Trang Chủ :: Chia Sẻ

Trang Đầu | Mục Lục | Ngược Lại | Theo Thứ Tự ABC | Ngược Lại và Theo Thứ Tự ABC | Hướng Dẫn

cho tôi chia xẻ niềm tin

Đỗ Lê Minh

Trong sách này, tác giả dựa vào những kinh nghiệm và bối cảnh lịch sử của người Việt Nam để trả lời những câu hỏi như sau:

Giê-xu là ai?

Tin Lành là gì?

Làm sao đến với Tin Lành?

Người Tin Lành có bỏ ông bỏ bà hay không?

Kinh Thánh có đáng tin hay không?

Khoa học có nghịch lại với niềm tin hay không?

Đức Thánh Linh là ai?

Tiến sĩ Đỗ Lê Minh hiện là Giáo Sư ngành Quản Trị Xí Nghiệp tại California State University, Fullerton. Là một khoa học gia, tác giả chứng tỏ rằng niềm tin vào Đấng Cứu Rỗi không phải là một niềm tin mù quáng, nhưng dựa trên căn bản luận lý vững vàng.

In this book, entitled Let Me Share What I Believe, the author uses the Vietnamese experiences and examples to answer questions such as:

Who is Jesus?

What is the Gospel?

How can one believe?

How about the national tradition?

Why is the Bible reliable?

Do science and Scripture conflict?

Who is the Holy Spirit?

Dr. Do Le Minh is a professor of Management Science at the California State University, Fullerton. As a scientist, he proves that becoming a Christian is a very rational decision.

All rights reserved. No part of this book may be reproduced, transcribed, used used in any form or by any means – graphic, electronic, or mechanical, including photocopying, recording, taping, Web distribution, or information storage and/or retrieval systems – without the prior written permission of the author.

© Do Le Minh. dminh@fullerton.edu.

Lời mở đầu

Trước kia, khi chưa biết rõ về Tin Lành, mỗi khi nghe nói đến đạo này, tôi vẫn cho rằng đây là đạo chuyên dạy con người ăn hiền ở lành. Mặc dầu tôn trọng tất cả những cố gắng nhằm nâng cao đời sống đạo đức của con người, tôi không chú ý đến Tin Lành, vì nghĩ rằng xưa nay đã có biết bao nhiêu nhà hiền triết, bao nhiêu lý thuyết gia nhắm vào mục đích này, nhưng có mấy ai thành công? Hơn nữa, lúc ấy tôi vẫn nghĩ mình đã theo đạo Phật; còn Tin Lành nếu chỉ dạy con người biết sống cho đẹp lòng nhau, thì có gì khác hơn đạo Phật, hay những đạo khác? “Đạo nào cũng tốt, cũng dạy con người ăn hiền ở lành” là quan niệm của hầu hết người Việt Nam, và tôi từng đồng ý với quan niệm đó.

Một lý do nữa khiến lúc đó tôi không mấy quan tâm đến Tin Lành là vì tôi đã mất tin tưởng một phần nào vào các tổ chức tôn giáo. Có lẽ như nhiều người khác, tôi đồng hóa động từ “theo đạo Tin Lành” với “gia nhập tổ chức Tin Lành” cũng như “theo đạo Phật” với “gia nhập tổ chức Phật Giáo.” Tôi đoán, cũng như các tôn giáo khác, Tin Lành cũng có một hệ thống giai cấp, và càng leo lên nấc thang tổ chức càng cao thì càng “đắc đạo.” Thế mà, sau khi quan sát hành động và thái độ của một vài bậc lãnh đạo tôn giáo, tôi cảm thấy thật thất vọng. Đôi khi, thất vọng chỉ vì thấy họ cũng không khác chi người thường.

Từ thất vọng, tôi đi đến chỗ nghi ngờ giá trị của tôn giáo. Vào Tin Lành, hay một đạo nào khác, tôi có được lợi gì hơn là chỉ để leo lên một hệ thống giai cấp do con người đặt ra? Có thể tiêu chuẩn tiến thân trong các tổ chức tôn giáo khác với tiêu chuẩn tiến thân ngoài đời: ngoài đời ta cần sự thông minh, tài tháo vát..., còn trong tôn giáo, ta cần một đời sống đạo đức, một lòng tuân phục hiến dâng. Nhưng thiển nghĩ, trên căn bản, cả hai vẫn là một: các mỹ đức phải được phô bày, các thành quả phải được người khác công nhận và nhờ đó mới nhận được phẩm trật cao cả. Điều khó là làm sao ta có thể biết được mặt trái của con người, làm sao ta có thể đọc những ý tưởng xấu xa thầm kín, được che đậy sau những lời nói ngọt ngào êm dịu. Và dù cho ta có thể thấy rõ mặt trái của con người, thì những điều các tổ chức tôn giáo đem lại phỏng có giá trị gì hơn những điều xã hội cung hiến? Phải chăng các tổ chức tôn giáo chỉ là sản phẩm của con người nhằm thay thế một cách tế nhị giai tầng xã hội bên ngoài?

Tôi biết tôi quá khắt khe khi nhìn các tổ chức tôn giáo như vậy. Tôi công nhận rằng bất cứ tổ chức nào cũng có những “con sâu làm rầu nồi canh” và hành vi của những “con sâu” này thường được lưu ý, phê bình và đồn đãi nhiều hơn những hành động tốt âm thầm của những kẻ thật lòng. Tuy nhiên, dù ý thức điều đó, tôn giáo vẫn không quyến rũ tôi được.

Tôi muốn thấy tôn giáo chú tâm dạy con người phương cách vượt lên trên thân phận làm người, và các tổ chức tôn giáo chỉ là một phương tiện để nâng đỡ, khuyến khích hay nhiều lắm là một ông thầy. Trong lãnh vực tôn giáo, mỗi cá nhân phải đơn thân lầm lũi, âm thầm bước đi đến đích bằng sự cố gắng và khả năng của chính mình.

Điều tôi thấy không ổn qua cái nhìn này là nếu mục đích nhắm đến là một cái gì cao xa diệu vợi thì, với khả năng hạn hẹp của con người, chúng ta không thể nào đạt được. Còn nếu mục đích nhắm đến chỉ là một cái gì tầm thường như chức tước trong các tổ chức đã bàn trên thì không đáng cho chúng ta bận tâm.

Thử lấy một ví dụ: chúng ta được dạy rằng những nấc thang đưa đến Thiên Đàng chính là những điều thiện ta làm. Nếu Thiên Đàng thật sự là một nơi đầy vinh hiển cao sang, không còn nước mắt và khổ đau, thì có ai dám nói rằng mình đã làm đủ điều thiện để có thể vào đó? Hơn nữa, thế nào mới gọi là đủ? Ban phát vài triệu đô-la hay chỉ lâu lâu bố thí ít quần áo cũ cho người nghèo? Tôi e rằng nếu thật sự nhìn vào những hành động của mình, chúng ta còn phải nghi ngờ không biết mình có xứng đáng được sống trên thế gian này hay không.

Đã thế, nếu chúng ta cộng điểm khi làm việc thiện thì cũng phải trừ điểm khi phạm điều ác. Hành vi độc ác sẽ là con mối gậm nhấm nấc thang đưa chúng ta đến Thiên Đàng, và ý tưởng xấu xa sẽ là những bãi lầy làm chúng ta càng lún sâu vào tăm tối. Tôn giáo nhắm đến mục đích cao xa nhưng lại dựa vào khả năng hạn hẹp của mỗi cá nhân chỉ làm cho những kẻ biết mình càng thêm ngao ngán xót xa.

Có cái nhìn về Tin Lành, hay tôn giáo nói chung, như vậy mà cuối cùng tôi lại viết cuốn sách này. Vì khi biết rõ về Tin Lành, tôi khám phá ra rằng Tin Lành không phải chỉ chú tâm dạy con người ăn hiền ở lành, cũng không phải là một tổ chức trên đời, hay là một ông thầy vạch con đường để ta phải âm thầm tự bước đi. Tôi khám phá ra rằng bước vào Tin Lành là bước vào một mối tình, hay đúng hơn là hàn gắn lại được mối tình đã có lần tan vỡ.

Phần một

  1. GIÊ-XU KHÔNG LÀ MỘT VĨ NHÂN
  2. NGÀI HÀNH ĐẠO...
  3. ... VÀ SỐNG LẠI
  4. TÔI TỘI, TỐI, TỒI
  5. TÌNH YÊU THIÊN CHÚA
  6. ĂN NĂN VÀ TIN
  7. NHƯNG …
  8. KINH THÁNH
  9. KHOA HỌC
  10. VỀ TỪ TRÊN ĐÓ
  11. ĐỨC THÁNH LINH
  12. NHỮNG ĐIỀU KHÓ HIỂU