Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 211

Sách Ghi Nhớ Của Đức Chúa Trời

Bấy giờ những kẻ kính sợ Đức Giê-hô-va nói cùng nhau, thì Đức Giê-hô-va để ý mà nghe; và một sách để ghi nhớ được chép trước mặt Ngài cho những kẻ kính sợ Đức Giê-hô-va và tưởng đến Ngài. Malachi 3:16

Tôi tin rằng điều khiến cho Đức Chúa Trời vui là khi được nghe chúng ta nói những lời phải lẽ. Và tôi nghĩ Ngài sẽ rất buồn nếu chỉ nghe chúng ta nói toàn điều xấu, phàn nàn, bới lỗi, hay vu khống; và đó cũng là nguyên nhân gây nên nan đề mình hơn là mình tôn vinh Ch́úa.

Hãy chỉ nghĩ về điều này thôi. Tôi và bạn có cơ hội để làm Chúa vui. Cách chúng ta có thể làm hãy tôn cao Ch́a trong câu chuyện của chúng ta nói. Ch́úng ta có thể bước đi như con cái của sự sáng, là muối và ánh sáng của thế gian, tôn cao danh Chúa với những người xung quanh. Hay chúng ta có thể tôn cao kẻ thù và công việc của nó.

Tôi nhớ rất rõ con người thật của tôi là thể nào trườc khi Chúa bày tỏ cho tôi những chân lý mà tôi đang chia xẻ cùng bạn trong quyển sách này. Lúc ấy tôi là một người rất tiêu cực và hay phê bình người khác. Tôi có thể bước vào một căn nhà của ai đó mới trang trí, thay vì khen những gì tốt đẹp mà họ đã làm, tôi lại chỉ để ý đến một khuyết điểm nhỏ ở giấy dán tường tại một góc, và thế rồi tôi đã nói "Ồ, chị phải sửa lại chỗ đó để coi cho được chứ". Tôi luôn như vậy, hoàn toàn không để ý đến những gì tốt đẹp đã có.

Gần đây, có người đã phát hiện ra nan đề của tôi. Điều này không hẳn là xấu, vì nếu chẳng ai chỉ cho tôi thấy nan đề của tôi trong cuộc sống thường ngày hay trong chức vụ tôi, thì chắc chúng tôi sẽ gặp khó khăn lắm.

Nhưng Ch́úa đã bày tỏ rằng tôi không thể đi vòng quanh mà tôn cao nan đề của mình, và rồi vẫn tiếp tục bước đi trong bình an và vui mừng. Dù đó là những nan đề trong đời sống và chức vụ, nó cũng không thể chúc phước, giúp đỡ, gây dựng hay khích lệ cho tôi hay cho một ai đó nếu tôi luôn nói những điều tiêu cực.

Điều đó không có nghĩa là tôi phớt lơ đi những nan đề và không bao giờ đối phó với nó. Nhưng điều đó chỉ có nghĩa là tôi phải giữ nó trong một nơi riêng biệt.

Bây giờ, cho dù thấy những khuyết điểm ở bất kỳ ngôi nhà mới nào tôi đặt chân đến, tôi cũng sẽ không chú tâm đến chúng. Thay vào đó, tôi sẽ nói như thế này "Ồ, tôi thích tấm thảm của chi lắm". Tôi sẽ tìm những lời để nói trong tin thần tích cực và khích lệ. Rồi sau đó, trong chỗ riêng tư tới bạn, tôi mới nói những khuyết điểm. Đó là cách bạn đối phó với những khó khăn mà bạn cảm xúc mỗi ngày. Kinh thánh nói rằng Đức Chúa Trời đang lắng nghe và tìm nh̀n xem cách bạn xử trí với chính mình trong hoàn cảnh bạn đối diện.

Khi các thám tử trở về sau cuộc do thám với những thông tin về miền đất mà Chúa đã hứa cho. Họ nói về những dân bản xứ như dân Amaléc, dân Hêtít, Giêbusít, và Amôrít. Mỗi giống dân ở đây tiêu biểu cho mỗi nan đề khác nhau của dân Y-sơ-ra-ên. Đó là lý do tại sao mười thám tử đã báo cáo "Vâng, đó thật là vùng đất đượm sữa và mật, nhưng..." Nhưng những từ "nhưng" này luôn đẩy chúng ta vào nan đề.

Chính mười vị thám tử này đã làm bối rối hàng triệu dân Y-sơ-ra-ên đang chờ quyết định để được vượt sông Giô đanh và tiến chiếm đất hứa. Nhưng khi nghe bản tường trình xấu đó, dân sự dường như bị lây lan tinh thần của mười thám tử, và rồi họ bắt đầu lằm bằm, nghi ngờ, va sợ hãi...

Như trong câu 30, Ca-lép nhận thấy được điều đang xảy ra, lập tức ông đứng lên và cố làm cho dân sự nín lặng, ông đã cam đoan cùng họ rằng chúng ta hãy đi lên và chiếm xứ đi, vì chúng ta sẽ thắng hơn dân xứ đó.

Thay vì lắng nghe bản tường trình thật tốt của hai thám tử Ca-lép và Giô-suê, dân sự đã nghe theo bản báo cáo xấu của mười người kia.

Mỗi ngày chúng ta đều có cơ hội để đưa ra báo cáo tốt lẫn xấu, tôn ngợi Chúa hay tôn cao kẻ thù. Vì thế Chúa đã ban cho chúng ta sứ điệp này từ Lời Ngài, hầu cho chúng ta biết cách sử dụng môi miệng để nói.

Truyền đạo 3:1,7 Phàm sự gì có thì tiết; mọi việc có kỳ định. Có kỳ xé rách, và có kỳ may; có kỳ nín lặng, có kỳ nói ra. Như chúng ta thấy, trong đoạn này của sách Truyền đạo, mọi sự đều có kỳ của nó. Điều đó nghĩa là, có lúc chúng ta đối phó với nan đề, nhưng cũng có lúc chúng ta phải gát nan đề sang một bên. Có lúc nên chỉ miếng giấy dán tường bị hở, nhưng có lúc không được nói ra.

Thật khôn ngoan nếu chúng ta biết được khi nào nên nói và khi nào nên yên lặng. Nhưng thông thường, lúc nào cũng là lúc nên thúc giục và khích lệ người khác.

Mark Twain đã từng nói có thể sống trong năm tháng với lời khen ngợi. Tôi tin là đúng vì mọi người đều như thế.

Ma quỷ đang làm công việc vĩ đại là xé nát và vùi dập mọi người. Nó không cần sự giúp đỡ của chúng ta. Chúng ta cần đứng về phía Chúa, chứ không phải phía ma quỷ.

Đó là một phần trong số những nan đề của chúng ta. Bản chất hư hoại tự nhiên của chúng ta có khuynh hướng về điều xấu , muốn tìm mỗ xẻ nơi người khác. Nhưng bản chất mới của chúng ta lại muốn chúc phước cho người khác và tôn cao Chúa.

Joyce Meyer