Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 8

Làm Sao để Chứng Đạo qua Lòng Nhân Từ

Đã bao giờ bạn quan tâm đến một sự làm chứng kết quả cho Chúa chỉ đơn giản bởi lòng nhân từ không? Tôi nhớ lại câu chuyện của hai nông dân Nhật Bản. Một trong hai người là Cơ-đốc nhân, anh ta rất chăm chỉ và ngay thẳng. Mỗi ngày anh gánh những thùng nước lên dốc đồi tới thửa đất mình và tưới cho phần canh tác đang cần nước. Người nông dân thứ nhì, không phải là Cơ-đốc nhân, là chủ của thửa đất kế cận dưới thấp. Hàng ngày người này tìm cách xoi một lỗ nơi bờ ranh hai bên để nước của người kia chảy xuống cánh đồng của mình. Người nông dân thứ nhất bị bất mãn. Vì là Cơ-đốc nhân, anh đi đến mục-sư để xin sự chỉ dẫn. Vị mục-sư bảo anh cứ tiếp tục tưới nước và đừng nói gì. Anh ta bèn làm như vậy trong nhiều ngày, gánh nước lên phần đất dốc của mình để tưới, nhưng không thấy có gì thay đổi. Anh vần nhìn thấy người nông dân thứ nhì kia ăn cắp nước của mình. Giận dữ tăng cao, anh trở lại vị muc-sư xin được giúp ý hơn nữa. Lần này mục-sư khuyên anh cũng tưới luôn cả phần đất của người láng giềng. Bởi thếù ngày hôm sau, anh nông dân cần cù gánh nước tới thửa đất người láng giềng và tưới chỗ canh tác của họ. Rồi sau đó anh mới chăm sóc phần trồng trọt của mình. Sự việc như vậy trôi chảy được ba ngày. Cuối cùng người nông dân thừ nhì đến gặp anh nông dân thứ nhất và hỏi, "Làm sao để tôi trở thành một Cơ-đốc nhân?" Lòng nhân từ của người nông dân thứ nhất khiến cho trái tim của người kia thay đổi và làm anh ta muốn thành một Cơ-đốc nhân. Anh đã không bị thuyết phục bởi giáo lý thần học hay nghi lễ tế tự; anh đã thay đổi qua hành động tình yêu của một Cơ-đốc nhân. Chúa Giê-su đã nói "Hãy yêu kẻ thù mình!...Nếu các ngươi chỉ yêu kẻ yêu mình, thì điều đó có là tốt gì?" (Mathiơ 5:44,46, LB). Trong sự khôn ngoan thiên thượng, Chúa Giê-su không chỉ cung cấp một giáo lý phổ thông, nhưng là một số lời khuyên thực tiễn. Ngài biết rằng nhiều người sẽ được chinh phục cho vương quốc bằng tình yêu và lòng nhân từ (lòng tử tế) hơn là bởi sự tranh luận. Lòng nhân từ là một thái độ hoặc hành động phô bày tình bạn hay sự quan tâm đích thực cho các người khác. Phao-lồ viết trong sách Ê-phê-sô 4:31-32â, "Phải bỏ khỏi anh em những sự cay đắng, buồn giận, tức mình, kêu rêu, mắng nhiếc, cùng mọi điều hung ác. Song, hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy." Để suy xét thái độ chúng ta nên như thế nào đối với tha nhân, xin hãy nhớ lại Đức Chúa Trời với lòng nhân từ đã nhìn ra sao về chúng ta trong điều kiện sa đọa cùng hư mất và đã tha tội chúng ta ,qua sự hi sinh của con Ngài, bởi vì Ngài yêu chúng ta. "Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết." (Rô-ma 5:8).

Bill Bright