Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 361

Sự Thịnh Vượng là Một Ân Phúc

Chúng ta lưu ý là Chúa Giê-su đã trở nên nghèo vì cớ chúng ta để bởi sự nghèo của Ngài chúng ta có thể trở nên giàu có (2Côrinhtô 9:8) Đức Chúa Trời có thể ban cho anh chị em mọi ân phúc dồi dào để anh chị em luôn luôn được đầy đủ trong mọi sự lại còn dư dả để làm mọi việc lành.

Phaolô gọi sự thịnh vượng là một ân phúc. Hãy lưu ý Kinh Thánh không bao giờ gọi sự thịnh vượng là một sự rủa sả. Phaolô cũng nói, "Đức Chúa Trời có thể khiến mọi ân phúc dư dật trên anh em... " Phaolô không nói rằng sự thịnh vượng sẽ xảy ra cách tự động. Ông nói Đức Chúa Trời có thể. Tương tự Đức Chúa Trời có thể và muốn cho mọi người được cứu, nhưng chúng ta vẫn phải tiếp nhận sự cứu rỗi. Nhiều người nói, "Đồng ý, nếu Đức Chúa Trời muốn tôi thịnh vượng, Ngài sẽ làm điều đó." Nói vậy chẳng khác gì nói, "Nếu Đức Chúa Trời muốn tôi được cứu, Ngài sẽ cứu thôi." Dù có nghĩ như thế người ta vẫn phải chết và đi xuống địa ngục. Không phải vậy, chúng ta phải làm một điều gì đó để bước đi trong phước lành của Đức Chúa Trời.

Suy Nghĩ Dư Dật

Một trong những cách để bước đi trong phước hạnh của Đức Chúa Trời xét về sự thịnh vượng là bắt đầu suy nghĩ giống như Chúa nghĩ. Viết cho những người Côrinhtô, Phaolô nói, "Chúng ta có cùng một linh đức tin theo như Kinh Thánh đã chép, "Tôi tin nên tôi nói... " (2Cô 4:13). Bạn có lưu ý là Phaolô không nói, "Chúng ta có cùng một "nguyên tắc đức tin" hay "cùng một giáo lý đức tin" không ? Đừng hiểu lầm tôi, sự dạy đỗ về đức tin hết sức cần thiết, nhưng như một người đã nói, "Có thể dạy các nguyên tắc đức tin, nhưng linh đức tin thì phải nắm bắt mới được."

Trong lĩnh vực thịnh vượng cũng không có gì khác. Biết những nguyên tắc thịnh vượng và sắp đặt nó theo thứ tự ngăn nắp là một chuyện. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta sống trong sự thịnh vượng. Chúng ta cần nắm bắt linh thịnh vượng.

Thật ra, linh thịnh vượng sẽ khiến chúng ta nghĩ giống Chúa nghĩ. Đức Chúa Trời nghĩ rất vĩ đại. Chẳng hạn, nếu có ai đó nói từ "nước" chúng ta có thể nghĩ về ly nước. Nhưng khi Đức Chúa Trời nghe từ "nước" Ngài nghĩ đến ao hồ, kênh rạch, sông ngòi và đại dương trên đất. Điều gì xảy ra khi chúng ta nghe từ "gỗ" ? Chúng ta nghĩ về cái bàn. Nhưng khi Đức Chúa Trời nghe từ "gỗ" Ngài nghĩ về tất cả các loại cây trong rừng khắp trên thế giới này. Đã đến lúc chúng ta hãy nghĩ như Đức Chúa Trời nghĩ.

HộI Thánh đã có suy nghĩ nghèo thiếu quá lâu. Trước khi tôi bước vào chương trình của Chúa cho cuộc đời tôi, tôi có một vài dự định của riêng tôi, nhưng tôi không nghĩ tới chuyện bị bệnh hoạn, nghèo thiếu và đáng thương. Nói vậy không có ý nói rằng hội thánh nên bị ám ảnh về tiền bạc. Tiền bạc có thể hoặc là động cơ chúng ta hoặc là ưu tiên hàng đầu của chúng ta. Điều mà chúng ta phải nhận biết là hội thánh thoát ra khỏi suy nghĩ nghèo thiếu và bước vào suy nghĩ dư dật. Chúng ta sẽ phải có nhiều điều theo cách của Đức Chúa Trời nếu chúng ta muốn thấy thế gian được cứu. Điều đó cũng không có nghĩa là chúng ta phải phung phí; mà chỉ có nghĩa là chúng ta làm việc đúng cách. Cũng có nghĩa là hội thánh nên sửa ngay lối suy nghĩ và lột bỏ quá khứ khi nghĩ về sự thịnh vượng.

Đức Chúa Trời muốn chúng ta có dư dật, chứ không phải có vừa đủ, để làm mọi việc lành. Định nghĩa của Đức Chúa Trời về sự thịnh vượng là một sự cung cấp dư dật. Bản dịch Hiện Đại của 2Côrinhtô 9:8, "Đức Chúa Trời có thể ban cho anh chị em mọi ân phước cách dư dật, để anh chị em luôn được đầy đủ mọi mặt, hầu anh chị em có thể chia sẻ một cách rời rộng trong các công tác từ thiện." Định nghĩa Đức Chúa Trời về sự thịnh vượng là chúng ta dư dả để làm mọi việc lành.

Sự thịnh vượng không được cung ứng để chúng ta có dư dật cho chính mình. Phaolô nói trong Philíp 4:17, "Ấy không phải tôi cầu mong quà biếu, nhưng cầu mong kết quả dồi dào cho tài khoản của anh chị em". Bạn có bao giờ để ý bông trái (kết quả) thì có hai phần ? Hoa quả có một phần để ăn và một phần để trồng. Vì thế Phaolô nói chúng ta có một điều gì đó mang lại ích lợi cho chúng ta và chúng ta có một điều gì đó để gieo vào mọi việc lành.

Điều gì xảy ra khi chúng ta gieo hạt giống ? Nó sẽ sinh sôi nảy nở. Điều đó có nghĩa là chúng ta càng có thêm để ăn và có thêm để gieo. Đức Chúa Trời không vận hành theo nguyên tắc khấu trừ hay cộng vào; Ngài vận hành theo nguyên tắc nâng cấp. Chúng ta cần hiểu Đức Chúa Trời muốn ban phước chúng ta không phải để chúng ta khoe chúng ta có bao nhiêu, mà để chúng ta thấy chúng ta sẽ dâng bao nhiêu.

Khả Năng Để Làm Giàu: Đức Chúa Trời bảo dân sự của Ngài trong Phục Truyền 8:18 Nhưng phải tưởng nhớ CHÚA, Đức Chúa Trời anh chị em vì chính Ngài đã ban cho anh chị em khả năng để tạo dựng sự nghiệp với mục đích thực hiện giao ước Ngài đã thề hứa với các tổ tiên.

Sự thịnh vượng là sáng kiến Đức Chúa Trời ! Chính Đức Chúa Trời ban chúng ta khả năng để làm giàu. Tôi tra cứu từ ngữ "khả năng" và tìm thấy nó cũng được dịch là "tài sản" hay "giàu có". Nếu chúng ta đọc Phục Truyền 8:18 với suy nghĩ đó, câu này nói, "Chính Ngài ban cho ngươi của cải để làm ra của cải." Nói cách khác, Đức Chúa Trời ban cho chúng ta của cải, hay điều gì đó để gieo - để chúng ta có thể có thêm của cải. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta hạt giống để gieo và khiến cho bông trái thêm dư dật vào tài khoản của chúng ta (Philíp 4:17).

Phục Truyền 8:18 nói điều gì khác nữa . với mục đích thực hiện giao ước Ngài đã thề hứa với các tổ tiên.

Câu này có nghĩa đôi. Trước hết, Đức Chúa Trời ban cho chúng ta khả năng làm giàu để Ngài có thể thực hiện giao ước của Ngài cho chúng ta. Sự thịnh vượng là phần quan trọng của giao ước Đức Chúa Trời với con người. Không có phước hạnh thịnh vượng, giao ước của Đức Chúa Trời sẽ không được thiết lập đầy đủ trong đời sống chúng ta.

Thứ hai, Đức Chúa Trời ban cho chúng ta khả năng để đoạt của cải để Ngài có thể thiết lập giao ước Ngài qua chúng ta, tức giúp chúng ta đủ sức đem Phúc Âm đến cho thế giới. Khi Đức Chúa Trời làm cho chúng ta thịnh vượng, Ngài thiết lập giao ước của Ngài. Nên để Đức Chúa Trời thiết lập đầy đủ giao ước của Ngài cho chúng ta, Ngài làm cho chúng ta được thịnh vượng.

Thi Thiên 35:27 nói, "Nguyện những kẻ vui mừng cho [chính nghĩa] sự công chính của tôi sẽ reo hò vui vẻ. Nguyện họ luôn luôn tung hô : CHÚA vĩ đại thay ! Ngài vui thích ban sự hưng thịnh cho tôi tờ Ngài." Chính nghĩa công chính của Đức Chúa Trời là gì ? Thế gian, các quốc gia và các dân ngoại - những người hư mất. Đức Chúa Trời phán, "Hãy cầu xin Ta, Ta sẽ ban cho các nước làm cơ nghiệp, và toàn thể quả đất làm tài sản" (Thi Thiên 2:8).

Nửa phần sau của Thi Thiên 35:27 nói, "Nguyện họ luôn luôn tung hô: CHÚA vĩ đại thay ! Ngài vui thích ban sự hưng thịnh cho tôi tớ Ngài." Đức Chúa Trời vui thích sự thịnh vượng của chúng ta ! Chúng ta có để ý đến các đầy tớ của Chúa không ? Hãy để ý trong câu 27, từ "tôi tớ" là số ít. Ngài muốn ban phước cho từng cá nhân với phước hạnh của sự thịnh vượng. Giống như cái ống nước - nước có thể chảy ra từ cuối ống nước để tưới rau tưới vườn, nhưng đang khi nước chảy qua thì ống nước cũng bị ướt. Khi Đức Chúa Trời dùng chúng ta làm ống dẫn phước lành, chúng ta cũng được phước.

Linh thịnh vượng đang đến với hội thánh trong những ngày cuối cùng này. Đức Chúa Trời đang cố gắng chuyển giao sự thịnh vượng kếch sù cho hội thánh để chúng ta có đủ để thu hoạch mùa gặt mà Ngài mong đợi. Nếu Đức Chúa Trời có thể khiến cho sự thịnh vượng chảy qua chúng ta, Ngài sẽ đem sự thịnh vượng đến với chúng ta.

Mark Brazee