừa được American Baptist Convention of New York thụ Phong Mục Sư thực thụ vào ngày 3 tháng 1 năm 2009. Cầu Chúa ban phước trên chức vụ của Mục sư Tiến sĩ Trần Văn Trọng trong chức vụ hầu việc Chúa cộng tác với Hội Thánh Tin lành Baptist tại Philadelphia, Pennsylvania.

Lễ Thụ Phong Mục Sư Thực Thụ Cho MSTS Trần Văn Trọng Ngày 3/1/2009.


Thông Báo:

Hội Thánh Tin Lành Northshore sẽ tổ chức Đêm Thánh Nhạc Truyền giảng Kỷ Niệm Chúa Jesus Chịu Thương Khó vào tối thứ Sáu lúc 7:30pm ngày 10 tháng 4 năm 2009, xin quý vị cầu nguyện và tham dự đông đủ.

Hội Thánh Tin Lành Northshore sẽ tổ chức Chương trình Thánh Nhạc và Truyền giảng Mừng Chúa Phục sinh vào trưa Chúa Nhật lúc 2 trưa ngày 12 tháng 4 năm 2009, xin quý vị cầu nguyện và mời thân hữu đến tham dự đông đủ. Sau giờ thờ Phượng có cử hành Thánh Lễ Báptem cho quý tân tín hữu đã tiếp nhận Chúa trong năm qua.


CON ĐƯỜNG CHÂN LÝ

Tiếng Nói Của Hội Thánh Tin Lành San Pablo, California
Dưỡng Linh & Truyền Giảng

"Chúa Cứu Thế Jêsus tuyên bố: Ta là đường đi chân lý và nguồn sống. Nếu không nhờ ta, thì không ai được đến cùng Cha." (Giăng 14:6)

Số 34, tháng 4 năm 2009

ĐẤNG CHRIST PHỤC SINH

Một vị Mục sư trẻ tuổi mới ra trường vừa được bổ nhiệm đến một giáo khu ở miền quê. Trước đó khá lâu, giáo khu này có rất đông tín hữu. Giáo đường tại đây rất cổ kính. Đã có nhiều vị Mục sư nổi tiếng từng giảng dạy cách hùng hồn ở đó và từng quỳ gối cầu nguyện trước bàn tiệc thánh tôn nghiêm bên trong giáo đường. Giáo đường còn lưu lại những nét huy hoàng lộng lẫy của những ngày cực thịnh đã qua.

Bây giờ thời hoàng kim đó không còn nữa. Tuy nhiên, vợ chồng vị Mục sư trẻ tuổi này tin tưởng vào thiên chức. Mặc dù giáo đường đượm vẻ rêu phong, hai ông bà vẫn nghĩ rằng với đức tin, và với chút sơn, với cái búa và một chút tháo vát, họ có thể khiến cho giáo đường khang trang trở lại. Và họ hăng hái bắt tay vào việc.

Tuy nhiên một việc không may đã xảy ra. Vào đầu tháng tư, một cơn giông tố tai hại đã viếng thăm thung lũng của giáo khu. Ngôi giáo đường nhỏ này bị ảnh hưởng nặng nhất, bức tuờng phía sau lưng nhà thờ thấm quá nhiều nước mưa khiến cho lớp vôi bên trong giáo đường ngay chỗ toà giảng long ra và rã xuống một mảnh lớn. Hai vợ chồng vị Mục sư buồn bã quét dọn đóng vôi đổ đó đi, tần ngần nhìn bức tường trơ lớp gạch bên trong. Ông Mục sư thốt lên: “Ý Chúa được nên!” Nhưng bà thì than: “chỉ còn vài ngày nữa là đến lễ Phục sinh rồi còn gì!” Buổi chiều hôm ấy, hai vợ chồng ông Mục sư đến dự một buổi bán đấu giá lấy tiền giúp một tổ chức thanh niên. Người hô giá viên mở hòm, lấy ra một chiếc khăn bàn thật đẹp thêu chỉ vàng và nạm ngàn voi, dài độ 5 thước. Nhưng khăn bàn cổ lỗ sỉ quá. Ngày nay đâu còn ai dùng nó làm gì nữa? Chỉ có một vài người đấu giá cách miễn cưỡng. Ông Mục sư bỗng nảy ra một ý tưởng mà ông cho là rất hay. Ông liền ra giá và cuối cùng mua được chiếc khăn với số tiền sáu mỹ kim năm mươi xu. Ông đem chiếc khăn về treo thử lên bức tường phía sau toà giảng. Chiếc khăn che mảnh tường bị hư một cách thật vừa vặn. Những đường nét thật tuyệt mỹ của chiếc khăn đã làm nỗi bật toà giảng của giáo đường. Thật là một sự thành công lớn! Ông Mục sư hân hoan soạn bài giảng lễ Phục sinh của mình. Khoảng gần trưa tuần thứ hai đầu tháng tư, khi mở cửa giáo đường, ông Mục sư nhìn thấy một thiếu phụ đứng đợi ở trạm xe buýt, co ro vì lạnh. Mục sư nói: Còn bốn mươi phút nữa mới có xe bà ạ, ông bảo, xin bà hãy vào nhà thờ nghỉ cho ấm. Thiếu phụ thuật cho ông hai buổi sáng hôm đó bà từ ngoại ô vào để xin việc giữ trẻ cho một gia đình giàu có ở đây; nhưng gia đình đó không nhận bà. Lý do là dân trị nạn chiến tranh, bà nói tiếng Anh không được giỏi. Thiếu phụ ngồi xuống ghế trong giáo đường, xoa tay và nghỉ mệt. Một lúc sau, bà cúi đầu xuống cầu nguyện. Khi ông Mục sư bắt đầu treo chiếc khăn lên tường, thiếu phụ nhìn lên. Đột nhiên bà đứng dậy và bước lên toà giảng để quan sát chiếc khăn bàn. Ông Mục sư mỉm cười, kể lại cho thiếu phụ nghe việc đã xảy ra; nhưng bà ta có vẻ không chú ý. Bà nâng chiếc khăn, vò nơi tay. Thiếu phụ bảo: “Chiếc khăn này của tôi! Đúng là khăn bàn tiệc của tôi!” Bà lật gốc khăn bàn ra và chỉ cho ông Mục sư, lúc ấy đang ngạc nhiên, nhìn những chữ thêu viết tắt tên bà. Thiếu phụ nói: “Chồng tôi đặt thêu chiếc khăn bàn đặc biệt này cho tôi tại Bỉ quốc. Đây là chiếc khăn bàn duy nhất, không có cái thứ hai!”

Sau đó câu chuyện giữa ông Mục sư và thiếu phụ trở nên vồn vã. Thiếu phụ cho biết là trước đây bà cư ngụ tại thành Vienue (thủ đô Áo quốc), vì chống đối lại chế độ Đức quốc Xã, hai vợ chồng bà đã bàn tính cùng nhau bỏ xứ ra đi. Người ta khuyên hai ông bà đừng đi chung với nhau. Chồng bà tiễn bà lên xe lửa đi Thuỵ sĩ. Ông tính sẽ gặp nhau sau khi thu xếp chở tất cả đồ gia dùng ra khỏi Áo quốc. Nhưng bà được tin là ông đã chết trong một trại tập trung. Thiếu phụ nói: “tôi luôn luôn cho rằng đó là lỗi của tôi, tại tôi đi một mình. Có lẽ những năm lang thang hiện giờ là sự trừng phạt dành cho tôi vậy!” Ông Mục sư tìm cách yên ủi bà và nài bà nhận lại chiếc khăn bàn. Nhưng bà từ chối ra đi.

Lễ Phục sinh đã đến, giáo đường bắt đầu đông chật người và ai nấy đều tấm tắc trầm trồ khen chiếc khăn bàn. Hình vẽ và những nét thêu trên chiếc khăn vô cùng thích hợp với ánh sáng lung linh của ngọn nến trong giáo đường. Sau buổi lễ, ông Mục sư đứng trước cửa giáo đường chào mừng tín hữu. Nhiều người khen ngợi là giáo đường trang hoàng lộng lẫy quá. Nhưng có một người đàn ông đứng tuổi, gương mặt hiền từ, ông là thợ sửa đồng hồ ở địa phương, có vẻ hết sức xao xuyến ông nhỏ nhẹ nói: “Thật là lạ lùng, ngày xưa, vợ chồng tôi từng có một chiếc khăn bàn giống hệt như vậy. Chỉ khi nào có khách đặc biệt đến dùng cơm với gia đình tôi tại Vienne” ông mỉm cười, “thì vợ tôi mới trải chiếc khăn bàn đó!” Vô cùng ngạc nhiên ông Mục sư liền thuật lại câu chuyện người thiếu phụ đã ghé lại giáo đường lúc ban sáng. Ông mô tả hình dáng thiếu phụ đó cho người đàn ông. Người thợ đồng hồ bàng hoàng nắm cánh tay ông Mục sư và hỏi dồn: “Có thể như thế được sao? Nàng còn sống chăng?”

Hai người liền liên lạc với gia đình nhà giàu đã tiếp xúc với thiếu phụ, và dùng xe của ông Mục sư đi ra tỉnh. Vợ chồng người đàn ông này đã đoàn tụ sau mấy mùa Phục sanh xa cách. Tất cả ai nghe qua chuyện này, đều cho rằng cơn giông tố làm cho đổ vỡ tường của giáo đường hiển nhiên là do ý chỉ của Đức Chúa Trời. Mọi người gọi đó là phép lạ, riêng tôi, tôi tưởng rằng quý vị cũng đồng ý với tôi một điểm nữa là phép lạ đó đã xảy ra thật đúng mùa!

Vâng, sự Phục sinh của Đấng Christ là một biến động lớn lao duy nhất trong lịch sử nhân loại từ xưa đến nay. Sự sống lại của Đấng Christ là một giáo lý căn bản, nền tảng duy nhất của giáo hội Tin lành. Sự sống lại của Đấng Christ không phải là một lý thuyết chết là một niềm tin sống làm cho thoả mãn linh hồn tội nhân, và đem con người về làm con yêu dấu của Thượng Đế. Giống như sự vui mừng của đôi vợ chồng tưởng đã mất nhau vĩnh viễn nay đã tìm lại qua cái khăn trải bàn. Đạo Tin lành là đạo sự sống chỉ vì Đấng Christ là Giáo chủ đạo này đã sống lại. Như trong Thánh Kinh Tân Ước đã chép. Chúa Jesus phán sau lời đầu tiên khi Ngài Phục sinh: “Bình an cho các ngươi!” (Giăng 20:19). Ngài đã chiến thắng tử thần, tội lỗi, nên Ngài đầy đủ quyền năng ban sự bình an cho tất cả mọi người tin nhận Ngài. Trước khi lên thập tự giá Chúa Jesus phán: “Ta để sự bình an lại cho cc ngươi; ta ban sự bình an ta cho cc ngươi; ta cho cc ngươi sự bình an chẳng phải như thế gian cho. Lịng cc ngươi chớ bối rối v đừng sợ hi”. (Giăng 14:27). Đấng Phục sinh Jesus Christ đã truyền cho môn đồ Chúa: “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân… khiến họ nên môn đồ ta, dạy họ giữ mọi điều ta đã dạy dỗ. Vì tất cả uy quyền trên trời, dưới đất đều đã giao cho ta.”(Ma-thi-ơ 28:19,20). Chúa Phục sinh cũng bảo mỗi chúng ta ngày nay: “Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin lành cho mọi người. (Mác 16:15). Giảng Tin lành nói về Chúa Cứu Thế đã giáng sinh, đã chịu chết thế tội lỗi cho nhân loại và đã sống lại. Con cái Chúa đã tin nhận Chúa, phải được tái sinh và hiểu biết giáo lý Cơ-đốc giáo, tin về thiên đàng, địa ngục, có hình phạt và ban thưởng. Quý vị và tôi có thành thật tin như thế không? Vậy chúng ta hãy rao báo và nói về Chúa Phục sinh cho người chưa hề nghe biết.

Thánh Phao-lô công bố và khích lệ mỗi chúng ta: “Vậy nếu anh em được sống lại với Đấng Christ, hãy tìm các sự ở trên trời, là nơi Đấng Christ ngồi bên hữu Đức Chúa Trời. Hãy ham mến các sự ở trên trời, đừng ham mến các sự ở dưới đất; vì anh em đã chết, sự sống mình đã giấu với Đấng Christ trong Đức Chúa Trời. Khi nào Đấng Christ, là sự sống của anh em, sẽ hiện ra, bấy giời anh em cũng sẽ hiện ra với Ngài trong sự vinh hiển.” (Cô-lô-se 3:1-4)

Thật vậy, tờ báo Con Đường Chân Lý vâng theo mạng lịnh Chúa dạy, chúng tôi dùng đủ mọi cách, bất cứ phương tiện nào có thể làm được, bằng cách này, cách khác để rao báo cho mọi người được biết Đạo Chúa là đạo Sự sống, đạo Cứu Rỗi, đạo Chân lý, đạo Quyền năng, đạo đem đến hy vọng cho mọi người tin nhận Ngài làm Cứu Chúa của đời sống mình. Nếu có ai hỏi Chúa Cứu Thế Jesus đang sống ở đâu trong cuộc đời bạn? Như lời bài Thánh Ca số 118 “Ngài Sống”, có những lời sau đây: “Nếu hỏi Chúa sống đâu nào? rằng Chúa sống trong lòng này.”Amen.

Mục Sư Châu An Phước