Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 143

Vua Phê-Đê-Ríc và Kẻ Tội Phạm

Chuyện kể về đại đế Phê-Đê-Ríc, nhà cai trị nước Phổ ở đông ngạn Đức quốc vào năm 1740 -1786, ngày nọ đi thăm một khám đường và nói chuyện với từng tù nhân. Ở đó có bất tận các chuyện kể về sự vô tội, do động lực lầm lẫn, và vì bị khai thác. Sau cùng nhà vua dừng lại tại phòng giam của một phạm nhân giữ yên lặng. "Này" vua Phê-Đê-Ríc gợi ý, "Ta chắc anh cũng là kẻ vô tội nữa phải không?" "Không, thưa Ngài, tôi không vô tội," người đàn ông trả lời. "Tôi có tội và đáng bị trừng trị." Vua quay sang người cai ngục và nói, "Kìa, hãy thả tên tiện dân này ra, trước khi nó làm hư thối hết cả mọi kẻ vô tội tốt đẹp tại nơi đây."

Dường như người có tội nhất thường nói lên sự vô tội của họ, hoặc tuyên bố rằng họ là nạn nhân của ai đó lạm quyền; đặc biệt trong xã hội ngày nay có quá nhiều người là "nạn nhân về tâm thần". Kẻ phạm tội mướn luật sư cố gắng chứng tỏ sự trong trắng cho mình và các luật sư biện hộ thường bóp méo sự thật hoặc ngụy tạo trọn vẹn những lời tranh cãi để mong đạt một bản án vô tội cho thân chủ của họ. Trong nhiều vụ án, chốn công đường đã trở thành những nơi tranh đua để xem ai có thể nói những lời dối trá lớn lao và đáng tin nhất! Nhân loại không thích chấp nhận bản chất tội lỗi của họ. Người ta thấy dễ chịu hơn nhiều khi bàn luận về "sự bất toàn, yếu đuối, lầm lỗi, và sai sót trong phán đoán." Những từ ngữ này được chấp nhận trong xã hội và hầu hết mọi người nhận định về mình với các loại đó. Con người tự nhiên dường như luôn gắn bó trong sự tự xưng nghĩa cho mình, bất cần tới sự thật. Và việc nhận biết trọn vẹn về sự có tội trước đấng Thượng Đế thánh khiết là một điều mà nhiều người tránh nghe. Tuy nhiên loại chân thật này là bước đầu cho tự do khỏi tội lỗi cùng sự phạm tội mà Đức Chúa Trời hằng trông đợi để dành cho bạn và đã được cung cấp trong cái chết của Chúa Cứu Thế. Loại thành thật này cũng là việc làm của Đức Thánh Linh, là Đấng mà Chúa Giê-Su nói rằng sẽ đến để "Khi Ngài đến thì sẽ khiến thế gian tự cáo về tội lỗi của nó, về sự công chính của Đức Chúa Trời, và về sự phán xét sẽ đến" (Giăng 16:8 NTL).

Cơ Đốc nhân không cần phải tuyên bố giả tạo về sự vô tội của họ, nhưng nên chân thành với Thượng Đế để nhận lãnh sự tha thứ và tẩy sạch tuyệt vời của Ngài theo như lời Kinh Thánh 1 Giăng 1:9-10: Còn nếu chúng ta xưng tội mình thì Ngài là thành tín và công chính để tha tội chúng ta và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác. Nếu chúng ta nói mình chẳng từng phạm tội, thì chúng ta gọi Đức Chúa Trời là kẻ nói dối và bày tỏ rằng Lời Ngài không ở trong lòng chúng ta." (bản NTL). Khi chúng ta xưng ra tội lỗi mình, "thì chúng ta có Đấng cầu thay ở nơi Chúa Cha, là Chúa Cứu Thế Giê-Su, Đấng công chính." (1 Giăng 2:1). Chữ "Đấng cầu thay" ở đây có nghĩa là "người nói lý lẽ cho một người khác trước mặt ông chánh án, tức là người biện hộ, là vị cố vấn bào chữa."

Thật là cảm tạ vì chúng ta có một Vị Luật Sư Biện Hộ vĩ đại nhất trong hoàn vũ! Ngài thắng trong mọi vụ kiện cáo, một cách xác thật! Bill Bright