Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 130

Hội Thánh Bạn Có cần Thay Đổi cấu Trúc Không?

Tại sao có 95% hội thánh trên khắp thế giới không bao giờ phát triển vượt quá con sốù 300? Tôi tin rằng bởi vì cơ cấu tổ chức của những nơi đó đã giữ hội thánh không thể tăng trưởngï trên giới hạn này. Kinh Thánh Hê-bơ-rơ 8:13b tỏ ý như sau, "Cái gì cũ kỹ già nua thì hiển nhiên sẽ sớm tiêu mất đi". Làm sao để quí vị biết rằng đang có một cấu trúc không thích đáng trong Hội thánh mình? Có ba triệu chứng của một cấu trúc không phù hợp:

1. Tăng trưởng cao nguyên: Quí vị không còn phát triển hơn nữa song cứ ở nguyên một con số từ năm này sang năm khác. Đó là một dấu chỉ rõ ràng của một cơ cấu tổ chức sai lạc đang có trong hội thánh của quí vị. Cấu trúc không là nguyên nhân cho sự tăng trưởng của Hội thánh, nhưng nó kiểm soát hai điều: tốc độ của sự phát triển và kích thước của sự gia tăng. Tăng trưởng cao nguyên nói lên một điều gì sai lạc trong tổ chức.

2. Xung khắc nội bộ: Sự xung đột nội bộ trong hội thánh quí vị thông thường là triệu chứng khiến cho quí vị phải chiến đấu về các quyết định. Có nghĩa: hiện tại Hội thánh đang có một thứ cấu trúc sai trong tổ chức.

3. Lãnh đạo nản lòng hay kém đức hạnh: Tôi đã được nói chuyện với hàng ngàn mục sư và những người lãnh đạo của các Hội thánh. Thật rõ ràng nguyên nhân hàng đầu gây nhức tim cho các tôi tớ Chúa là sự chiến đấu chống chỏi với một cấu trúc không để cho họ thực hiện những gì Chúa đã kêu gọi họ làm. Rất nhiều mục sư trở nên mệt mỏi trong chiến đấu chống lại hệ thống văn phòng và trong sự kháng cự với sức mạnh của cấu trúc điều hành. Một ít phe nhóm với một chút những tổ chức riêng và cái khung điều hành sai lạc đó sẽ làm thất thoát đi lòng nhiệt thành cũng như giết chết các khải tượng của quí vị mau hơn bất cứ điều gì khác.

Một cấu trúc được thay đổi thật sự khởi đầu bằng sự làm mới lại Hội thánh của quý vị. Có 4 loại đổi mới:

1. Cá nhân đổi mới: Cá nhân được đổi mới khi trái tim quí bạnï ủ ấm với Cứu Chúa Jesus. quý vị sẽ trở nên nhận biết hơn về sự hiện diện của Đấng Christ và đời sống quý vị đượcï đổ đầy với Đức Thánh linh. Luôn luôn phải có sự bắt đầu nơi con tim mình, trong tấm lòng của những người dẫn dắt, rồi trong trái tim của những người lãnh đạo khác, và kế đến là tấm lòng của mọi người. Cá nhân mới lại luôn luôn phải xảy ra trước nhứt. Nếu quí vị thay đổi Hội thánh nhưng thiếu tình trạng cá nhân đổi mới trong lòng người ta, sự việc sẽ không vững bền.

2. Hội chúng đổi mới: Hội chúng được đổi mới đến sau bước cá nhân đổi mới. Quí vị sẽ thấy thân thể của Đấng Christ bắt đầu ấm áp lại. Người ta bắt đầu yêu mến và thuận thảo với nhau. Sự tu bổ lại được thể hiện, tội lỗi được xưng ra, và các ngăn cách được bẻ gãy. Có sự liên hệ ấm cúng giữa mọi người trong một hội chúng đổi mới. Làm sao để biết khi nào hội thánh mình đang kinh nghiệm sự đổi mới? Dấu hiệu tuy ngộ nhĩnh song giản dị là sự ca hát trở nên tốt hơn trước! Mọi người hát nhiệt tình hơn khi Hôi thánh sinh động. Hội chúng trở thành bốc lửa, khi họ cảm biết sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong giờ thờ phượng.

3. Mục đích đổi mới: Đổi mới trong mục đích (hay sự truyền giáo) khi hội thánh bắt đầu nhận biết họ có một sứ mạng, một đối tượng, một mục đích. Đó là khi mọi người cùng nói, "chúng ta không ở đây để cứ mãi làm một nhóm người hưởng-phước. Chúng ta có một sứ mạng và được cứu cho một lý do". Hai loaiï đổi mới nói bên trên xãy đến với nhiều Hội thánh, nhưng không có kết quả nhiều từ đó, bởi vì chúng ta không đạt được bước ba và bốn. Tôi đã thấy nhiều Hội thánh phát triển lên đến 200 hoặc 250 người rồi xẹp trở lại. Rồi lại tăng tiến trong vài năm sau đó, nhưng tới mức 200 hoặc 250, họ lại rơi trở xuống. Tôi tin rằng họ đã thiếu các đổi mới ở bước ba và bước bốn.

4. Cấu trúc điều hành đổi mới: sau khi đã có cá nhân đổi mới, hội chúng đổi mới, và mục đích đổi mới, hiển nhiên Hội thánh bắt đầu phát triển. Nhưng khi Hội thánh khởi sự tăng trưởng, quý vị đương nhiên cần làm một thay đổi của cơ cấu tổ chức, bởi vì mình không thể đổ rượu mới vào trong bình cũ được. Nếu quí vị cứ muốn giữ cái vỏ cũ thì nó sẽ làm nghẹt sự lớn lên. Điều này đích thực đã xãy ra cho hàng ngàn hội thánh. Quí vị phải có cấu trúc đổi mới, bởi vì không có một sự thay đổi nào lâu bền mà không cần một cơ cấu điều hành sửa đổi cho thích ứng.

Không có mẫu cấu trúc làm việc nào có thể đắc dụng cho Hội thánh của quý vị mãi. Một lần tôi có dịp hỏïi Peter Drucker, người khai sinh ra phương pháp quản trị tân tiến, rằng bao lâu một cơ quan đang phát triển phải thay đổi lại sự tổ chức. Oâng nói, mỗi khi cơ sở đó đạt tới khoảng 45% của sự tăng trưởng. Lấy ví dụ Hội thánh Sađleback, trong 10 năm đầu chúng tôi phát triển tính trung bình được 47% trong một năm, có nghĩa là chúng tôi đã phải thay đổi cơ cấu làm việc vào mỗi năm! Chúng tôi đã phải tổ chức lại, tái phối trí các nhóm, và thử các kiểụ thay đổi qua những phương cách khác nhau. Chúa Jesus đã nói "Không ai đổ rượu mới vào bình cũ" (Lu-ca 5:37). Không gì có thể dãn ra được nếu không có một cấu trúc mềm dẻo, và như thế có nghĩa là quí vị phải thay đổi và làm thích dụng cấu trúc điều hành cho sự tăng trưởng. Chỉ khi đó, quý vị sẽ phá đổ các rào cản và tiếp tục tiến tới trước ngõ hầu hoàn thành khải tượng của Đức Chúa Trời giao phó. Ghi theo thuyết trình của Rick Warren