Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 1517

Khôn Hay Dại?

“Các ngươi chớ chứa của cải ở dưới đất, là nơi có sâu mối, ten rét làm hư, và kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy; nhưng phải chứa của cải ở trên trời, là nơi chẳng có sâu mối, ten rét làm hư, cũng chẳng có kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy. Vì chưng của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó.” (Mathiơ 6:19-21)

Hãy suy xét điều Chúa Jesus nói: “Các ngươi chớ chứa của cải ở dưới đất.” Tại sao không? Vì của cải dưới đất là xấu, phải không? Không, vì chúng không tồn tại mãi.

Kinh Thánh nói: “Con há liếc mắt vào sự giàu có sao? Nó chẳng còn nữa rồi; vì nó quá hẳn có mọc cánh, và bay lên trên trời như chim ưng vậy” (Châm ngôn 23:5). Đây thật là câu nói hình bóng. Lần tới bạn có mua một tài sản trúng giải nào, thì hãy tưởng tượng nó mọc cánh và vụt mất. Chẳng chóng thì chầy, nó sẽ biến mất.

Nhưng khi Chúa Jesus cảnh báo chúng ta đừng thâu trữ của cải trên đất vì tiền tài không chỉ có thể mất, mà còn luôn luôn mất. Hoặc nó lìa chúng ta đang khi chúng ta sống, hoặc chúng ta lìa nó khi chúng ta qua đời. Không ngoại lệ nào.

Là một Cơ đốc nhân, bạn biết chuyện nội bộ mang tính sự kiện về một sự đảo lộn gây chấn động toàn cầu khi Chúa Jesus trở lại. Sau đây là lời mách nhỏ làm ăn tối hậu cho những người trong cuộc. Tiền dưới đất sẽ thành vô giá khi Đấng Christ trở lại - hoặc khi bạn chết, bất kể sự kiện nào xảy ra trước. (Và một trong hai sự kiện đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào.)

Những chuyên gia về đầu tư được biết đến như những người báo giờ thị trường; họ đọc hiểu những dấu chỉ thị trường chứng khoán sẽ tụt dốc, thế là họ đề nghị chuyển ngay lập tức tiền gửi vào những bộ máy giữ tiền đáng tin cậy hơn như thị trường tiền tệ, trái phiếu kho bạc hay chứng chỉ ký thác.

Chúa Jesus thi hành chức năng ở đây như một người định giờ cao cấp cho thị trường. Ngài bảo chúng ta chuyển đổi tất cả bộ máy đầu tư của chúng ta một lần đủ cả. Ngài dạy chúng ta chuyển tiền qũi từ đất (là của cải tan biến và sẵn sàng lặn mất mãi mãi) lên trời (là của cải hoàn toàn đáng tin cậy và được Đức Chúa Trời bảo đảm và của cải này sẽ đến sớm để mãi mãi thay thế nền kinh tế dưới đất). Sự tiên báo tài chánh của Đấng Christ cho thế gian thật ảm đạm - Nhưng Ngài không ngần ngại cho biết đầu tư trên trời, nơi mọi chỉ số thị trường đều dương đời đời và có chiều hướng lên giá. Chẳng có gì sai với tiền dưới đất miễn là bạn hiểu được giới hạn của nó. Nhận biết giá trị tạm bợ của nó chắc có ảnh hưởng cấp tiến đến chiến lược đầu tư của bạn. Tích lũy tài sản kếch sù dưới đất mà bạn không thể cầm giữ lâu được là đồng nghĩa với việc trữ tiền dưới đất mặc dù bạn biết tiền đó sẽ ra vô giá.

Theo Chúa Jesus, thâu trữ của cải dưới đất không chỉ đơn thuần sai mà dại.

MỘT TÂM TRÍ CỦA CẢI

Chúa Jesus không chỉ cho chúng ta biết chỗ không nên trữ của cải. Ngài còn cho lời khuyên đầu tư tốt nhất mà bạn đã từng nghe: “Các ngươi hãy thâu trữ của cải trên trời” (Mathiơ 6:20).

Nếu bạn ngưng đọc sớm quá, bạn sẽ cho rằng Đấng Christ chống lại việc chúng ta thâu trữ của cải cho chính chúng ta. Không, Ngài hoàn toàn tán thành! Đúng ra, Ngài mệnh lệnh điều đó. Chúa Jesus có toan tính của cải. Ngài muốn chúng ta thâu trữ của cải. Ngài chỉ bảo chúng ta thôi trữ của cải ở chỗ sai và nên bắt đầu tích của cải đúng chỗ!

“Thâu trữ cho chính các ngươi. ” Điều đó há không có vẻ lạ sao khi Chúa Jesus lệnh chúng ta làm điều đó cho lợi ích tốt nhất của chúng ta? Đó không ích kỷ sao? Không. Đức Chúa Trời trông mong và mạng lệnh chúng ta hành động cho lợi ich riêng nhưng được soi dẫn. Ngài muốn chúng ta sống làm vinh hiển Ngài, và điều gì vinh hiển Ngài là tốt cho chúng ta. Như John Piper đã nói: “Đức Chúa Trời vinh hiển nhất trong chúng ta khi chúng ta thỏa lòng nhất trong Ngài.”

Đức Chúa Trời trông đợi chúng ta hành động cho lợi ích riêng nhưng được soi dẫn

Khi chúng ta theo đuổi lợi riêng trên chi phí của người khác là vị kỷ. Nhưng Đức Chúa Trời không có số của cải giới hạn để phân phát. Khi bạn trữ của cải cho chính bạn trên trời thì sẽ không giảm của cải có sẵn cho những người khác. Thực ra, nhờ hầu việc Đức Chúa Trời và những người khác mà chúng ta thâu trữ của cải trên trời. Mọi người đều được; không ai mất.

Chúa Jesus đang nói đến vui mừng bị hoãn lại. Người lữ khách tìm được của cải trong đám ruộng trả một giá cao hiện tại bằng cách trút bỏ tất cả có được - nhưng chẳng bao lâu anh lại được của cải quá chừng. Hễ chừng nào mắt anh còn chăm xem của cải đó, thì chừng đó anh còn vui mừng hy sinh một thời gian ngắn. Sự vui mừng hiện diện, vì thế sự sung sướng hoàn toàn không còn hoãn lại. Vui mừng hiện tại đến từ việc trông đợi vui mừng ở tương lai.

“Của cải trên trời” là gì? Nó bao gồm quyền hành (Luca 19:15-19), gia tài (Mathiơ 19:21), và khoái lạc (Thi thiên 16:11). Chúa Jesus hứa rằng hễ ai hy sinh trên đất sẽ nhận “trăm lần hơn” trên trời (Mathiơ 19:29). Nghĩa là 10.000 phần trăm - thật một sự đổi lại quá mức!

Dĩ nhiên, Đấng Christ là tài sản cao qúi nhất của chúng ta. Mọi thứ khác mờ nhạt khi so sánh với Ngài và với sự vui mừng nhận biết Ngài (Philip 3:7-11). Về con người, Chúa Jesus là tài sản hàng đầu của chúng ta. Về địa danh, thiên đàng là tài sản hàng thứ hai của chúng ta. Tài sản và những phần thưởng đời đời là tài sản hàng ba của chúng ta. (Bạn sống cho ai? Bạn sống vì nơi nào? Bạn sống vì tài sản nào?)

“Hãy thâu trữ cho bạn của cải trên trời.” Tại sao? Vì đó là đúng? Không chỉ thế mà còn khôn vì những của cải này tồn tại. Chúa Jesus tranh luận đến điều tận cùng nhất. Lời Chúa Jesus không phải là một sự kêu gọi cảm xúc; mà đó là một sự kêu gọi hợp lý: Hãy đầu tư vào những gì có giá trị đời đời.

Bạn sẽ không bao giờ thấy người chết mang theo vật dụng gia đình? Tại sao? Vì bạn không thể đem chúng đi cùng.

Chớ sợ khi người nào trở nên giàu có,

Lúc sự vinh hiển nhà người ấy tăng lên;

Vì khi ngươi chết chẳng đem đi gì được,

Sự vinh hiển cũng không theo ngươi xuống mồ mả đâu.

(Thi Thiên 49:16-17)

John D. Rockerfeller là một trong những người đàn ông giàu có nhất đã từng sống. Sau khi ông qua đời, có người hỏi nhân viên kế toán của ông: “ Ông John D. Rockerfeller để lại bao nhiêu tiền?” Lời đáp lại lấy làm khuôn mẫu: “ Ông để lại... tất cả. ”

Randy Alcorn(Nguyên tắc của cải)