Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 367

Một Mẫu Mực Của Sự Phục-Vụ

"Vậy, nếu anh chị em có điều khuyến khích nào trong Chúa Cứu Thế, có điều an ủi nào từ tình yêu thương, có sự thông công nào với Thánh Linh, có lòng dịu dàng và thương xót nào, xin anh chị em hãy hiệp ý với nhau, cùng một tình yêu thương, đồng tâm, nhất trí để tôi được vui mừng trọn vẹn. Đừng làm điều gì vì tham vọng ích kỷ hoặc hư vinh nhưng hãy khiêm tốn, coi người khác hơn mình. Mỗi người trong anh chị em chớ tìm lợi riêng cho mình nhưng hãy chú trọng đến lợi ích của người khác nữa. Hãy có cùng một tâm tình như Chúa Cứu Thế Giê-xu đã có. Vì Ngài vốn có bản thể Đức Chúa Trời nhưng không coi sự bình đẳng với Đức Chúa Trời là điều phải nắm giữ. Nhưng chính Ngài tự bỏ mình, mang lấy bản thể của một tôi tớ, trở nên giống như loài người, có hình dạng như một người." (Phi-líp 2:1-7)

Chúa Giê-su đã thách đố thế gian trong sự trông đợi một đấng thần thánh. Nhiều người Do-thái vào thời đó đã tìm kiếm một quân vương đầy quyền năng để giải-phóng họ bằng cách chinh-phục người La-mã. Họ đã chuẩn-bị để thờ-phượng một đấng Cứu-thế như vậy. Song ngược lại, đấng Giải-cứu lại là một người khiêm cung sẵn sàng để rửa những bàn chân dơ bẩn mà không cần suy xét. Trong khi Đấng Cứu-thế Giê-su có thể xua tan quân La-mã ra khỏi lãnh thổ và được vinh quang như một nhà cai trị trên mặt đất, thì Ngài vẫn rõ ràng về lý-do để Ngài có mặt nơi đây: Ngài đến để phục-vụ, không phải để được phục-vụ (Ma-thi-ơ 20:28 – "Ấy vậy, Con người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người."). Sự thực là Phao-lồ đã liên hệ về Chúa Giê-su như một người làm công hạng chót nhất, là kẻ tôi đòi. Loại công nhân này phụ trách cho mọi việc làm thấp hèn trong nhà kể cả các việc rửa chân.

Chúa Cứu-thế đã đến thế-gian này để sẵn-sàng làm bất cứ việc gì cần thiết hầu chuyển động lòng người ta hướng đến một hiểu biết về sự giải cứu của Ngài. Ngài đánh giá từng mỗi linh-hồn. Xa-chê, người thu thuế bị khinh rẻ, đã nhận được tinh-yêu và sự lưu ý của Ngài cũng y như vị quan quyền trẻ tuổi hay cấp lãnh đạo Pha-ri-si là Ni-cô-Đem đã nhận được (Xem kinh-thánh, Lu-ca 18:28-25, 19:1-10, và Giăng 3:1-8). Chúa Giê-su cũng đã để thì giờ tiếp xúc với những con người thuộc vòng thấp kém nhất trong bậc thang xã-hội, chữa lành người bệnh cùng kẻ khổ đau, và nói chuyện với các con trẻ. Cuộc đời của một đầy tớ không còn sống vì mình nhưng tốt hơn là chú tâm vào Đức Chúa Trời và công việc của Ngài.

Kinh-thánh kêu gọi chúng ta phục vụ Đức Chúa Cha theo trong dấu chân của Giê-su. Tín nhân sẽ không bao giờ gọi Chúa Giê-su là yếu đuối, nhưng có lẽ chỉ những con người chạy theo các loại thành công của thế-gian mới nói như vậy. Bạn có sẵn sàng để thách thức ý tưởng học biết về quyền năng bằng cách chấp nhận một vị trí khiêm tốn của người tôi tớ không?

Dr Charles Stainley (dch)