Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 16

Khám Phá Về Con Người

Tựa: Đề tài mà tôi muốn nêu ra đây; ấy là khám phá về con người. Con người nói chung là loài người trong thế gian này; mà nói riêng là mỗi cá nhân quý vị cũng như chính mình tôi.

Con người là một trong các loài sinh vật ở trong cõi hoan vũ; nhưng con người là một sinh vật rất diệu kỳ. Về hình thức, con người có cái thân thể tầm thước rất tốt đẹp. Bên trong có lục phủ, ngũ tạng; ngoài có lông, da, thịt, xương, tay, chân, mắt mũi. Mỗi bộ phận, mỗi cơ thể đều có sự sắp xếp khéo léo; có thể nói rằng: Thân thể của con người là cái kỳ quan bậc nhất của cả vũ trụ. Về tinh thần, con người có trí khôn ngoan thông sáng; có ý chí, có lương tâm, lòng đạo đức. Trong con người lại có hạt giống nguyên tri, hiểu biết về sự thiện, ác, phải, quấy; hiểu biết về không gian, thời gian; vật chất căn nguyên. Bởi có tài trí vốn có; con người mỗi ngày một văn minh tiến bộ; chế tạo cơ khí, chế ngự sự vật và khám phá được mọi vật.

Ngày nay con người như đã văn minh gần tột mức, và họ đang thi đua khám phá không gian, khám phá vũ trụ. Không gian vũ trụ to rộng mênh mông, bao la vô cùng nỗi trí người không thể thấu suốt được, vì mỗi hành tinh trong khoảng không chỉ như hạt cát trong bãi sa mạc mà thôi; nên dầu con người có ngàn năm khám phá thì cũng khó đạt được mãn nguyện; song vì mức tiến của con người mà họ vẫn cố công ra sức khám phá, mặc dầu sự khám phá đó hao tốn chẳng biết bao công củá! Nhưng có một điều, một sự vật đáng khám phá, cần khám phá, nên khám phá, mà từ những kẻ tầm thường cho đến các nhà bác học ít ai để ý và khám phá đến! Điều đó là gì? Sự vật đó là chi? ấy chính là con người vậy.

Con người như trên đã nói: là một sinh vật, nhưng một sinh vật rất lạ thường, khác biệt vơí vạn vật! Có hạt giống nguyên tri về sự hiểu biết và khôn ngoan tài trí. Con người như thế nhưng ít ai khám phá để coi thử cái căn nguyên của con người là chi, và con người từ đâu mà đến.

I. CON NGƯỜI TỪ ĐÂU MÀ ĐẾN?

Hỏi con người từ đâu đến? thì cũng có lý thuyết của một khoa học cho rằng: Con người là do giống vượn khỉ mà ra, và cái căn nguyên ban đâu là một điểm nguyên tử rất nhỏ; cái điểm nguyên tử rất nhỏ ấy, lần lần tiến thành một tế bào; rồi cái tế bào ấy lần lần tiến thành loài sinh vật vô cơ thể; loài sinh vật vô cơ thể tiến thành loài sinh vật hữu cơ thể. Loài sinh vật hữu cơ thể, cứ loài này tiến thành loài khác, loài khác cứ tiến tiến mãi cho đến loài vượn khỉ, rồi từ loài vượn khỉ mới tiến thành loài người.

Lý thuyết này giảng luận nghe rất bùi tai, nhưng sự thật thì không thể có như thế được! Cõi vật chất từ thời thượng cổ cho đến ngày nay không có dấu vết gì về sự tiến hóa như vậy bao giờ; Các nhà bác học sau này đều cực lực bác bỏ lý thuyết ấy. Ông Huxley nhà sinh vật trư danh của thế kỷ thứ 18; cũng như ông Tyndal nhà thiên nhiên triết học đã tuyên bố rằng: Thuyết tiến hóa phản lại với thực nghiệm khoa học. Ngày nay biết bao nhiêu nhà bác học điều đồng thinh bác bỏ cái lý thuyết này; Vì muôn vật mọi loàn điều có đẳng thứ, có ranh giới riêng biệt, đến nỗi loài này với loài kia không thể hòa hợp nhau. Vả lại trong loài thực vật không có cơ thể nào căn cứ cho sự sinh hoạt hữu cơ; và giữa loài sinh vật vô cơ thể với loài sinh vật hữu cơ thể vẫn có một mực sâu ngăn cách, xưa nay chưa ai bắt cầu cho chúng sang nhau được! hay nói cách khác dễ hiểu hơn thì muôn vật xưa cũng như nay, cứ loài nào theo loài nấy. Thứ cỏ này không bao giờ trở thành thứ cỏ khác; giống cây này không bao giờ biến thành giống cây khác. Loài động vật cũng vậy; loài này không bao giờ thoát ra khỏi cái khuôn lốt của nó mà trở thành một loài vật khác. Đến khi dùng phép kết hiệp mà thí nghiệm đồng loại với nhau nó sống, mà khác loại là nó chết; Từ loài thảo mộc cho đến loài động vật cũng vậy. Cây cam không thể đem tháp với cây xoài; tinh trùng của con ngựa đực không thể đem vào tử cung của con trâu cái mà thọ thai được. Loài vượn khi và người cũng vậy; Giữa giống vượn khỉ và người thì lại càng có sự khác nhau xa lắm; Vượn khỉ tuy hình thù tựa người nhưng nó vẫn là giống thú! Nếu phân chất huyết thì thấy rất rõ. Tỷ trong của huyết người khác mà tỷ trọng của huyết vượn khỉ thì khác. Hơn nữa, loài vượn khỉ nghìn năm trước với mấy nghìn năm sau, nó chỉ có một mực; còn con người thì có trình độ hiểu biết mỗi ngày một văn minh, một tiến bộ; hay nói cách khác, loài vượn khỉ nó không có ngộ tài, không ý chí, không lương tâm và lòng đạo đức như con người. Vả lại ngày nay giống vượn khỉ vẫn còn; Nếu xưa vượn khỉ trở thành người thì sau nay không trở thành vượn khỉ nữa ư? Như vậy con người trên mặt đất này quả hẳn không thể nào do giống vượn giống khỉ mà có được!!! Thế thì con người từ đâu mà đến?

Muốn khám phá con người từ đâu đến, trước hết ta thử hỏi con người có thể tự nhiên có được chăng? Chẳng bao giờ có được! Vì mọi người điều có cha mẹ sinh đẻ; Trên cha mẹ có ông bà, có tổ tiên; trên tổ tiên phải có thỷ tổ, trên thỷ tổ chắc phải có nguồn gốc dựng nên. Bởi cái thân thể con người cho đến tinh thần nữa, đều có tính cách cùng những nguyên tố có sự tạo dựng. Như trước đã nói đến; Thân thể của con người là cái kỳ quan bậc nhất của cả vũ trú! mà thật vậy; trong đó có sự sắp đặt khéo léo nhất; có sự tổ chức chu đáo nhất; có những máy móc tinh vi nhất; Có những kỳ công tinh xảo nhất. Xem như cặp mắt người, trên thì có lông mày để trang điểm mắt, mà cũng để ngăn mồ hôi tráng có thể chảy xuống làm hại mắt; Chung quanh mắt có những lông mi che đỡ bụi bặm. Trong mắt lại có một thứ nước để rửa sạch mắt, lỡ khi có bụi bặm nhỏ bám vào làm hại mắt thì nước ấy chảy ra rửa mắt, nhờ vậ mà mắt người mới được giữ vẹn. Phía trong mắt lại có mười lớp ánh vật nên hình; lớp thứ chín có hằng triệu triệu những dây thần kinh đường dọc ngang như màng lưới; nhờ đó mà nó chiếu thấu những sự vật ở bên ngoài vào. Những hình ảnh của sự vật mà ta ghi nhớ là nhờ con mắt của ta nó đã chụp hình rồi. Mắt người là cái máy chớp ảnh tối tân nhất; và chưa có cái máy chớp ảnh nào ghi rõ sự vật sáng cũng như tối bằng mắt người. Ngoài ra các cơ thể khác còn biết bao sự sắp đặt tài tình! Song nói cách đại khái thì toàn thân của con người có huy cũ đại huy mô như trong một quốc gia. Có Quốc trưởng, có Bộ trưởng cùng các cơ quan lãnh đạo các nghành; có tìnhbáo và quân đội quốc gia. Ố! khéo léo biết bao, tài tình biết bao; ý nghĩa biết bao! Sự sắp đặt dường ấy làm sao gọi là tự nhiên được? Vì đã có sự sắp đặt thì buột phải có một ý chí, một chí khôn để sắp đặt! Thật rành rành có sự tạo dựng rõ ràng! Mà ai đã tạo dựng con người?

II. AI ĐÃ TẠO DỰNG CON NGƯỜI

Kẻ đã tạo dựng con người lẽ dĩ nhiên cũng là Đấng đã tạo dựng cõi trời đất vạn vật. Đấng ấy không có thể xác như con người, mà là một Đấng thần linh thiêng liêng; Toàn tri, Toàn năng, khôn ngoan vô cùng, phép tắc vô cùng! Đấng ấy chúng ta phải gọi Ngài là Thượng Đế hay là Đức Chúa Trời vậy.

Đức Chúa Trời là Đấng Thiêng liêng vô hình; loài người không thể lấy mắt xác thịt xem mà thấy Ngài đặng. Tuy nhiên, nếu ta định thần lấy lương tri, lương năng mà suy gẫm cõi trời đất vạn vật thì có thể biết được về Ngài; vì cõi trời đất vạn vật đều là những sự vật bằng vật chất, có hình thể, có trật tự; mọi vật điều có "cái lẽ tương đối, tương ứng"! Theo khoa học thực nghiêm và triết lý chân chính thì sự vật như thế buộc phải có căn nguyên dựng nên, ý chí sáng tạo.

Không cần phải nhờ đến khoa học, triết học hay triết lý; con người từ ngàn xưa đã biết có Đức Chúa Trời rồi. Xem ngạn ngữ của các nước đông, tây, kim, cổ thì ta hiểu rõ điều ấy. Ngạn ngữ nước ta cũng có những câu:

Trời sinh ra đã làm người,
Hay ăn, hay nói, hay cười, hay chơi.

Trời sinh Hùm chẳng có vây,
Hùm mà có cánh, Hùm bay lên trời.

Trời nào có phụ ai đâu,
Hay làm thì giàu, có chí thì nên.

Làm ơn thì hẵn nên ơn,
Trời nào phụ kẻ có nhơn bao giờ.

Sự biết có một Ông Trời, tức là Đức Chúa trời vốn là lẽ nguyên tri mà Đức Chúa Trời đã phú tánh cho loài người, tự nhiên có thể biết về Ngài vậy. Song muốn biết về Đức Chúa Trời một cách thấu đáo; chúng ta không thể nhờ ở sự vật và trí khôn hữu hạn của chúng ta mà khám phá cho tường tận được, mà phải nhờ đến sự khải thị của Đức Chúa Trời. Xưa Đức Chúa Trời đã dùng các bậc tiên tri người Do Thái, bày tỏ đạo lý cùng chíng mình Ngài ra cho loài người, trong một bộ sách gọi là Kinh Thánh; và duy chỉ có Kinh Thánh cho chúng ta biết được lẽ thật về công cuộc sáng tạo cõi trời đất vạn vật của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh chép về sự dựng nên loài người rằng: "Giê Hô Va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn lên hình người, hà sanh khí vào lổ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh" (Sáng 2:7). Như vậy loài người có là bởi Đức Chúa Trời đã dựng nên; Ngài dựng lên cách trực tiếp và hà sanh khí vào lổ mũi để con người nên loài sanh linh; và bởi có sanh linh ấy con người khôn ngoan hiểu biết khác hẵn loài vật. Lại trước khi dựng nên loài người; Kinh Thánh chép "Đức Chúa Trời phán rằng: chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và tượng ta; Đặng quản trị các loài cá biển, loài chim trên trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất và trên khắp cả đất" (Sáng 1:26). Suy nghiệm câu Kinh Thánh này ta thấy giá trị và địa vị của con người là quan trọng trong cuộc tạo hóa là dường nàó! Vậy con người có thể gọi là Chúa của vạn vật, và là hình ảnh của Thượng Đế ở giữa coi tạo vật!!! Hình ảnh của Thượng Đế tức là con của Thượng Đế, dĩ nhiên con người đáng phải có cái bổn phận đối với Đấng tạo hóa mình.

III. CÁI BỔN PHẬN ĐÁNG PHẢI CÓ CỦA LOÀI NGƯỜI LÀ GÌ?

Cái bổn phận ấy là phải kính mến và tôn thờ Đức Chúa Trời. Ví như cha mẹ sanh ra con thì đạo làm con là phải thảo kính với cha mẹ; đến như làm dân trong một nước cũng còn có cái bổn phận đối với quốc gia xã hội thay, huống hựu làm người mà không có cái bổn phận đối với Đấng tạo dựng mình sao? Đáng ra con người trên mặt đất này hết thảy đều phải kính sợ Đức Chúa Trời. Song tội nghiệp thay cho con người không có bổn phận gì đối với Đức Chúa Trời cả! Không có bổn phận đối với Đức Chúa Trời thì đời người vô nghĩa biết bao;Vì Đức Chúa Trời dựng nên con người thông minh, trí thức; Tự biết phân biệt điều thiện, ác, phải trái cùng nhân, nghĩa, lễ, trí tín! không phải chỉ để cho con người sống chỉ để ăn; ăn rồi để làm; làm rồi để chơi; chơi rồi ngủ, cứ quanh quẩn như vậy mãi cho đến chết là hết. Nếu thế thì con người còn phải thẹn với loài dã thú nữa! Loài vô linh như con gà còn có bổn phận gáy canh, mèo để bắt chuột; chó giữ nhà; ngựa và trâu bò để cho người cỡi và cày bừa ruộng đất, phương chi là con người mà không có bổn phận đối với Thượng Đế! Nhưng trái lại loài người đối với Thượng Đế đã không có cái bổn phận gì! Không có bổn phận đối với Thượng Đế thì đời người không có mục đích gì cả! và con người đã trở thành loài có tội!!

IV. CON NGƯỜI ĐÃ TRỞ THÀNH LOÀI CÓ TỘI

Không có bổn phận đối với cha mẹ là đứa con bất hiếú! Không có bổn phận đối với quốc gia là người dân phản nghịch! Không có bổn phận đối với kẻ mà mình chịu ơn là người vô ân bội nghĩa! Nên không có bổn phận đối với Đức Chúa Trời là một tội rất lớn của loài người! và do đó đã đưa con người đến biết bao tội lỗi tối tăm ghê gớm khác nữa.

Ngày nay, đã là con người thì đều có tộí! không cần phải nói nhiều; tôi có tội, quý vị có tội và mọi người có tộí! Kinh Thánh cũng xác nhận rằng: "Vì mọi người đều đã phạm tội,thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời." (Rô 3:23) Tội lỗi đã làm cho con người điêu đứng; đã gây nên biết bao cảnh tan thương bi đát cho cá nhân, gia đình, xã hội cả đến quốc tế nữá! Tội lỗi cũng ngăn cản những hạnh phúc mà Đức Chúa Trời muốn bancho loài người, mà còn khiến Đức Chúa Trời từ ái phải đoán phạt loài người trong đời này và đời saú! Bởi tội lỗi nên đất sanh ra chông gai và cây tật lê, và con người phải làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn; đến cuối cùng tội lỗi là linh hồn con người phải đi vào cõi địa ngục để chịu sự hình phạt đời đờí! Vì tiền công của tội lỗi là sự chết! sự chết về phần xác và sự chết về phần hồn nữa!!! Ôí! nguy khốn thay; đau đớn thaý!! Nhưng còn có phương thế nào cứu con người ra khỏi cái cảnh bể khổ trầm luân đó chăng? Còn có phương thế gì chăng??

Cảm tạ Đức Chúa Trời; Bởi tình thương lớn lao của Ngài đối với loài người mà Ngài đã dựng nên theo ảnh tượng của Ngài còn lớn hơn là cha mẹ thương con, nên Ngài đã lập ra một phương pháp giải thoát con người.

V. PHƯƠNG PHÁP GIẢI THOÁT CON NGƯỜI

Phương pháp ấy là gì? Phương pháp ấy chỉ gồm trong một chữ Jêsus mà thôí! Jêsus có nghĩa là Đấng Cứu Thế, Và Jêsus tức là Đức Chúa Jêsus. Hiện thời các dân tộc trên mặt đất này đều nghe đến danh của Ngài, và nghe nói đến danh Jêsus thì ai nấy đều hiểu rằng đó là danh của một Đấng hay là một người đã chết một cách thê thảm trên cây thập tự. Dầu có tin nhận Ngài hay không; Loài người ngày nay đều phải thừa nhận rằng: Ngài là trung tâm của cõi lịch sử thế giới. Những giấy tờ, thơ từ, khế ước, hiệp ước, cho đến thẻ căn cước, thẻ chứng minh nhân dân của mọi người; Nếu không có niên hiệu của Ngài thì trở nên vô giá trị.

Tại sao Chúa Jêsus trở nên trung tâm lịch sử của nhân loại vậy? Vì Ngày vốn là ngôi Chúa Con trong Đức Chúa Trời đã hiện thân xác thịt và đã chịu chết trên Thập Tự Giá làm của lễ chuột tội cho loài người. Ngài đã giáng sanh đến trần gian tại nước Do Thái, ra đời do một nữ đồng trinh chịu thai bởi phép mầu Đức Thánh Linh. Ngài sống trong một gia đình bần hàn. Đời sống Ngài trong thế gian là một đời sống trong sạch và trọn vẹn. Đến lúc 30 tuổi, Ngài thi hành chức vụ giảng tin lành về nước Đức Chúa Trời. Trong mỗi lời nói của Ngài đều chan chứa chân lý cùng sự dạy dỗ cao quí. Ngài làm nhiều phép lạ chữa lành các thứ bệnh nan y; khiến kẻ bại được lành, kẻ phung được sạch, kẻ què được đi, kẻ câm được nói, kẻ điếc được nghe, kẻ mù được sáng, kẻ chết được sống lại v.v.. Nhưng cuối cùng Ngài phải chịu tử hình trên Thập tự giá do chính quyền Do Thái giết Ngài, vì họ nghĩa rằng: Nếu cứ để Chúa giảng đạo e rằng dân chúng tin theo Chúa đông, sẽ tôn Ngài làm vua và đánh đổ chính phủ của họ xuống. Song đó là ý địng của Ngài phải chịu chết như vậy để chuộc tội cho loài người, theo luật công bình của Đức Chúa Trời, hầu cho những ai tin theo Ngài thì được Ngài tha tội; Linh hồn sẽ được sự cứu độ ngày sau, khi Ngài chết, xác Ngài được an táng trong thạch mộ; Nhưng sau ba ngày chôn trong thạch mộ thì Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại. Sau khi sống lại, thì Ngài còn ở thế gian 40 ngày, dạy bảo thêm cho các môn đồ nhiều điều, nhiều việc rồi mới thăng thiên.

Nói tóm lại Chúa Jêsus Chúa Cứu Thế mà Đức Chúa Trời đã ban cho thế gian để loài người nhờ Ngài mà được giải thoát tội lỗi; giải thoát các cảnh bể khổ, trầm luân, hư mất ngày sau. Kinh Thánh dạy rằng: "Đức Chúa Trời bày tỏ lòng yêu thương của Ngài đối với chúng ta, đang khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết". "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài; hầu cho hễ ai tin Con ấy, không bị hư mất mà được sự sống đời đời" (Rô. 5:8, Giăng 3:16).

KẾT LUẬN

Để kết thúc cái đề tài "khám phá về con người" tôi xin nhắc laị các phần quan trọng: Con người là một sinh vật, nhưng một sinh vật rất dịu kỳ khác biệt với vạn vật; có cái thân thể rất lịch sự. Mỗi bộ phận, mỗi cơ thể của con người là một bộ máy sống, được sắp xếp có tính toán; rất khoa học, rất tinh xảo. Không có máy móc nào của con người đã làm ra mà sánh kịp. Thân thể cũng như tinh thần của con người đều có tính cách cùng những nguyên tố có sự tạo dựng. Và ai đã tạo dựng con người? Đấng đã tạo dựng con người cũng là Đấng đã tạo dựng cõi trời đất vạn vật. Đấng ấy hiền xưa gọi là Thượng Đế và dịch ra là Đức Chúa Trời. Kinh Thánh chép về sự dựng nên loài người rằng: "Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ" (Sáng 1:27).

Con người là bởi Đức Chúa Trời đã dựng nên; chính lương tri của con người cũng làm chứng như vậy. Gặp lúc nguy biến người đời thường mở miệng kêu Trờí! Nhưng con người đã bỏ Đức Chúa Trời ra khỏi cuộc sống của mình; chẳng biết thờ kính Ngài, mà thờ kính tà thần, ma quỉ, và làm nhiều đều trái với lương tri và lương tâm của mình. Con người đã trở thành loài có tội; và đều đã phạm những trọng tội cả. Theo phép luật công bình của Đức Chúa Trời thì con người khi qua đời này,linh hồn phải đi vào chỗ Địa ngục mà chịu sự hình phạt trầm luân, khổ hãi đời đờí! Song Đức Chúa Trời vẫn là Cha chí nhân của con người; Lòng Ngài rất đau xót và thương cảm đến con người. Bởi đó Ngài đã lập ra cái phương pháp để cứu người. Cái phương pháp ấy chíng là Ngài phải chịu đau thương; Ngôi Chúa Con phải liều thân và hy sinh mới cứu loài người được! nhưng buộc con người cũng phải biết ăn năn, nhìn nhận mình là người có tội mà quay về cùng Ngài và tiếp nhận công ơn cứu rỗi của Chúa Cứu Thế Jêsus. Phải cầu nguyện xưng tội với Ngài, xin Ngài tha thứ, như một đứa con hoang đường khi trở về cùng ông cha. Lời Chúa dạy rằng: "Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác" (I. Giăng 1:9).

Thưa quý ông bà anh chị em; Bởi tình thương của Đức Chúa Trời, tôi xin quí vị, quí ông bà anh chị em, hãy quyết địng tin theo Chúa Jêsus mà trở về cùng Đức Chúa Trời ngây bây giờ. Đừng lưỡng lự,, đừng chần chờ, vì sự sống của con người trên trần gian này chỉ như sợi chỉ manh treo chuông hay như ngọn đèn treo trước gió mà thôí! Nếu quí vị không quyết định ngay, thì e rồi phải ân hân đời đời chăng!!! Cầu xin Thượng Đế đoái thương đến quí ông bà anh chị em.

Muốn thật hết lòng

Thiên- Kim

LỜI PHỤ THÊM NÓI VỀ THUYẾT TIẾN HÓA



Xin trưng dẫn ra đây một ít nhà khoa học danh tiếng làm tiêu biểu đã bác lại thuyết tiến hóa. Giáo sư Austin H. Clark nhà khảo cổ học thuộc Viện Bảo Tàng Quốc Gia Hoa Kỳ. Trong cuốn "The Evolution" (1950) tuyên bố rằng: "Một trong những sự kiện quan trọng và đáng kể nhất đã được xác nhận qua các cuộc khảo cứu về hóa thạch động vật là: Ngay từ lúc sơ khởi, từ khi dấu vết hóa thạch mới được ghi nhận tạo thành, những hình thái bao quát của sinh vật trên mặt đất đến nay vẫn còn nguyên vẹn"

Giáo sư Lous Agassiz, trong cuốn "Methods of Study in Natural History" tuyên bố: "Là một Nhà khảo cổ học, ngay từ buổi ban đầu tôi đã khước từ cái thuyết mới mẻ về sự chuyển biến của các loài này, mà ngày nay thế giới khoa học đã thâu nạp rộng rãi. Thực ra cái thuyết học ấy đã phản lại những gì mà các hình thể động vật bị chôn vùi trong lớp địa tầng của trái đất, cho chúng ta biết nguồn gốc và sự tiến triển cá biệt của chúng trên địa cầu. Lý thuyết ấy là một sự lổi lầm có tính cách khoa học...
Chẳng có sự kiện nào được biết đến khoa học lại hướng đến việc chứng tỏ rằng bất cứ sinh vật nào trong sự tiến triển thiên nhiên về sinh sản cũng như về tăng gia,đã tách ra từ dòng giống thiên nhiên đến chủng loại của nó. Hoặc giã một chủng loại riêng rẽ nào đó đã từng biến thể sang một giống khác''.
Giáo sư Hamington Enoch trưởng ban Vạn Vật Học của trường đại học Hoàng gia Madras trong một cuốn sách vạch rõ những sai lầm của thuyết tiến hóa có một đoạn viết:"Chúng tôi nghe nhiều về những "chắp nối sai lầm" dường nhưng sợi dây xích rất đầy đủ, và sự khám phá trên một vài hóa thạch đã xác nhận tính cách liên tục của cuộc tiến hóa, ngoài sự ngờ vực của mọi ngườí! Nhưng thật ra không có một vòng khâu nào để chấp nối nhóm động vật này với nhóm khác. Chẳng hạn như con Archeofteryx thường được xem là cái "gạch nối" giữa loài bò sát và loài chim riêng biệt có lông, chân đứng để đậu, đầu răng giống như tất cả loài chim Mesozoie.

Luồng máu ấm áp được lưu thông từ khi bộ lông mọc đầy đủ. Cái nào phải có trước, luồng máu ấm hay bộ lông bảo vệ nó? Đây là một điểm khó xử của các nhà Tiến hóa luận. Nhất là người ta từng tin tưởng và viết thành sách rằng: Lông chỉ là những vật thể tua ra bởi cái vảy; nhưng ngày nay chúng ta biết rằng lông được cấu tạo chẳng những từ cùng một lớp tế bào trong da mà nó còn sản xuất ra vảy nữa.
Sự tiến hóa của loài có vú từ loài bò sát cũng đưa ta đến những khó khăn tương tự. Trong khi những con có vú giống loại bò sát đầu tiên không có xương sọ vuông, ngoại trừ cái xương tai nhỏ như bất cứ một con vật có vú nào khác. Nếu xương trụ và xương hàm dưới của một loại có vú giống bò sát trên đây, dần dần biến thành xương tai nhỏ của con có vú tiêu biểu, thì "con vật gạch nối" nầy đã chẳng ăn và nghe được...

Về loài ngựa mà thuyết tiến hóa gọi rằng đã tìm được dấu tích bởi địa chất, thì giáo sư Enoch đã đưa ra ánh sáng chân lý. Giáo sư nói: "Những loài này được bán ra như những vật kiểu mẫu và hình ảnh của chúng được in trong các sách giáo khoa. Nhưng về điểm thứ nhất, chúng ta nên nhớ rằng: sự phân chia Đệ Tam-Kỷ-Tằng, cũng như tất cả các "loài địa chất" khác được sắp một cách nhân tạó! Không có hóa thạch nào tìm ra với niên đại kèm theo. Niên đại thường do nhà Địa chất học ấn định một cách độc đoán, và do hóa thạch đó chỉ định cho các lớp địa tằng tương đương. Thứ hai là nhiều mẩu loại chỉ được gọi là "ngựa" trong một nghĩa tương đương, đến nỗi con mạch (Tapir) cũng là một "con ngựa" và con trâu nước là "lợn" và con linh cẩu là "con chó". Có một số loài không giống ngựa được như linh cẩu không giống chó. Như vậy bằng chứng về sự sắp loại lại "chẳng phải là bằng chứng gì cả". Như T. H Morgan đã phát biểu, và như thế sự sắp đặt nhân tạo này không thể nào là bằng cớ cho thuyết Tiến hóa được. Đây là một sự thật hoàn toàn hợp lý cho chúng ta tin rằng tất cả các động vật nầy "đều có mặt đồng thời với nhau".

Còn về giải phẫu học lấy sự thấy "các thực vật cũng như động vật, chúng được kiến tạo theo một hoành-đồ chung của nguyên tác "Hoành đồ nhất trí" của Geofboroy St Hilaire, gọi là bằng cớ cho sự tiến hóa thì thật là phi lý lắm! Trái lại ta có thể kết luận rằng: Sự thấy vạn vật được kiến tạo theo "một hoành đồ chung" là cho ta biết dầu vạn vật có nhiều, nhưng chỉ có một ý chí kiến tạo (Một Đấng Tạo Hóa). Chẳng khác như một vị kiến trúc sư kia khi vẽ họa đồ cho một cơ sơ lớn, dù có nhiều nhà cửa ngang dọc, cái lớn, cái nhỏ, nhưng cách sắp đặt đại để thì theo một kiến thức của mình. Một người thông thái khi xem thấy liền nhận ra rằng: Đây chỉ là một kiến trúc sư. Còn biết bao nhiêu điều khác nữa cũng chứng minh cho thuyết tiến hóa là phản lại với thực nghiệm khoa học mà nơi đây làm sao nói ra cho hết được.

Nói tóm lại thuyết tiến hóa chỉ do ức đạt của con người chưa nhận biết có Đấng Thượng Đế. Nó có thể gọi là một giả thuyết cũng nên.

CÕI TRỜI ĐẤT KHÉO LẠ THƯỜNG

Ngắm cõi thiên nhiên khéo lạ thường
Bầu trời quả đất với trùng dương
Loài nào giống ấy theo công lệ
Vật nọ hình kia có kỷ cương
Ngày tháng chuyển xoay trong luật định
Nắng mưa mùa tiết cách tinh tường
Hoa thơm quả ngọt nhiều hương vị
Sự lý đương nhiên có chủ trương.