Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 1229

Quyền Năng Đã Ở Đâu? (Phần 1)

Một trong những đặc trưng của hệ phái Tin Lành là rất coi trọng thẩm quyền của Kinh Thánh. Những gì Kinh Thánh dạy được coi là luật bất tranh cãi về đức tin và sự thực hành. Tôi đã dâng mình hoàn toàn cho việc làm thành Đại mạng lệnh của Chúa Giê-xu : "Hãy đi và khiến muôn dân trở nên môn đồ ta” (Mat Mt 28:19). Không biết bao nhiêu lần tôi đã đọc những từ nằm trước chữ "vậy” trong câu Kinh Thánh ấy : "Hết thảy quyền phép trên trời và dưới đất đã giao cho ta” (câu 18). Tôi đã biết đủ tiếng Hy Lạp để hiểu từ quyền phép trong tiếng Hy Lạp là exousia. Tôi cũng đã đọc rằng Chúa Giê-xu trước đó đã ban cho môn đồ Ngài exousia để "trừ tà ma, và chữa các thứ tật bệnh” (10:1). Nhưng vì lý do nào đó tôi chưa bao giờ có một sự liên kết ý nghĩa nào giữa các khúc Kinh Thánh ấy.

Doris và tôi đã trải qua 16 năm ở tại Bolivia với tư cách là những nhà truyền giáo. Trong suốt nhiệm kỳ đầu của chúng tôi, trong các khu rừng ở gần biên giới Brazil, tôi điều hành một trường Kinh Thánh nhỏ, truyền giáo, mở một Hội Thánh, giảng thuyết ở tại các kỳ hội đồng và huấn luyện cho các mục sư Bolivia. Chúng tôi đã dời đến thành phố Andean thuộc Cochabamba cho nhiệm kỳ thứ hai và thứ ba của mình, là nơi tôi dành phần lớn thời gian để dạy dỗ trong chủng viện và trong việc quản lý hội truyền giáo, điều hành hội truyền giáo. Theo những đánh giá của hầu hết những người nhận xét thì chúng tôi là những nhà truyền giáo khá kiện toàn, có thể là hơi trên trung bình.

Nhưng bây giờ, khi chúng tôi nhìn lại 16 năm qua, chúng tôi tự hỏi mình, có bao nhiêu lần năng quyền mà Chúa Giê-xu đã nói đến trong việc làm ứng nghiệm Đại sứ mạng, quyền năng để đuổi các quỷ và chữa lành các bệnh được lưu dẫn đến qua chúng tôi chưa. Câu trả lời, theo như chúng tôi có thể nhớ là không, dầu chỉ một lần.

Câu trả lời vì vậy trở nên vì sao ? Quyền năng nằm ở đâu ? Bởi vì tôi không coi mình là một người khổng lồ thuộc linh, tôi nhận ra rằng câu trả lời có thể rõ ràng là nằm ở chỗ thiếu tận hiến cho Chúa của chính tôi, sự yếu đuối trong các thói quen cầu nguyện của tôi, đức tin èo uộc của tôi hoặc tội lỗi trong đời sống tôi. Sự thật là hầu hết những bạn hữu và các đồng nghiệp Tin Lành đều ở trong cùng một chiếc thuyền thường củng cố niềm tin cho kết luận của tôi. Khi phân tích điều này, tôi thấy có ít nhất là bốn hàng rào chính ngăn trở tôi không nhận được quyền năng mà Chúa Giê-xu đã nói đến :

1. Tôi là một người theo thuyết định kỳ. Tôi đã được dạy dỗ theo hệ thống Tin Lành trong tổ chức, là điều tôi đã mô tả trong chương cuối cùng. Tôi đã tiếp nhận sự dạy dỗ của những người lãnh đạo như John Stott, J. I. Packer, John MacArthur, Jr. và Ray Stedman. Tôi sử dụng quyển Kinh Thánh của Scofield bằng cả tiến Anh lẫn tiếng Tây Ban Nha, nơi mà chú thích chân của nhà biên tập cho ICo1Cr 13:8 đã khẳng định rằng các ân tứ "dấu kỳ” như là tiếng lạ, chữa lành và các phép lạ đã lỗi thời sau giai đoạn các sứ đồ. Tôi tin rằng các phép lạ chỉ ích lợi trong việc loan truyền Tin Lành khi Tân Ước được viết ra, nhưng một khi Kinh Thánh hợp lệ đã có rồi, thì lời Chúa làm cho các phép lạ lỗi thời.

Một phương diện nữa của việc dạy dỗ theo thuyết định kỳ đó là nước của Đức Chúa Trời được xem là thuộc về tương lai. Thời kỳ Hội Thánh mà chúng ta hiện sống đây là một khoảng xen vào, nằm giữa những sự tỏ ra của nước Trời trên đất, là điều đã xảy ra vào giai đoạn Chúa Giê-xu đến lần thứ nhất, với điều sẽ xảy ra một lần nữa khi Ngài trở lại lần thứ hai. Trước kia, đối với tôi, Nước Chúa chưa hiện diện ở tại đây ngay bây giờ, mà điều gì đó chúng ta trông đợi trong tương lai.

2. Tôi là một người chống Ngũ tuần. Trong giới những người Tin Lành của tôi, trước đây đều đồng ý rằng phần lớn điều chúng tôi nhìn thấy nơi giáo phái Ngũ tuần may lắm thì là một ảo tưởng và tệ nhất là một sự lừa dối. Khi được hỏi, chúng tôi có thể thừa nhận rằng hầu hết những người Ngũ tuần đều có thể lên thiên đàng với chúng tôi, nhưng chúng tôi coi đó là một hành động phán xét do tính hào phóng Cơ Đốc, bởi vì thần học của họ dường như quá nông cạn đối với chúng tôi. Tôi đã có ác cảm, chứ không phải là lòng cảm kích, đối với kiểu hầu việc Chúa của những người Ngũ tuần. Khi những người chữa lành Ngũ tuần đến tại Bolivia và bắt đầu dựng lều của họ, tôi cảnh báo tín hữu trong Hội Thánh là chớ đi đến các buổi nhóm của họ.

3. Tôi có một cái nhìn hạn hẹp về quyền năng. Khi tôi nghe những bài giảng về quyền năng của Đức Chúa Trời, thừa nhận chung chung của tôi đó là quyền năng ấy là dành cho sự cứu rỗi, để làm chứng và để sống một đời sống tin kính. Còn vượt quá điều đó và bao gồm cả quyền năng để chữa bệnh và làm phép lạ là điều đáng ngờ, nếu nói theo cách giảm nhẹ trong giới đồng nghiệp của tôi. Đó chính là điều có thể trông đợi từ nơi những người Ngũ tuần "chưa được khai sáng.” Nó được coi như là điều gì đó mê tín.

4. Tôi có một thế giới quan của chủ nghĩa nhân văn. Bởi vì tôi đã nhận được sự huấn luyện về thần học Tin Lành vững chắc nên thật không đúng khi mô tả chính mình là một người theo chủ nghĩa nhân văn. Nhưng bây giờ khi tôi nhìn lại, tôi thật sửng sốt vì chủ nghĩa nhân văn thế tục của nền văn hóa Hoa Kỳ hiện nay của chúng ta đã ảnh hưởng nhiều thế nào đến sự hiểu biết của chúng ta về thần học Cơ Đốc. Một khuynh hướng nhân văn đã thâm nhập vào các trường học Cơ Đốc, các chủng viện, các nhà thờ và văn chương Cơ Đốc nhiều hơn là chúng ta sẵn sàng thu nhận.

Như vị đồng nghiệp của tôi, Paul G. Hiebert, cho thấy, chúng tôi, những nhà truyền giáo thường vô tình phục vụ như những người đại diện của chủ nghĩa thế tục hóa trong Thế Giới Thứ Ba. Tôi có thể dễ dàng gắn bó với điều đó. Ví dụ, tôi có thể nhớ cảm giác rằng một phần trách nhiệm chức vụ của tôi là giúp cho người dân ở tại Bolivia thấy rằng bệnh tật gây ra bởi vi trùng, chứ không phải bởi các tà linh. Họ có thể được điều trị bằng cách tiêm thuốc và giải phẩu có sự liên hệ công khai với Đức Chúa Trời hoặc là không. Bệnh tật và sức khoẻ phụ thuộc vào lãnh vực của khoa học. Chỉ có sự ngu dốt mới đặt họ trong lãnh vực siêu nhiên, và một trong những vai trò của Cơ Đốc giáo là phải xua đuổi sự ngu dốt.

MỘT SỰ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH: Bây giờ sự việc rõ ràng đã khác hẳn. Trên một cơ sở thường xuyên tôi nhìn thấy quyền năng Đức Chúa Trời đang được sử dụng trong việc chữa lành người bệnh và đuổi các quỷ. Tôi không còn là một người theo thần học định kỳ thuyết hoặc chống Ngũ tuần nữa. Có thể tôi chưa hoàn toàn rũ bỏ ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân văn thế tục, nhưng hiện nay tôi đã nhận biết nan đề và đang làm việc theo sự hiểu biết đó. Tôi vẫn là một người Tin Lành, nhưng bây giờ tôi đã khám phá ra làn sóng thứ ba, và đang tham gia trong làn sóng ấy.

Điều gì đã đem lại sự thay đổi ? Đó là một tiến trình mà nhà nhân chủng học Charles H. Kraft gọi là một sự chuyền đổi mô hình. Hơn cả điều mà một sự chuyển đổi mô hình đòi hỏi về sau, nhưng chỉ cần đề cập ở đây là cái nhìn của tôi về sự vận hành của quyền năng Đức Chúa Trời tại đây và bây giờ đã thay đổi hoàn toàn. Đối với một số người, sự thay đổi mô hình này đã xảy ra khá là nhanh chóng như là một phần của sự đổ đầy Thánh Linh đột ngột, hết sức mạnh mẽ, hoặc do kết quả của một sự chữa lành lạ lùng. Sự thay đổi của tôi phải mất đến 15 năm mới hoàn tất, trong thời gian đó, tôi đã trải qua bốn giai đoạn từ khi bắt đầu khám phá làn sóng thứ ba.

PETER WAGNER (Theo Chức Vụ Chữa Lành)