Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 160

Tại Sao Tôi Nên Đi Nhà Thờ?

[ English | Vietnamese ]

"Tại sao tôi nên đi nhà thờ? Tại sao tôi không thể thực hiện sự cầu nguyện chính tôi?" Câu hỏi hay! Sự thật thì Chúa chấp nhận những sự cầu nguyện cá nhân. Thực sự, Ngài còn ra lịnh chúng ta "cầu nguyện không thôi" (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:17). Nhưng "việc đi nhà thờ" thì có ý nghĩa nhiều hơn sự cầu nguyện cá nhân. Đối với những Cơ Đốc Nhân, việc đi nhà thờ là để hợp mặt với nhau của một gia đình, hay như sứ đồ Phao-lô đã diễn tả nó, là sự hợp nhất những chi thể của một thân:

"Vả, như trong một thân chúng ta có nhiều chi thể, và các chi thể không làm một việc giống nhau, thì cũng vậy, chúng ta là nhiều người mà hiệp nên một thân trong Đấng Christ, và hết thảy chúng ta đều là các phần chi thể của nhau." (Rô-ma 12:4-5)

Mỗi Cơ Đốc Nhân là một chi thể thuộc thân của Đấng Christ, và mỗi chi thể có những tài năng và sự sáng suốt riêng. Chia xẻ những món quà này với nhau như một thân hợp nhất sẽ làm chúng ta mạnh thêm trong công việc tôn vinh Chúa của chúng ta. Trong sự vui mừng của cộng đồng thật, bạn sẽ kinh nghiệm được:

1. Tình Bằng Hữu.

Sự tham dự nhà thờ thường xuyên sẽ cho phép một Cơ-đốc Nhân trở thành một thành viên của gia đình hội thánh - một cộng đồng của những anh chị em trong Đấng Christ mà chia xẻ sự quan tâm thật với nhau. Phao-lô đã diễn tả tình bằng hữu này trong lá thư của ông tới những người Cô-rinh-tô rằng: "Lại, trong các chi thể, khi có một cái nào chịu đau đớn, thì các cái khác đều cùng chịu; và khi một cái nào được tôn trọng, thì các cái khác cùng vui mừng" (1 Cô-rinh-tô 12:26). Khi chúng ta quan tâm cho những anh em Cơ Đốc Nhân của chúng ta bằng cách này, thì không những chúng ta vui hưởng sự an toàn thuộc về một gia đình tâm linh, nhưng chúng ta tôn vinh Chúa bằng sự biểu lộ đặc tính của Ngài cho thế gian.

2. Sự Thờ Phượng Toàn Thể.

Khi Chúa cứu nguy cho Vua David khỏi những kẻ thù của ông, Vua David đã không thể giữ sự ca ngợi của ông cho chính ông. Ông đã la lớn lên, "Hãy cùng tôi tôn trọng Đức Giê-hô-va, chúng ta hãy cùng nhau tôn cao danh của Ngài!" (Thi-thiên 34:3). Dù là Đấng Christ, trong những giờ phút tối tăm của cuộc đời Ngài, Chúa đã kêu ba người bạn thân nhất của Ngài để "hãy thức canh và cầu nguyện" cùng với Ngài (Ma-thi-ơ 26:41). Trong khi sự cầu nguyện riêng tư làm vui lòng Chúa, thì cũng có những lúc không có việc gì hơn là tham dự với những bằng hữu Cơ Đốc trong sự ca ngợi Chúa cao thượng của chúng ta. Chúa Giê-xu đã hứa: "Vì nơi nào có hai ba người nhân danh ta nhóm nhau lại, thì ta ở giữa họ" (Ma-thi-ơ 18:20). Chúa được tôn vinh khi những Cơ Đốc Nhân nói về sự cao quý của Ngài với nhau, và Ngài sẽ vui lòng ở giữa chúng ta.

3. Sự Lớn Lên Cá Nhân.

Cũng như sự nghiên cứu Kinh Thánh và cầu nguyện cá nhân rất quan trọng với sự lớn lên tâm linh của một Cơ Đốc Nhân, thì sự liên lạc với những Cơ Đốc Nhân khác cũng vậy. Chúa ra lịnh cho chúng ta "...hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành; chớ bỏ sự nhóm lại ..." (Hê-bơ-rơ 10:24-25). Việc gặp gỡ thường xuyên với những Cơ Đốc Nhân khác là một cơ hội để được khuyến khích trong sự bước đi hằng ngày với Đấng Christ, để nhận được sự khuyên bảo thánh thiện trong những chổ khó khăn trong cuộc đời bạn, và được thách thưc bởi gương của những Cơ Đốc Nhân trưởng thành hơn.

4. Sự Truyền Giáo

Ông Phao-lô nói với chúng ta rằng Chúa đã ban cho "người nầy làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm thầy giảng Tin Lành, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư, để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Christ" (Ê-phê-sô 4:11-12). Tham dự vào nhà thờ cho phép chúng ta nhận được sự hướng dẫn của những mục sư và những thầy truyền đạo đã được huấn luyện, sự giúp chúng ta truyền giáo cho thế gian và cả trong Nhà Thờ nữa.

Bên cạnh việc thông tin phúc âm tới những người chưa được cứu qua những hành động và lời nói, những Cơ Đốc Nhân cần có trách nhiệm để truyền giáo tới những chi thể khác trong thân của Đấng Christ: "Vậy thì anh em hãy khuyên bảo nhau, gây dựng cho nhau..." (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:11). Có mặt thường xuyên liên lạc với những Cơ Đốc Nhân khác trong nhà thờ sẽ cho bạn nhiều cơ hội để nói lời khuyến khích, một cái tai lắng nghe, một tay giúp đở, hay để nhận lấy những điều này trong lúc bạn cần chúng.

Làm Thế Nào Để Tìm Một Nhà Thờ

Hãy cân nhắc những câu hỏi sau đây khi bạn thăm viếng những nhà thờ mới:

Nhà thờ có dựa vào Kinh Thánh để dạy không? Họ có dạy những điều căn bản của phúc âm không?

Có dạng của một cộng đồng không? Người ta có thân thiện không? Bạn có muốn biết thêm về những người mà bạn gặp ở đây không?

Nhà thờ có những chương trình mà thỏa mãn nhu cầu của nhà đình bạn không? Có những lớp học cho con cái bạn không? Có nhóm cho đứa con của bạn đang ở lứa tuổi thiếu niên để tham dự không?

Nhà thờ có giúp đỡ những đoàn truyền giáo và khuyến khích sự truyền bá phúc âm không? Nó có đem đến những cơ hội cho sự truyền giáo bên ngoài không?

Hãy tự nhiên thăm viếng vài nhà thờ khác nhau trước khi quyết định. Gặp vài người và nói chuyện với mục sư. Hãy hỏi những câu hỏi. Đừng quên lấy những tờ giới thiệu của nhà thờ mà có một danh sách của những dịch vụ và chương trình, cũng như là sứ mệnh của nhà thờ. Hãy bàn luận kinh nghiệm với gia đình bạn và trở lại thăm nhà thờ nếu bạn cần làm điều này. Hãy cầu nguyện rằng bạn có thể thấy rõ ý định của Chúa cho sự lớn lên tâm linh của gia đình bạn.

Chuyển ngữ: Ngô Ngọc Di


© 2002 - 2007 Good News Publishers. Used by permission.
Translated by permission of Good News Publishers
1300 Crescent Street
Wheaton, IL 60187
U.S.A.