Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 15

Đám Đông

Từ bài giảng luận “Vua Đến

CN April 14, 2019 - Hội Thánh North Hollywood

Qua ngày sau, có một đám dân đông đến đặng dự lễ, biết Đức Chúa Jêsus lên thành Giê-ru-sa-lem (Giăng 12:12)

(đọc Giăng 12: 12-20)

Một vấn đề được đặt ra ở cuối bài giảng luận: ‘Tôi ở trong nhóm người nào nghênh đón Đức Chúa Jesus” Phân đoạn Kinh Thán mô tả Đức Chúa Jesus lên thành Giê-ru-sa-lem để bắt đầu chặng đường thương khó cuối đời của Ngài?

Câu 12 và câu 13. Qua ngày sau, có một đám dân đông đến đặng dự lễ, biết Đức Chúa Jêsus lên thành Giê-ru-sa-lem ; bèn lấy những lá kè ra đón Ngài, và reo lên rằng: Hô-sa-na! Chúc phước cho Đấng nhân danh Chúa mà đến, là Vua của Y-sơ-ra-ên! Đó là những người đến thành Giê-ru-sa-lem để giữ lễ trọng trong năm theo luật định. Họ biết và trông đợi lời sấm truyền. họ có lòng trông đợi một Đấng Mê-si-a đến để cứu giúp dân sự của Ngài. Nguyện vọng của họ là sớm được giải thoát khỏi những điều bất công, những thua thiệt, mất mát vì phải ở dưới một thế lực áp bức khiến họ không có được một đời sống thỏa vui như ý muốn. Đó chẳng phải chỉ xuất hiện dưới thời ký thống trị của đế quốc La mã, cho dù là đã xa xưa lắm rồ, nhưng tư tưởng đó vẫn bám lấy đời sồng tôi trong hiện tại. Tôi đến và thờ phượng Chúa vì lý do gì? Để trông đợi ở sự tiếp trợ của Chúa về phần vật chất, để sống thỏai mái với mọi tiện nghi, mọi nhu cầu được đáp ứng đầy đủ? Nếu như thế thì tôi có khác gì những người ngoại kia đâu. Họ cũng hằng ngày tìm kiếm mọi điều đó nơi thần của họ. Nếu tôi mang danh Cơ-đốc Nhân mà cũng chỉ đến vậy thì thật uổng công Chúa cứu chuộc tôi.

Câu 15 và câu 16. Hỡi con gái thành Si-ôn, chớ sợ chi, nầy, Vua ngươi đến, cỡi trên lừa con của lừa cái. Môn đồ trước vốn không hiểu điều đó; nhưng đến khi Đức Chúa Jêsus đã được vinh hiển, mới nhớ lại những sự đó đã chép về Ngài, và người ta đã làm thành cho Ngài. Đây là nhóm người biết rõ Lời Chúa và có góp phần trong việc làm thành những lời chứng quan trọng này. Điều đó vẫn chưa đủ cho những người thuộc về Chúa. Nói về sự vinh hiển của Đấng mình tôn kính thì chẳng có gì quá khó, Nhưng ít ai muốn nói đến sự khó khăn, sự sỉ nhục của Người mà mình hết mực tôn sùng. Nói về sự sống lại vinh hiển của Chúa thì tôi luôn mạnh miệng vì dễ nói, dễ nghe, dễ thuyết phục đối tượng; còn nói về sự thương khó trên đường Gô-Gô-Tha thì không dễ dàng gì. Ai cũng dạy tôi nói về sự chết và sự sống lại của Chúa, nhưng Thánh Kinh lại dạy như vầy: “Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh nầy, uống chén nầy, thì rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến” (1Côr. 11:26).

Câu 17 và câu 18. Đoàn dân ở cùng Ngài, khi Ngài kêu La-xa-rơ ra khỏi mộ và khiến từ kẻ chết sống lại, đều làm chứng về Ngài. Ấy cũng tại điều đó mà đoàn dân đi đón Ngài, vì có nghe rằng Ngài đã làm phép lạ ấy. Một nhóm khá tích cực làm nên sự náo nhiệt cho sự kiện trọng đại này, Có nhiều người đã chứng kiến phép lạ Đức Chúa Jesus kêu La-xa-rơ từ mồ mã sống lại, họ theo Chúa và rao truyền điều kỳ diệu này cho nhiều người khác họ gặp trên đường đi. Tôi có đang theo Chúa trong một tinh thần tương tự như vậy? Theo Chúa để chờ xem phép lạ và chờ Chúa ban cho mình một phép lạ nào đó? Không có gì sai trong tâm trạng này, nhưng điều Chúa muốn tôi cảm nhận phải hơn điều tầm thường đó. Phao-lô đã viết xuống như vầy: “cho đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyền phép sự sống lại của Ngài, và sự thông công thương khó của Ngài, làm cho tôi nên giống như Ngài trong sự chết Ngài” (Php 3:10). Sẽ nhận biết sự sống lại là huyền nhiệm như thế nào khi trải qua sự chết, Chịu báp têm chẳng phải là đông chết rồi đồng sống lại với Chúa sao?

Câu 19. Nhân đó, người Pha-ri-si nói với nhau rằng: Các ngươi thấy mình chẳng làm nổi chi hết; kìa, cả thiên hạ đều ! Đây là một nhóm người lúc nào cũng đối nghịch lại với Đức Chúa Jesus. Tôi không có ý nói là tôi sẽ giống như họ, nhưng tôi muốn nhắc đến mấy chữ cuối trong lời ta thán: chạy theo người. Đó là thái độ, là hành động, là tinh thần tôi cần phải có khi theo Chúa. Không phải chỉ là đi theo, gia nhập vào nhóm này hay nhóm kia, học biết và làm theo cách này cách nọ; gióng trống phấp cờ, trải áo, trải lá kè, tung hô rùm beng; nhưng phải tích cực ở bên Chúa, đi trên con đường Chúa đi; để tôi không chỉ là người mang danh Chúa, có hình ảnh giống Chúa, nhưng thật sự nếm trải mọi sự nà Chúa hiện hữu trong tôi rồi người ta sẽ thấy Chúa trong tôi và đến với Chúa để được sống phước hạnh như tôi.

Tôi phải sống với Chúa để có: “Đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có” (Php 2:5). Để chịu ảnh hưởng từ chỉ một mình Chúa thôi chứ không để đám đông áp lực trên đời sống mình không phải là chuyện đơn giản. Trong Chúa tôi sẽ làm được điều đó.